Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

 

Lịch sử blog Việt (cập nhật năm 2014)

Đoan Trang tại Đoan Trang - 4 tuần trước
*2010-2013* *2014* *2/1:* Báo Tuổi Trẻ khởi đăng loạt bài bốn kỳ “40 năm hải chiến Hoàng Sa”, tác giả Quốc Việt và Trần Nhật Vy. Cả báo chính thống (Thanh Niên, Tuổi Trẻ) lẫn truyền thông độc lập (Dân Làm Báo và các trang cộng đồng trên Facebook) đều mở chuyên đề tưởng niệm 40 năm cuộc huyết chiến (18/1/1974). *7/1: *Tại phiên xử Dương Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines), bị cáo Dương Chí Dũng khai đã được chính Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ mật báo tin bị “Thủ tướng chấp thuận lệnh khởi tố bắt tạm giam”. Hơn một tháng sau, tối 18/2, Phạm Quý Ngọ mấ... thêm »

 

Những câu hỏi và trả lời đơn giản nhất về nhân quyền

Đoan Trang tại Đoan Trang - 1 tháng trước
- *Nguyễn Huyền Trang* *(Luật Khoa tạp chí) Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12) năm nay, mời các bạn cùng Luật Khoa tạp chí tìm hiểu những điều căn bản nhất về nhân quyền, thông qua những câu hỏi và trả lời đơn giản nhất: Nhân quyền là gì? Tại sao cần hiểu về nó? Có thể chăm lo cho quyền này trước, gác quyền kia lại sau không? v.v.* *Nhân quyền là gì?* Như chính cái tên gợi ra, nhân quyền là quyền được sống như một con người. Đó không phải là những quyền mà một người kiếm được, được ban cho, hay được kế thừa từ người khác. Chúng là những quyền cố hữu, cơ bản mà một người nghiễm ... thêm »

Cú rớt đài của bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.

