Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi
Theo Nguyên Thao – Vneconomy – 27 Aug 2015
1522329_604578412929082_1228670949_n
“Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi. Nhưng ra nước ngoài thì hầu hết là im hơi lặng tiếng, chứ mấy ai thể hiện được”, TS. Võ Trí Thành phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, ngày 27/8.
Cũng như nhiều vị khác, ông Thành khá hào hứng với chủ đề “Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững” của diễn đàn.
“Tôi thực sự cảm kích tham dự diễn đàn này, vì cứ về Hà Nội là chỉ nghe hỏi có hai câu là tỷ giá sắp tới là bao nhiêu và ai sẽ là lãnh đạo của đất nước”, ông Thành nói.
Khu vực công mới đáng lo
Nhận xét “chém gió” được TS. Võ Trí Thành nêu ra sau khi nhấn mạnh sâu xa của câu chuyện chủ động hội nhập chính là con người.
Và đã đến lúc, Việt Nam phải tham gia xây dựng luật chơi và phải cài người vào được các tổ chức quốc tế.
Thế nhưng theo ông, nỗi lo chính là người Việt Nam chỉ giỏi “chém gió” trong nước.
Dẫn lại con số chỉ khoảng 30% doanh nghiệp hiểu đôi chút về hội nhập, ông Thành cho rằng với công chức tỷ lệ này còn thấp hơn 30%.
Bởi vậy, lo ngại đặt ra không phải với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp cạnh tranh cùng lắm là “chết” (có thể “chết” một lúc 100.000 doanh nghiệp, nhưng sau đó sẽ có 200.000 doanh nghiệp mới mọc lên). Còn công chức, nhà nước không cạnh tranh được thì cũng không cho… “chết” được.
“Tôi không lo cho doanh nghiệp bằng lo cho khu vực công, vì doanh nghiệp có công cụ điều chỉnh bằng thị trường, còn khu vực công thì sức nào điều chỉnh được? Đó là sức ì lớn nhất khi hội nhập”, ông Thành  nhấn mạnh.

