Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Chủ tịch nước Việt Nam tái khẳng định chủ quyền Biển Đông ở New York

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9/2015.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9/2015.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố “Việt Nam có bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý đầy đủ để khẳng định chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Tờ Tuổi Trẻ hôm nay tường thuật rằng nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra phát biểu vừa kể hôm qua tại một buổi họp với các đại diện cộng đồng người Việt ở New York, các nhân viên sứ quán Việt Nam và bạn bè quốc tế, nhân dịp ông đến dự Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững, theo lời mời của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để trình bày quan điểm của Hà nội về các biện pháp nhằm duy trì hoà bình và bảo vệ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Ông bày tỏ quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền, và quyền toàn vẹn lãnh thổ, và cam kết sẽ giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
Trước đó hôm 26/9 Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cũng đưa ra khẳng định tương tự ở Hà nội, khi bà trả lời câu hỏi của một nhà báo về phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với tuyên bố của giới lãnh đạo Trung Quốc rằng quần đảo Trường Sa là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Mỹ mới đây. Bà Phạm Thu Hằng nói Việt Nam chống đối các hoạt động xây cất của Trung Quốc tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và những công trình này được thực hiện mà không được Việt Nam cho phép, là ‘hoàn toàn bất hợp pháp”.
Trong khi đó, một phái đoàn Việt Nam đang có mặt ở Hoa Kỳ trong một chuyến công tác bao gồm một cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng với Hoa Kỳ. Phái đoàn do Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh lãnh đạo, theo lịch trình sẽ gặp các giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ, và một số dân biểu quốc hội Hoa Kỳ trong chuyến đi thăm từ ngày 27/9 tới ngày 3/10.
Trong cuộc đối thoại thứ Năm giữa 2 Bộ Quốc phòng tính từ năm 2010, hai bên hy vọng sẽ củng cố các quan hệ hợp tác trong ngành quân y, giải quyết các hậu quả sau chiến tranh, chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm trong các sứ mạng tìm kiếm và cứu hộ trên biển, và vấn đề viện trợ nhân đạo.
Theo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Asean Military Defense.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Về khả năng xung đột Việt-Trung

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
Luật sư *Vũ Đức Khanh* * Hai nguyên thủ đã có họp báo chung sau khi gặp* *Hôm 25/9, trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.* Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng... thêm »

 

Dư luận nói gì về trường hợp ông Giám đốc Sở có “sở thích” và “nghệ thuật” hót hay nhảy giỏi?

Trong một bài trước BVN đã nói việc ông Lê Phước Hoài Bảo, vừa được bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, chàng thanh niên có sở thích nuôi các thứ chim chào mào chích chòe “hót hay nhảy giỏi”, và luôn chăm lo công việc nuôi chim này kỳ công như một nghệ thuật, vốn không phải là bẩm chất tự nhiên của ông mà là do ông ta sở đắc từ thân phụ, ông Lê Phước Thanh, người cộng sản suốt cả một đời đã tận tụy với việc “hót hay nhảy giỏi” cho đến lúc xin về hưu, sau khi đã bổ nhiệm cấp tốc con trai mình hai lần trong vòng một năm, một lần là điều động ông con từ khu kinh tế mở Chu Lai về UBND huyện Thăng Bình và một lần nữa điều động ông ta từ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình đến nhận công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và bổ nhiệm luôn cho ông chức Phó Giám đốc Sở này. Nhờ đó, trong vòng 3 năm, từ một chàng học sinh chân trắng, ông Lê Phước Hoài Bảo đã “nhảy liên tiếp và nhảy rất cao” để vọt lên Giám đốc một Sở.
Cần nói rằng hiện tượng nói ở trên trong vòng dăm năm lại đây hình như không còn xảy ra cá biệt ở một vài tỉnh riêng rẽ nữa mà đã rộ lên gần như phổ biến trên địa bàn cả nước. Vậy liệu có phải đó là “gène trội” của người cộng sản, được bộc lộ đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn “chạy đua nước rút” của CNCS hay chăng?
Đó là chưa nói, với ông Lê Phước Hoài Bảo thì việc đi học Thạc sĩ nằm trong quy hoạch của tỉnh cũng là việc rất “bị động” đối với ông, bởi sau khi đã phải bỏ tiền nhà xuất ngoại du học được một năm ông mới đệ đơn về nước để xin và được Tỉnh ủy Quảng Nam chấp thuận, xuất ra hơn một tỷ để ông tiêu dùng. May sao cuối cùng mọi việc lại hanh thông, thậm chí là rất “có hậu”. Quả là đại phúc.
Xin mời độc giả tham khảo thêm một vài ý kiến trên các báo mạng mà chúng tôi vừa thu thập được.
Bauxite Việt Nam

1. Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi thấy thất vọng vì anh Giám đốc Sở trẻ tuổi mới được bổ nhiệm này!” (1)
P. Hoàng thực hiện
Người trẻ làm lãnh đạo không phải là chuyện lạ và luôn được thế hệ đi trước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên những người quá trẻ và lại có những yếu tố “nhạy cảm” cần phải làm gì khi có những chức vụ quan trọng dồn dập đến với mình?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có cuộc chia sẻ với chúng tôi xung quanh câu chuyện về những người lãnh đạo trẻ tuổi.
Bà Ninh từng giữ các chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Đại sứ tại Liên minh Châu Âu và nay là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM | Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam | Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội & Giáo dục Trí Việt
PV: Thưa bà, gần đây có những người rất trẻ được bổ nhiệm vào một số vị trí lãnh đạo quan trọng, bà nghĩ sao về những người lãnh đạo trẻ tuổi nói chung?
Tôi luôn ủng hộ tất cả các thanh niên và thế hệ trẻ. Tôi cũng rất hoan nghênh việc “trẻ hóa” đội ngũ lãnh đạo. Nếu họ xứng đáng để bổ nhiệm vào một vị trí nào đó và có khả năng phát huy được tài năng thì tại sao lại không ủng hộ cho họ?
PV: Tỉnh Quảng Nam vừa bổ nhiệm Giám đốc Sở cho một người 30 tuổi khiến dư luận bàn tán rất nhiều. Và vị tân Giám đốc Sở lại là con của Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam vừa xin về hưu trước thời hạn. Bà thấy điều này có phù hợp với tư tưởng “trẻ hóa” lãnh đạo không?
image
Bà Tôn Nữ Thị Ninh
Về câu chuyện này thì tôi nghĩ đến hai vấn đề. Thứ nhất là sự minh bạch. Vậy việc bổ nhiệm đã thực sự đảm bảo tính minh bạch, khách quan và đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình chưa?
Thứ hai là câu chuyện mối quan hệ. Tôi nghĩ rằng, nếu người đó không phải là con Bí thư tỉnh ủy vừa về hưu thì câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn. Hoặc nếu người đó là con bí thư của tỉnh khác thì vấn đề cũng sẽ ít phức tạp.
Ở đây, người được bổ nhiệm lại là con của Bí thư của chính tỉnh này nên việc băn khoăn của dư luận không có gì lạ. Nếu Quảng Nam có chủ trương trẻ hóa lãnh đạo thì việc làm này phải có sự đồng bộ và sẽ có một số người trẻ khác trở thành lãnh đạo ở các vị trí quan trọng cấp tỉnh. Những người trẻ có năng lực, có sự năng động và có ý chí phấn đấu được đề bạt ở vị trí nào đó thì sẽ không có gì là đặc biệt.
PV: Nếu đặt vị trí khi bà 30 tuổi, được bổ nhiệm chức Phó giám đốc một Sở và 5 tháng sau được bổ nhiệm thành Giám đốc chính Sở đó, bà sẽ ứng xử thế nào?