Buôn Gió.
Giữa năm 2014 vị thế của Phạm Quang Nghị lên cao, đây là thời điểm vụ trong án Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ đang thu hút dư luận tạo thành một vòng xoáy khốc liệt khiến nhiều lãnh đạo cao cấp khác bị cuốn vào.
Tranh thủ thời điểm các đối thủ khác trong vòng xoáy ấy, bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đẩy mạnh những hoạt động để vận động quảng bá hình ảnh của mình cho chức TBT tương lại. Ông Nghị có chuyến đến thăm hàng loạt các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, một hành động rất hiếm mà các uỷ viên BCT người Bắc chưa mấy ai làm. Ngay cả TBT Nguyễn Phú Trọng cũng chưa làm điều đó trong nhiệm kỳ của mình.
Để cho các đối thủ phải sa đà thêm vào vòng xoáy Vinashin, khi mà lời khai của Dương Chí Dũng về một ông anh ở Bộ Công An chưa báo nào dám đăng. Thế đang giằng co, vờn nhau, bất ngờ tờ báo Hà Nội Mới nhận sự chỉ đạo của Hồ Quang Lợi, một đàn em thân tín của Phạm Quang Nghị đột ngột nêu đích danh tên tuổi tướng Phạm Quý Ngọ trong lời khai của Dương Chí Dũng.
Bài viết của báo Hà Nội Mới như một phát đại bác hỗ trợ phá toan bức màn phòng thủ của Phạm Quý Ngọ, khiến tiến trình vụ án được mở rộng, Phạm Quý Ngọ lọt vào vụ trọng án chờ kết luận. Rút cục Phạm Quý Ngọ chết bất ngờ do bệnh. 
Nếu không có bài báo của Hà Nội Mới, chắc chưa ai dám đụng đến Phạm Quý Ngọ.
Chiến dịch đánh tham nhũng ở Vinashin do Nguyễn Bá Thanh cầm đầu thật ra là thực hiện ý đồ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Hành động cho tờ HNM đăng tên Phạm Quý Ngọ là hành động mà Phạm Quang Nghị muốn bày tỏ sự trung thành của mình với TBT Nguyễn Phú Trọng. Mọi ý tưởng của Nguyễn Phú Trọng đưa ra đều được Phạm Quang Nghị hăng hái hưởng ứng thực hiện như cuộc lấy phiếu tín nhiệm quan chức Hà Nội các cấp trong thành uỷ cũng như uỷ ban NDTP.
Sau khi lấy lòng được Nguyễn Phú Trọng, nhận thấy quân đội là lực lượng mạnh trong cuộc tranh giành chiếc ghế TBT. Phạm Quang Nghị đã nắn cả một con đường thẳng thành hình chữ U để chạy qua khu dinh cơ của các tướng lĩnh quân đội tại Hà Nội. 
Bước tiếp theo Phạm Quang Nghị sang Hoa Kỳ trong vai trò mập mờ của một TBT tương lai, tặng cho thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ tấm hình vị thượng nghị sĩ này lúc bị bắt làm tù binh tại Hà Nội. Thông điệp mang tính nhục mạ này của Phạm Quang Nghị muốn nhắn nhủ rằng quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt không thể nào tốt đẹp được, nhắc nhở dư luận Mỹ - Việt luôn là kẻ thù. Một hành động gián tiếp để lấy lòng nước láng giềng Trung Quốc đang lo sợ lãnh đạo tương lai của Việt Nam sẽ xa rời 16 chữ vàng để tiến gần quan hệ chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ.
Những bước đi tiến tới chức TBT của Phạm Quang Nghị có thể tóm tắt các điểm sau.
- Giữ hình ảnh Hà Nội là một đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đi đầu trong việc thực hiện nghị quyết của BCT. Đoàn kết thân ái với các đảng bộ địa phương khác. Quan điểm thực hiện đường lối 16 chữ vàng trong bang giao Trung Việt. Cứng rắn với những hành vi khiến quan hệ Trung Việt xấu đi. Lợi dụng việc chống tham nhũng để chọc gậy bánh xe khiến các đối thủ khác phải sa vào vòng đấu đá, còn riêng mình ung dung nhàn nhã có thời cơ, uy tín tiếp cập chức TBT.
Ở vị trí quan chức Cộng Sản, việc kết bè cánh, tạo uy tín, gây chia rẽ đối thủ để tranh giành quyền lực là việc bình thường. Đây là đặc trưng nội bộ ĐCSVN không phải riêng gì một mình Phạm Quang Nghị. 
Nhưng điều không thể chấp nhận được ở Phạm Quang Nghị là để đạt được mục đích là TBT đã ra tay trấn áp những người yêu nước một cách thái quá để nhằm giành sự ủng hộ của Trung Quốc.  Hẳn ai cũng biết từ nhiều năm nay, chiếc ghế TBT Việt Nam luôn phải chịu chi phối từ phía Trung Quốc. Giá như Phạm Quang Nghị chọn con đường đã đi như Nông Đức Manh, Nguyễn Phú Trọng là bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc cũng là lẽ thường, nhưng đi quá mức lấy lòng Trung Quốc bằng cách thù hận những người yêu nước là việc khiến người đời phải lo ngại. 
Việc đi quá mức này chẳng hạn như báo Hà Nội Mới số ra ngày 19.9.2008 đưa bài ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu là tướng tài, có tâm, có lòng, quảng đại.