Vào WTO là bài học rất lớn
Không còn ở vị trí đề dẫn tổng quan như mọi diễn đàn khác, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên tham gia thảo luận khá dài.
Đi vào một số vấn đề cụ thể, ông Thiên cùng quan điểm với TS. Nguyễn Đình Cung và nhiều vị khác là Việt Nam đàm phán thì tốt, nhưng khi hội nhập thực sự thì có vấn đề.
“Bác Tuyển (nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển – PV) có lần nói là “thằng đàm phán cứ đàm phán còn ở nhà chẳng chuẩn bị gì cả. Còn anh Cung (Viện trưởng CIEM – PV) đã thể hiện thực tế rất chua chát của Việt Nam là việc chuẩn bị năng lực hội nhập rất là kém”.
“Chủ động hội nhập là nói cho vui thôi, còn chỉ có mấy ông đàm phán cứ hì hục đàm phán”, ông Thiên nhìn nhận.
Việc gia nhập WTO, theo Viện trưởng Thiên là bài học rất lớn, khi Việt Nam vào biển lớn trời cao, nhưng năng lực thị trường không có, cạnh tranh không có, nên cơ hội lại biến thành thách thức. Mà một trong những biểu hiện là Việt Nam đã không đỡ được dòng tiền chảy vào thị trường nhiều quá, nên lạm phát.
Thuyền thúng chẳng thể nào ra khơi
“Tại sao từ khi vào WTO thì Nhà nước phải chống đỡ nhiều hơn, xu thế hành chính hóa nền kinh tế, phân tán quyền lực lại tăng lên? Cần kiểm điểm nghiêm khắc và nghiêm túc”, ông Thiên nói.
“Vậy lần này chuẩn bị năng lực hội nhập đến đâu, hạm đội thuyền thúng ra khơi thế nào? Có khi còn tệ hơn lần trước ấy chứ không phải hay hơn đâu”, ông lo ngại.
Theo Viện trưởng Thiên, triển vọng gặt hái được cơ hội từ hội nhập là thấp. “Với lực lượng thế này chúng ta hội nhập thế nào, thì nên trả lời nghiêm khắc, nghiêm túc, chứ chơi với thế giới mà cứ ôm hôn, sau đó lại quại nhau thì không được”, ông bày tỏ quan điểm.
Bàn về bước đi sắp tới, ông Thiên cho rằng mọi nỗ lực phải nhằm vào hệ thống doanh nghiệp mà trụ cột phải là tập đoàn lớn, còn chỉ có doanh nghiệp nhỏ thì hạm đội thuyền thúng không thể nào ra khơi được.
Vấn đề nữa được vị chuyên gia này nhấn mạnh là hội nhập của Việt Nam khó nhất là bài toán với Trung Quốc. Khi mà công nghệ lạc hậu hàng hóa thừa họ chuyển sang ta, còn ta thì dễ dàng nhập và sử dụng thì liệu có phát triển được không?
Bàn thêm về chủ động chính sách trong hội nhập – vấn đề được nhiều vị đề cập, ông Thiên bình luận, từ trước đến nay ta có chủ động, nhưng là chủ động đánh cờ nước một, đến đâu hay đến đó chứ chưa chủ động từ tầm nhìn. Nói chủ động chỉ là an ủi, ông thẳng thắn.
Ôm lấy Trung Quốc là ôm lấy bất ổn!
Theo P Nhung – Báo Người Lao Động – 27 Aug 2015
Theo TS Trần Đình Thiên, trước diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua, nhất là động thái điều chỉnh phá giá đồng nhân dân tệ thì về ngắn hạn, Việt Nam được thụ hưởng hàng hoá giá rẻ.
Nhưng cần cảnh báo là tình hình này chứa đựng nguy cơ thích hàng rẻ, thích hàng hoá đẳng cấp thấp của nền kinh tế Việt Nam. Theo ông Thiên, cấu trúc công nghiệp dựa vào đầu vào từ Trung Quốc hoàn toàn không tốt và diễn biến gần đây có thể là cơ hội để chúng ta thay đổi cấu trúc.
“Cũng như sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trước đây là cơ hội để chúng ta thay đổi thị trường. Nhưng ngược lại, chúng ta vẫn ôm chặt lấy cơ cấu cũ. Vậy làm sao thoát được cơ cấu này? Cần lưu ý là nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai dự kiến là xu hướng xấu đi, bài ca oai hùng không còn vang như ngày xưa. Một nền kinh tế bất ổn mà chúng ta ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn” – TS Trần Đình Thiên thẳng thắn nói.
TS Thiên cũng nhấn mạnh là Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi cấu trúc kinh tế. Mà muốn thay đổi cấu trúc kinh tế thì họ phải tìm cách “di” cấu trúc cũ đi hoặc đào hố chôn nó. “Vậy cái hố đó ở đâu? Họ có thể chuyển sang Việt Nam. Việt Nam cần theo nguyên lý chung là không nên tiếp nhận cơ cấu cũ của họ bởi vì họ cũng không cao lắm, họ bỏ đi mà mình xài thì được cái lợi là rẻ nhưng lại mất đi vài chục năm phát triển” - ông Thiên cảnh báo.
TS Thiên cho rằng về cơ bản, Việt Nam cần tái cấu trúc đuợc, đồng thời, cố gắng hướng đến những mục tiêu với tầm nhìn dài hơn.
 (https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=4037257684025536948#editor/target=post;postID=5308594422441041313)

Công cuộc đả hổ diệt ruồi của Tập làm mất lòng và tan rã nội bộ đảng cộng sản Trung Cộng. Có 64% số tỷ phú và triệu phú ở Trung Cộng đã và đang làm hồ sơ tìm đường bỏ chạy khỏi đất nước này. Làn sóng sinh con du lịch để kiếm quốc tịch cho con đang ào ạt trên cả quốc gia hàng đầu cộng sản Trung Hoa. Đã thế, nội loạn sắc tộc ở Trung Hoa ngày càng nặng nề ở Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng.

Hơn 85% đảng viên cao cấp Trung Cộng mệt mỏi chán chường với tình hình phân hóa và không có hướng đi để cứu nền kinh tế và chính trị của quốc gia.

Nạn tham nhũng đã làm tan nát hệ thống chính trị, giá trị đạo đức, và nhân phẩm toàn hệ thống hơn 80 triệu đảng viên đảng cộng sản Trung Hoa. Chỉ quý IV năm 2014 thồi đã có hơn 91 tỷ đô la rút ra khỏi thị trường Trung Cộng. Trong 2 năm Tập lên nắm quyền đã có 1.250 tỷ đô la do các quan tham tuồng ra nước ngoài để xây dựng quê hương mới. Tập ra sức ra lệnh truy nã, nhưng như họng súng bắn vào hư không.

Nợ nước ngoài của các công ty lớn của Trung Cộng ước tính khoảng 1.100 tỷ đô la Mỹ, trong khi đó nợ công của chính phủ địa phương và trung ương Trung Cộng lên đến con số khủng nhất thế giới > 50 ngàn tỷ đô la, trong khi hơn 20 ngàn thành phố ma do đóng băng bất động sản gây ra. Chính sách di dân 250 triệu người đến 20 ngàn thành phố ma này xem như phá sản, vì người dân nghèo không thể đủ tiền để mua nhà, dù NHTW Trung Cộng đã hạ lãi suất 3 lần trong tháng 02/2015, và đưa ra chính sách ưu đãi.