Chỉ sau một thời gian ngắn làm trong bộ máy nhà nước, mà trở thành Giám đốc Sở sao thuyết phục được? Tôi thấy gần đây, con của một số vị lãnh đạo có con đường lên chức rất “cấp tốc”. Nếu như anh là một người xuất chúng thì trước khi được bổ nhiệm, có lẽ anh đã được nhân dân, công luận biết tới những tài năng của mình. Còn nếu đến khi được bổ nhiệm, người ta mới biết đến anh thì sẽ bị để ý ngay và chuyện bàn tán là việc đương nhiên.
Nếu khi tôi 30 tuổi, có ai mời tôi làm Giám đốc Sở, tôi sẽ từ chối vì tôi không đi đâu mà vội cả. Một cái ghế như thế, cần có đủ năng lực và sự trải nghiệm mới có thể điều hành được tốt.
Tôi chưa thấy ở nước Việt Nam này có ai thăng 2 cấp trong vòng 6 tháng như thế. Như vậy là quá khó hiểu, là sai quy trình chung. Tôi cũng chưa từng thấy Giám đốc Sở nào được bổ nhiệm ở tuổi 30. Trước đây, khi tôi còn đương nhiệm, ở Bộ Ngoại Giao, lãnh đạo Vụ, Cục 40 tuổi đã được cho là trẻ rồi.
PV: Câu chuyện của Quảng Nam làm cho nhiều người liên tưởng đến một số vị lãnh đạo cao cấp của Đảng ta trước kia, họ giữ những cương vị rất cao khi tuổi còn rất trẻ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Trần Phú…? Bà có so sánh thế nào giữa câu chuyện lãnh đạo trẻ khi xưa và ngày nay?
Tôi nghĩ, ở mỗi thời kỳ lịch sử, việc bố trí lãnh đạo có một số đặc điểm. Trong những thời kỳ đặc biệt của lịch sử, nhất là trong chiến tranh, có những hoàn cảnh đòi hỏi phải ra quyết định kịp thời. Chiến tranh và thời thế đặc biệt đã tạo nên những nhân vật xuất chúng đi vào lịch sử.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay Tổng bí thư Trần Phú được giao trọng trách khi còn rất trẻ nhưng mọi người thời đó đều thấy đó là điều thuyết phục. Trước khi được giao trọng trách, họ đã làm được rất nhiều điều vì dân, vì nước cho thấy họ xứng đáng đứng ở những cương vị chủ chốt để tiếp tục con đường cứu nước.
Đất nước ta bây giờ là thời bình. Tôi vẫn ủng hộ các lãnh đạo trẻ nếu người đó có năng lực đặc biệt và thể hiện được họ thực sự xứng đáng với cương vị được giao phó. Họ phải chứng minh được trong công việc có gì là nổi trội!?
Thông thường, để trở thành một lãnh đạo cấp Sở, có thể cần đến hàng chục năm. Quảng Nam có lý giải họ đã làm đúng quy trình của tỉnh nhưng tôi cho rằng vẫn có điều không bình thường. Quy trình là một chuyện, giả sử trường hợp này đúng quy trình của tỉnh còn tiêu chuẩn thì đã đạt chưa?
Tôi thấy thất vọng vì anh Giám đốc Sở trẻ tuổi mới được bổ nhiệm này! Nếu như anh ấy cứ chịu khó làm Phó giám đốc Sở vài ba năm và phấn đấu thực sự và được đồng nghiệp công nhận sau được bổ nhiệm làm Giám đốc thì thuyết phục hơn. Tôi nghĩ là một thanh niên biết suy nghĩ, có bản lĩnh sẽ không muốn “ăn” trái chín ép, sẽ từ chối vị trí Giám đốc Sở khi mình vừa trở thành cấp phó trước đó vài tháng!
P.H.