Thực tế Hứa Thế Hữu là tướng Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình tin cậy giao cho trách nhiệm tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam năm 1979 cùng với tướng Dương Đắc Chi. Là người am hiểu địa hình, quân đội Việt Nam Hứa Thế Hữu là tướng chính chủ lực cầm quân. Quân đôị của Hứa Thế Hữu đã tàn sát đàn bà, trẻ con dân tộc Viêtj Nam suốt 6 tỉnh biên giới, phá tan làng mạc, giết hại nhiều chiến sĩ, đồng bào ta. Mọi điều ấy đến trẻ con cũng biết. Thế nhưng một cơ quan tuyên giáo mạnh như thành uỷ Hà Nội có lẽ nào không biết.
Không phải họ không biết. Họ biết rõ nhân dân ta nghĩ gì nên họ dội gáo nước lạnh thẳng thừng nhằm nhục mạ tinh thần dân tộc của nhân dân ta một cách triệt để. Hàng ngày đài truyền hình Hà Nội từ năm này qua năm khác dưới thời Phạm Quang Nghị công chiếu liên miên những bộ phim Trung Quốc. Khiến cho thanh niên Việt Nam yêu văn hoá, con người, lãnh đạo Trung Quốc hơn yêu Việt Nam, hiểu văn hoá Trung Quốc hơn văn hoá Việt Nam.
Đặc biệt cảm thấy dùng các biện pháp chính quy không đủ, thành uỷ Hà Nội còn lập ra đội dư luân viên, xung kích trên mặt trận bảo vệ tư tưởng thân Tầu của mình. Đạo diễn và chỉ đạo đội xung kích này là thiếu tướng an ninh, phó giám đốc công an Thành phố Hà Nội Bạch Thành Đinh, trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội Hồ Quang Lợi và chỉ đạo chung là phó bí thư thành uỷ Tưởng Phí Chiến.
Trong cả nước, chỉ riêng có duy nhất Hà Nội là sử dụng đội ngũ xung kích dư luận viên này một cách chính quy và bài bản, có chiến lược. Đây là mô hình thí điểm để tương lai khi  Phạm Quang Nghị nắm chức TBT sẽ nhân rộng và phát triển cả nước.
Thành uỷ Hà Nội có mối kết thân mật thiết với thành uỷ Bắc Kinh, trong cuộc gặp gỡ trước đại lễ 1000 năm Thăng Long. Dưới danh nghĩa là giúp Hà Nội làm đại lễ thành công, thành uỷ Bắc Kinh đã cử một phái đoàn sang hướng dẫn cách làm đại lễ theo phong cách của Trung Quốc, sử dụng vật liệu, pháo hoa ( gây ra vụ nổ ở Mỹ Đình mà số người chết đến nay còn giấu kính )..của Trung Quốc và tài trợ một khoản tiền rất lớn. Một phần ngân sách để cho Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi, Bạch Thành Định thực hiên mô hình dư luân viên, xung kích lấy ra từ cái goi là chương trình hỗ trợ quan hệ hai thành uỷ thủ đô hai nước.
Chính vì mục đính chính trị và tiền bạc tài trợ từ phía Trung Quốc mà những kẻ chỉ đạo đôi ngũ Dư Luân Viên, xung kích này đã ngày càng đẩy những hành vi trấn áp người dân Hà Nội yêu nước lên cao, bất chấp cả đạo lý dân tộc, đạo lý lịch sử. Chúng miệt thị những người biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc, bắt bớ, đàn áp, dùng mọi thủ đoạn đánh vào đời sống cá nhân  chưa đủ.
Ngày 19/1/2015 thiếu uý an ninh Trịnh Việt Dũng đóng giả làm thanh niên xung kích đập tan lẵng hoa của những người yêu nước tưởng nhớ những chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ chủ quyền dưới họng súng Trung Quốc. Hành vi này càng trở nên trầm trọng hơn, bày tỏ rõ cho dư luận thấy quan điểm thù địch với lòng yêu nước của nhân dân ta hơn khi giữa thủ đô Hà Nội, thiếu uý Trinh Việt Dũng  lớn tiếng chửi những chiến sĩ hy sinh đó là bọn '' nguỵ  bán nước ''.
74 anh linh của những người đã chiến đấu vì chủ quyền đất nước, dù họ có binh lính của chế độ nào , Lê, Trần, Nguyễn, Lý đi chăng nữa. Điều hiển nhiên là 74 con người anh dũng ấy đã hy sinh vì mảnh đất quê hương. Họ chiến đấu ngoài hải đảo xa xôi, chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Họng súng của họ chĩa vào quân giặc,  họ không hề chiến đấu trên đất liền để mà quy kết họ tội bán nước, hại dân nào cả. Có đại biểu quốc hội từng lên tiếng phải ghi nhớ công ơn họ, thủ tướng chính phủ cũng nhắc đến sự hy sinh của họ, người dân trong và ngoài nước đóng góp tấm lòng thương nhớ họ qua chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, chuẩn đô đốc Việt Nam cũng đến nhà những người lính ấy để cúi đầu tưởng niêm. Lịch sử và đạo nghĩa của một dân tộc phải rạch rồi ân oán như vậy thì dân tộc ấy mới đáng tư cách tồn tại.
Chắc chắn thiếu uý an ninh Trịnh Việt Dũng trong vai xung kích mà dư luận viên che đậy gọi là '' một thanh niên yêu nước tên Dũng '' làm theo mệnh lệnh nào đó, chỉ có thế anh ta mới tha hồ nhục mạ vong linh của những người lính hy sinh bảo vệ tổ quốc. Mênh lệnh đó là ý đồ xuyên suốt bao năm qua của thành uỷ Hà Nội từ vụ ca ngợi Hứa Thế Hữu đến vụ nhục mạ linh hồn tử sỉ Việt Nam chống Tàu.