Năm vấn đề trên đã và đang làm sụp đổ Trung Cộng trong thời gian sắp tới, mà không ai biết rằng nó sẽ thực sự sụp đổ lúc nào. Tập Cận Bình là thế hệ được ưu đãi và trọng dụng nhờ vào lý lịch hơn là tài năng. Ông đang cố giữ đảng cộng sản không sụp đổ như Liên Xô trước đây cũng vì mục đích ôm ngai vàng và sự sống còn của bản thân và gia đình ông chứ không vì một đất nước Trung Hoa như ông mơ tưởng. Quanh Tập cũng là những tham quan, hèn nhát không đủ năng lực cố bám gót chân của ông cũng chỉ để kiếm ăn. Nên chỉ sau 1 năm nợ công Trung Hoa tăng hơn 100% cho dù Likonomics đã đưa ra tiêu chí giảm nợ và không kích thích tăng trưởng.

5 lý do trên đã buộc Trung Hoa có cuộc họp quốc hội Trung Cộng đang diễn ra đến ngày thứ 2 mà chưa có một ánh sáng nào để vực nền kinh tế Trung Cộng. Họ đang tính hạ giá đồng Mao để hòng thúc đẩy tăng trưởng, nhưng như thế thì sẽ gậy sự xáo trộn thị trường Trung Hoa khi các nhà đầu tư tháo chạy. Một bài toán không có lời đáp, và Trung Hoa đang trở lại thời kỳ đại loạn cuối thời Thanh.

Láng giếng Đông Dương cũng không khá hơn khi lâu nay chỉ biết ăn nhờ, ăn xin Trung Cộng.

Riêng Cambodia thì đã thoát ra khỏi Trung Cộng bằng chính trị và kinh tế. Họ chỉ ngồi yêu sách với Trung Cộng kiếm quà.

Lào thì hiền hòa sao cũng được, không quan tâm thế sự, miễn sao đất nước họ bình yên.

Việt Nam hàng ngàn năm nay vừa chư hầu, vừa là đối đầu - bằng mặt, nhưng không bằng lòng - cũng đang khốn khổ loay hoay đổi màu của con tắc kè đang ở trên thân cây chuyển mùa từ xuân sang hạ. Cái màu chói chang, chết chóc ở nước Việt là màu bệnh lây nhiễm từ Trung Cộng cũng đang làm thói rửa tấm thân nhơ nhuốc chư hầu của bọn cầm quyền tay sai Trung Cộng ở Việt Nam.

Trung Cộng yếu thì cộng sản ở Việt Nam cũng sẽ sup đổ. Đó là điều mong mỏi không chỉ của 87 triệu dân, mà còn là hơn 2/3 trong số gầm 4 triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam còn chút lương tâm.

Một ngày mai sáng lạn cho xứ sở Việt đáng thương sẽ không còn bao lâu nữa.

BS Hồ Hải điểm tin 11/03
[anh-em-nha-san-chet-chum]. rev
Ngày đăng 12/03/2015

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Hình ảnh Giang Trạch Dân bị áp giải xuất hiện trên mạng xã hội | Đoàn Hữu Long