....................................................

Luật về Hội: Miếng xương hóc nuốt chưa trôi nên… thôi thì hãy tạm hoãn

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 29 phút trước
*1. Quyền lập hội trước thềm TPP* *Người Buôn Gió* Việt Nam đứng trước quyết định lớn về kinh tế chính trị, đó là hội nhập thế giới bằng một bước đột phá lớn là gia nhập TPP. Mang trên mình món nợ thống kê chính thức hơn 110 tỷ USD (con số sự thực có tin cho rằng gần 200 tỷ usd ) và một tương lai bế tắc về kinh tế. Nạn thất nghiệp phổ biến, đồng thời với mức lương rẻ mạt của đại đa số công nhân. Con đường hướng tới TPP sẽ thu hút nguồn đầu tư bên ngoài đổ vào và giải toả tình trạng bất động sản tồn đọng, cải thiện tiền công của người lao động và có thêm việc làm mới. [image: cl... thêm »

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Thông luận: Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng tro...


Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng trong hòa bình tại Việt Nam ? (Nguyễn Văn Đài)

Việc chuyển đổi một cách hòa bình, ổn định từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa đảng hoàn toàn có thể thực hiện được…


Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng trong hòa bình tại Việt Nam ? (Nguyễn Văn Đài)


Đa số Nhân dân đều mơ ước và mong muốn chuyển đổi từ một xã hội độc đảng toàn trị sang một xã hội dân chủ đa đảng. Bởi chỉ có xã hội dân chủ đa đảng mới thực sự đáp ứng các quyền tự do dân chủ, tôn trọng các quyền con người, đem lại bình đảng, công lý cho mọi người dân. Và nó là nền tảng vững trắc để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh và văn minh.

Đồng thời còn một số ý kiến e ngại rằng khi chuyển sang xã hội dân chủ đa đảng sẽ tạo ra sự tranh chấp quyền lực và dẫn đến bất ổn và rối loạn xã hội.

Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng mọi bất ổn và rối loạn xã hội đều đã được ươm mầm, nuôi dưỡng từ trong xã hội độc đảng toàn trị trong suốt nhiều thập kỷ. Bởi các chế độ toàn trị cai trị xã hội bằng cảnh sát, an ninh, luật rừng và gây ra nỗi sợ hãi trong xã hội.

Các chế độ độc tài, độc đảng tạo hàng trăm ngàn dân oan, hàng ngàn vụ án oan, bóc lột Nhân dân bằng hàng trăm loại thuế, phí hết sức vô lý. Giáo viên bóc lột học sinh, sinh viên bằng học thêm, mua điểm. Bác sĩ bóc lột bệnh nhân bằng phong bì… Tham nhũng tràn lan, yếu kém trong quản lý, điều hành đất nước… Tất cả những điều đó đang dồn nén xã hội. Khi Nhân dân không thể chịu đựng được, cách mạng xã hội sẽ bùng phát. Chế độ độc đảng toàn trị tan dã và sụp đổ. Chế độ dân chủ đa đảng được xây dựng lên. Nhưng người dân và các đảng phái chính trị mới được ra đời chưa được trải nghiệm nền văn hóa chính trị dân chủ. Bởi vậy trong giai đoạn đầu của chế độ dân chủ đa đảng sẽ có những bất ổn.

Vậy làm thế nào để Việt Nam có thể xây dựng được xã hội dân chủ đa đảng đáp ứng được mơ ước và mong muốn của Nhân dân và không gây ra những bất ổn và rối loạn xã hội ?

Tôi cho rằng mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, các tổ chức tôn giáo và đảng cộng sản cần phải hiểu và cùng thực hiện các giải pháp sau :

1. Thành lập các tổ chức xã hội dân sự độc lập

Trong hơn hai năm qua, đã có hơn 20 tổ chức xã hội dân sự(xã hội dân sự) ra đời. Mặc dù đã tạo được chỗ đứng và không gian hoạt động. Nhưng hầu hết còn nhỏ bé và chưa đáp ứng và giải quyết được các nhu cầu của xã hội. Bởi vậy các tổ chức xã hội dân sự cần phải tìm ra điểm yếu của mỗi tổ chức để khắc phục và phát triển. Các tổ chức xã hội dân sự cũng cần phải liên kết, hợp tác với nhau trong việc bảo vệ lợi ích chung cũng như cùng nhau thực hiện các sứ mệnh xã hội.