Thanh niên tên Dũng giật hoa và miệt thị anh linh chiến sĩ VNCH



Thiêú uý Trịnh Việt Dũng cùng sát cánh với đội ngũ Dư Luân Viên Hà Nội.

https://www.facebook.com/video.php?v=713976985377024


Clip mà dư luận viên Hà Nội ghi lại chiến công của thiếu uý Trinh Viêt Dũng.


Hành động của Trịnh Việt Dũng được thực hiện có bài bản, có sự phối hợp, tính toán.  Dũng mặc quần áo dân sự, xông vào cướp hoa, chửi bới, nhục mạ người hy sinh. Có sự chứng kiến của công an, dân phòng. Có đội ngũ dư luận viên đào tạo bài bản quay phim ghi hình , đưa lên mạng.

Một chuỗi phối hợp như thế chỉ thực hiện được khi có sự chỉ đạo thống nhất từ trên cao. Và sự phỉ báng, nhục mạ 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh ấy cũng phải có sự chỉ đạo trên cao cỡ như Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi , Bạch Thành Định.


Trời cao có mắt, dẫu Phạm Quang Nghị dày công vun vén tâm linh, xây dựng chùa chiền ở quê nhà, kết giao với bọn sư sãi làm bùa phép để mong được chức cao chót vót. Dẫu Phạm Quang Nghị trong 10 năm tỏ vẻ trong sạch, liên khiết, lập bè, kết phái, chọc gây bánh xe để mưu đồ chức vị TBT...nhưng cái giá phải trả của nhân quả là điều tất yếu. Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính Trjj ở hội nghị trung ương 10 vừa qua. Phạm Quang Nghị xếp hạng 19/20/ Thấp hơn cả uỷ viên dự khuyết, chỉ trên một phụ nữ.


Đó là cái giá phải trả cho sự dung túng bọn tay chân sử dụng đội ngũ xung kích, dư luận viên để miệt thị vong linh chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc. Chùa chiền nào, sư sãi nào có thể mang phúc đến cho kẻ xâm phạm đạo lý dân tộc như vậy. 

Những kẻ làm cho Phạm Quang Nghị mất uy tín ở cuộc bỏ phiếu vừa qua, chính là những kẻ đứng đằng sau tổ chức đội ngũ dư luận viên, xung kích tung hoành tại Hà Nội, những kẻ dựng những trang bloge ẩn danh để xúc phạm những người yêu nước. Mọi hành động lộng hành của những kẻ này đã khiến bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị rớt khỏi vũ đài chính trị. Sau vụ đại biểu quốc hội Hà Nội Châu Thị Thu Nga bị bắt vì lừa đảo tiền nhân dân sẽ đến vụ Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch Hà Nội mà Phạm Quang Nghị cất nhắc lên đối dầu với việc tham nhũng bị phanh phui khi xây dựng cơ bản các công trình tại Hà Nội.

http://nvphamvietdao.blogspot.de/2015/01/phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-cac-du.html


Còn một năm nữa đến đại hội Đảng. Còn chưa muộn để cho bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị sửa chữa sai lầm, đó là dẹp bỏ bọn dư luân viên, xung kích. Dẹp bỏ bọn gian thần hại chủ như Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi, Bạch Thành Định. Những kẻ mà xướng tên lên thôi người ta đã có cảm giác là người Tàu chứ chưa cần nhìn hành động  lời nói của chúng.