Hình ảnh Giang Trạch Dân bị áp giải xuất hiện trên mạng xã hội | Đoàn Hữu Long

USD lên 2% chỉ trong 4 ngày, CK sụt từ 640 xuống 525! | Đoàn Hữu Long

USD lên 2% chỉ trong 4 ngày, CK sụt từ 640 xuống 525! | Đoàn Hữu Long
Đóng kịch
Nguyễn Văn Tuấn – Blog – 6 Aug 2015
tue1bb93ng-hue1babf8_c491e1baa7u-bc3a0i
Thỉnh thoảng tôi tự hỏi chính giới Tàu nghĩ gì về đồng nghiệp họ ở Việt Nam. Dù biết rằng qua báo chí chúng ta có thể hiểu là họ không đánh giá cao, nhưng tôi vẫn muốn biết xem họ nghĩ gì. Tình cờ đọc được một đoạn văn được xem là “tối mật” của Mao Trạch Đông viết về Việt Nam làm tôi suy nghĩ về mối quan hệ Việt – Tàu hết sức thú vị. Tôi nghĩ bất cứ ai đang phấn đấu làm bạn với Tàu cộng có lẽ phải ngượng ngùng khi đọc câu của họ Mao.
Họ Mao nói “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ.Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta.” Đọan văn đó được trích từ văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam, và được công bố 4/10/1979 (1).
Có lẽ những ai từng theo dõi Tàu không ngạc nhiên về câu nói trên, vì trong cái nhìn của giới chính khách Tàu, Việt Nam là một kẻ phản bội, không thể tin tưởng. Trước khi phát động chiến tranh chống VN, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với báo chí quốc tế rằng “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thật hiếm thấy một nguyên thủ quốc gia nào mà ăn nói du côn như Đặng, nhưng rất có thể y quá giận nên không kiềm chế được ngôn ngữ trước phóng viên quốc tế. (Trớ trêu một điều là tên này vẫn còn được khá nhiều người VN hâm mộ và thần tượng.)
Ngay cả thường dân Tàu dường như cũng không có thiện cảm với VN. Báo chí Tàu (nhất là tờ Hoàn cầu Thời báo) ra rả chửi Việt Nam, và đòi gây chiến tranh chống Việt Nam. Trước đây, trong một cuộc thăm dò ý kiến người dân Tàu bên China, kết quả cho thấy phần lớn dân Tàu nghĩ người Việt là phản bội, xảo quyệt, không đáng tin cậy. Trong cái nhìn của họ, Tàu là đại ân nhân của VN, vì Tàu từng giúp Bắc VN đánh Tây, đánh Mĩ.
Chưa nói giúp vì động cơ gì, nhưng đó là cái nhìn của họ. Họ cũng nghĩ rằng khi thành công thì VN trở mặt. Họ lấy thái độ của ông Lê Duẩn là một ca tiêu biểu. Trước kia, khi cần vũ khí và tiền bạc của Tàu, thì ông Duẩn tỏ ra thân Tàu; đến khi thấy Liên Xô khá hơn, thì lại chạy theo Liên Xô và quay sang chửi Tàu thậm tệ. Có tài liệu còn cho thấy ông chửi thẳng vào mặt Mao (mà nhiều người xem là dũng cảm, nhưng tôi thì nghĩ thái độ đó không khéo chút nào). Tài liệu trên (1) được công bố dưới thời ông Duẩn. Nhìn như thế thì rõ ràng người Tàu có lí do để ghét Việt Nam.
Ngày nay thì lịch sử có vẻ tái lập. Chỉ cách đây vài tháng, trước ngày kỉ niệm cuộc chiến 1979, một lãnh đạo của đảng CSVN đã tuyên bố rằng VN vẫn chung thủy với Tàu trong cái “truyền thống đoàn kết quốc tế thủy chung” (2). Rồi mới đây nhất là một phát ngôn trung thành khác từ một tướng lãnh VN: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa” (3).

Đặt quan điểm chung thuỷ này với nhận định “Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ … Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta” trên đây, ai cũng có thể thấy có gì đó không “add up” (nói theo tiếng Anh), hay không ăn khớp.
Câu nói của Mao còn sờ sờ ra đó, ngay trên báo chí “chính thống”. Câu nói của Đặng Tiểu Bình cũng còn đó trên giấy trắng mực đen. Những câu nói xách mé và xấc xược của các tướng lãnh Tàu cộng và bỉnh bút của Hoàn cầu Thời báo vẫn còn lưu lại đó. Trước những lời nói xấc xược và khinh bỉ của Tàu như thế mà những người ở vị trí lãnh đạo quốc gia lại thề thốt “thuỷ chung” với họ! Thật không thể nào hiểu nổi.
Chỉ có một cách giải thích là cả hai phía, Tàu và Việt Nam, đều đóng kịch. Chẳng ai tin ai cả, Tàu chẳng bao giờ tin Việt Nam, và Việt Nam lúc nào cũng nghi ngờ Tàu. Những ngôn từ hoa mĩ là chỉ nói cho có, chứ trong thâm tâm thì người nói nghĩ ngược lại. Thật ra, đó cũng chính là tình nghĩa đồng chí của những người cộng sản, ngay cả trong cùng một nước và cùng cộng đồng dân tộc. Bề ngoài thì cười cười, tay bắt, tay ôm, hôn hít (ghê ghê), nhưng trong bụng thì một bồ dao găm, muốn thanh trừng lúc nào cũng được. Đúng như Nguyễn Du từng tả: “Bề ngoài thơn thớt nói cười / Mà trong nham hiểm giết người không dao”.

Nguyễn Văn Tuấn
 (http://www.gocnhinalan.com/cac-hoat-dong-khac/vo-kich-cua-hai-dong-chi-xhcn.html)