Còn rất nhiều những khoảng trống và không gian cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập mới ra đời để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Như các tổ chức bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp...

Mỗi công dân cần phải ý thức và quyền, lương tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chuyển đổi từ xã hội phi dân chủ, lạc hậu sang một xã hội dân chủ, văn minh. Bởi vậy mỗi người cần phải tham gia hay cùng nhau xây dựng lên các tổ chức xã hội dân sự đáp ứng các nhu cầu của bản thân và cộng đồng xã hội.

Các tổ chức xã hội dân sự sẽ đóng vai trò quan trọng cùng với các tầng lớp Nhân dân quản lý và điều hành xã hội từ cấp cơ sở để đảm bảo một tiến trình chuyển đổi từ xã hội độc đảng sang xã hội dân chủ đa đảng một cách hòa bình và ổn định.

2. Thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị

Việc xây dựng các tổ chức, đảng phái chính trị là vô cùng cần thiết trong tiến trình thay đổi xã hội. Các tổ chức, đảng phái chính trị đóng vai trò tập hợp, đào tạo ra đội ngũ cán bộ có khả năng quản trị đất nước. Các tổ chức, đảng phái chính trị đưa các cán bộ của mình ra tranh cử với nhau vào các cơ quan dân cử và chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Việc thành lập lên các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ tạo điều kiện cho mọi công dân có quyền và cơ hội tham gia hoạt động chính trị. Họ có quyền và cơ hội được phục vụ Nhân dân nếu được Nhân dân quyết định lựa chọn. Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, đảng chính trị mới với đảng cộng sản. Và Nhân dân cũng có nhiều ứng cử viên, nhiều đảng để đưa ra quyết định lựa chọn thông qua bầu cử.

3. Vai trò của các tổ chức tôn giáo

Vai trò của các tổ chức tôn giáo là hết sức quan trong trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có số lượng thành viên đông đảo, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

Các tổ chức tôn giáo, các chức sắc tôn giáo thì không làm chính trị, nhưng các tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo cần phải động viên, khích lệ, ủng hộ các tín đồ, thành viên của mình tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức, đảng phái chính trị.

Nền tảng đạo đức, luân lý của các tôn giáo là tài sản quí báu. Nó không nên chỉ được thực hiện trong cộng đồng các tôn giáo, mà cần được ảnh hưởng vào các tổ chức, đảng phái chính trị. Và khi các giá trị đạo đức, luân lý được các chính trị gia thực hiện trong đời sống phục sự quốc gia của họ. Nó sẽ giúp cho nền chính trị minh bạch, trong sáng và giữ được các chuẩn mực đạo đức.

Các tổ chức tôn giáo cùng với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ cùng hợp tác với nhau trong tiến trình thay đổi đất nước. Chắc chắn sự chuyển đổi từ độc đảng sang dân chủ đa đảng sẽ diễn ra trong trật tự và hòa bình. Đem lại lợi ích chung cho cả quốc gia, dân tộc.

4. Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Hải ngoại đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận động cộng đồng quốc tế quan tâm và và gây áp lực với chính quyền Việt Nam về nhân quyền. Đồng thời cộng đồng người Việt Hải ngoại đã và đang trở thành hậu phương vững chắc cho phong trào dân chủ trong nước.

Có thể khẳng định rằng trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, cộng đồng người Việt Hải ngoại đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sự tồn tại và phát triển của phong trào dân chủ trong nước. Bởi vậy, cộng đồng người Việt cần phải nỗ lực hơn nữa hợp tác, ủng hộ, tham gia và giúp đỡ cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức, đảng phái chính trị ở trong nước.

5. Vai trò của đảng cộng sản trong tiến trình dân chủ hóa hòa bình và trật tự

Một lần nữa, chúng ta cần phải khẳng định lại rằng : mọi sự rối loạn, bất ổn đều được nảy sinh, ươm mầm và ấp ủ trong lòng của chế độ độc đảng toàn trị. Khi chế độ toàn trị vững mạnh, họ sử dụng bạo lực, trấn áp để kiểm soát mọi mâu thuẫn, bất ổn. Nhưng không bao giờ giải quyết được tận gốc, hay xóa bỏ được mâu thuẫn và nguồn gốc, nguyên nhân của bất ổn. Mọi sự bất ổn, mâu thuẫn vẫn được nuôi dưỡng, ấp ủ chờ thời cơ bùng phát.

Chúng ta cũng cần khẳng định thêm rằng : Tiến trình thay đổi từ xã hội độc đảng toàn trị sang xã hội dân chủ đa đảng tại Việt Nam là không thể đảo ngược. Đảng cộng sản chỉ có thể làm chậm đi chứ không thể xóa bỏ được tiến trình này. Đảng cộng sản càng cố cản trở, kìm hãm bao nhiêu thì nguy cơ bùng phát bất ổn và rối loạn càng cao. Nhất là trong giai đoạn hiện nay đảng cộng sản đang rơi vào suy thoái và suy yếu. Nhân dân ngày càng mất niềm tin vào đảng cộng sản. Các mâu thuẫn, bất ổn xã hội đang được tích tụ và dồn nén.

Bởi vậy trong khi còn cơ hội và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi một cách hòa từ độc đảng toàn trị sang dân chủ đa đảng. Đảng cộng sản cần phải thay đổi nhận thức, tôn trọng các quyền con người. Đảng cộng sản cần phải thực hiện những bước đi cụ thể như sau :

a. Xây dựng luật về hội một rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức, đảng phái chính trị ra đời và hoạt động. Tạo điều kiện có các tổ chức xã hội dân sự, đảng chính trị từng bước đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong đời sống xã hội và đời sống chính trị.

b. Trả lại quyền làm báo chí tư nhân cho công dân, sửa đổi luật báo chí để cho phép các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình,… tư nhân được thành lập.
c./ Sửa đổi luật bầu cử cho phép các tổ chức, đảng phái chính trị tham gia tranh cử ở cấp địa phương, sau đó là quốc hội.

Kết luận

Việc chuyển đổi một cách hòa bình, ổn định từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa đảng hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi mà mỗi người dân đều có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức, đảng phái chính trị. Cùng với các tổ chức tôn giáo, cộng đồng người Việt hải ngoại, chắc chắn phong trào dân chủ Việt Nam sẽ lớn mạnh nhanh chóng, tạo đủ áp lực để đảng cộng sản phải thực thi cải cách. Và trong đó có vai trò không thể phủ nhận của đảng cộng sản trong việc chuyển đổi hòa bình hay bất ổn.

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Theo RFA, 21/09/2015 (nguyenvandai's blog)
Thông luận: Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng tro...

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

Trên thế giới, sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ cho thấy sự kém bền vững của nền kinh tế dựa vào nhà nước. Trong nước, nợ công, thất nghiệp, yếu kém công nghệ cùng nhiều vấn đề về tài nguyên khác cho thấy một thể chế kinh tế không khỏe mạnh. Đã hơn hai thập kỷ kể từ khi đất nước ta chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chúng ta chưa có cơ chế thị trường đúng nghĩa mà mới chỉ dừng lại ở “Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa” Liệu rằng khi mà kinh tế thế giới đang diễn biến ngày càng phức tạp, số lượng những nước theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa trên Thế giới ngày càng giảm về 0 và thực tế còn lại chỉ là những nước đang phát triển, nếu vẫn tuân theo tôn chỉ này, Việt Nam có cơ hội nào để sớm đưa nền kinh tế bứt lên khỏi vị trí thấp kém của mình?

Không mạnh dạn như Trung Quốc, một quốc gia tự đẻ ra khái niệm “Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, chúng ta gọi cơ chế kinh tế của mình là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Mổ xẻ cụm từ trên, ta có “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một cơ chế kinh tế kết hợp cả cơ chế kinh tế thị trường và cơ chế kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cơ chế kinh tế thị trường là một cơ chế trong đó các thành hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua quy luật thị trường. Người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Đây là sản phẩm của tư bản chủ nghĩa.
Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa xã hội là cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp, trong đó nhà nước lên kế hoạch tất cả mọi hoạt động kinh tế. Nhà nước phải thực hiện quốc hữu hóa, hợp tác hóa, công nghiệp hóa và văn hóa cách mạng tư tưởng. Mọi hoạt động trao đổi thương mại đều là phi pháp. Sở hữu tư nhân không tồn tại. Ngân hàng được coi là ma quỷ. Đây là sản phẩm của xã hội chủ nghĩa.
Không có cách nào để kết hợp hai cơ chế này lại với nhau. Một khi đã cho phép tự do thương mại, thành lập ngân hàng, thành lập doanh nghiệp, cho phép xuất nhập khẩu…thì làm sao có thể tồn tại cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp? Vì thế không thể nào tồn tại thứ gọi là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Theo giáo trình cũng như định nghĩa do Việt Nam cung cấp, “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là cơ chế kinh tế hoạt động theo quy luật thị trường, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ - văn minh.

Nêu lên định nghĩa này, Việt Nam ngầm khẳng định chỉ có “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mới có thể đem lại một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà không một quốc gia nào ở trên thế giới đạt được. Có nghĩa, khẳng định rằng các nước tư bản chủ nghĩa hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường nhưng không đem lại công bằng, dân chủ, văn minh. Vì theo định nghĩa đó, điểm khác biệt duy nhất giữa Việt Nam và các nước tư bản khác là tính “công bằng, dân chủ, văn minh”. Khẳng định như vậy là rất mơ hồ. Hiện nay Việt Nam thuộc số những nước có chỉ số minh bạch thấp nhất và tỷ lệ tham nhũng cao nhất thế giới. Các vấn đề tiêu cực xã hội cũng thường xảy ra với cường độ lớn. Trong khi đó, những tổ chức nhân quyền, từ thiện lớn lại đặt trụ sở ở những nước tư bản phát triển. Lý do gì khiến cho một nước luôn hướng tới “công bằng, dân chủ, văn minh” như vậy mãi không có được dân chủ, văn minh, công bằng như những nước tư bản thực sự?

Một lý luận khác mà chế độ bổ sung cho định hướng của mình là “Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm của tư bản chủ nghĩa mà là sản phẩm của toàn nhân loại”. Khi mà hệ thống lý luận chính trị đã bị lỗi thời quá lâu, điều thường thấy ở các nhà lãnh đạo các nước cộng sản là họ luôn luôn sửa đổi lại tư tưởng, phát ngôn, lý tưởng, lý luận,… để phù hợp với thời đại và với những quyết định với của mình, mà hầu hết là những quyết định mâu thuẫn với tư tưởng trong quá khứ. Trước đây, họ khẳng định tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa ma quỷ, là công cụ bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động, là công cụ xâm lược của các nước đế quốc, là mầm mống của sự băng hoại đạo đức xã hội… Trước đây, các nước xã hội chủ nghĩa giành nhiều năm để lên án, để chống lại kinh tế thị trường. Nay đầu não là Liên Xô sụp đổ, XHCN ở Đông Đức cũng sụp đổ, họ lại bất chợt nhận ra kinh tế thị trường là sản phẩm của toàn nhân loại! Nghĩa là đây vừa là sản phẩm của tư bản chủ nghĩa, vừa là sản phẩm của xã hội chủ nghĩa. Và như thế, họ đi theo kinh tế thị trường mà không cảm thấy thất bại.
Tóm lại, chính Việt Nam cũng không thể định nghĩa được một cách chính xác thế nào là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì đây là một điều hoàn toàn không tưởng. Việc tồn tại cái gọi là “Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” hay “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là điều không thể.

Vậy chính xác Việt Nam đang áp dụng cơ chế gì?
Việt Nam đang đi theo một cơ chế phức tạp, không phải cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và nhất định không phải là kinh tế thị trường. Nói cách khác, Việt Nam chưa theo tư bản chủ nghĩa, và thực sự cũng chẳng theo xã hội chủ nghĩa. Thực tế hiện nay trên thế giới, Việt Nam không được công nhận là một nền kinh tế thị trường. Tự do thương mại, tự do ngoại thương, tự do lập công ty, thành lập và hoạt động ngân hàng… chưa đủ để biến một nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Kinh tế Việt Nam là tư bản đỏ, dựa vào nhà nước.
Nếu tiếp tục đi theo con đường mình đang đi, đất nước Việt Nam sẽ phải lãnh chịu những hậu quả nặng nề, to lớn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, sở hữu công về đất không tạo điều kiện cho giới kinh doanh hoạt động hiệu quả. Đất đai có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Thu hồi đất đai luôn đi kèm với bồi thường không đúng mức. Các doanh nghiệp ắt sẽ không cảm thấy đủ tin tưởng để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trong tình trạng bấp bênh như vậy. Dân không giàu thì nước không thể mạnh được. Chính các doanh nhân, chứ không phải những nhà hoạch định chính sách, là những người tạo ra tăng trưởng kinh tế. Khu vực tư nhân không phát triển, kinh tế khó mà phát triển.

Thứ hai, không có sự phá hủy sáng tạo (creative destruction). Giáo dục Việt Nam không tạo ra lao động có chất lượng và sản phẩm công nghệ mới. Thêm vào đó là sự bảo hộ lỏng lẻo với quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả làm cho người dân không có động lực sáng tạo và cống hiến, khoa học không phát triển. Muốn tăng trưởng dài hạn, phải có tiến bộ khoa học công nghệ. Nếu không có động lực thúc đẩy, công nghệ sẽ trì trệ và sớm muộn sản xuất cũng sẽ đạt “điểm dừng” và trải qua điều tương tự với Liên Xô.

Thứ ba là tình trạng độc quyền kinh tế. Độc quyền kinh tế gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng. Hiện nay nhà nước nắm giữ các mặt hàng chủ chốt như điện, nước, xăng dầu… Bấy nhiêu đủ để làm cho chi tiêu hàng tháng của người dân bị đội lên nhiều lần. Chưa kể những mặt hàng nhạy cảm như viễn thông. Hơn nữa, độc quyền kinh tế cũng khiến cho nhiều công ty không chịu nổi sức ép, làm ăn thua lỗ…đây chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một nền kinh tế không có cơ chế thị trường.
Vấn đề còn lại của Việt Nam chính là cơ chế một đảng. Đây là cội nguồn gốc rễ của tất cả mọi thất bại về mặt kinh tế. Nếu không sớm thay đổi, nền kinh tế có thể phát triển nhanh nhưng sớm muộn gì cũng đạt tới “điểm dừng”, kèm theo đó là nhiều hệ lụy. Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng, phải phát triển kinh tế trước, chính trị sẽ tự thay đổi. Tuy nhiên, kể từ cải cách năm 1986 tới nay đã hơn 20 năm, kinh tế còn nhiều bất cập mà dường như chính trị vẫn không hề thay đổi.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với Trung Quốc – đất nước hiện nay đang cạnh tranh gay gắt với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế nói riêng. Những sự kiện gần đây càng cho thấy tính không bền vững của nền kinh tế này. Trong khi người anh lớn của mình còn không dám chắc về một nền kinh tế giàu mạnh và bền vững trong tương lai, làm sao các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể khẳng định rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” sẽ giúp chúng ta “sánh vai với các cường quốc năm châu?”.
Kinh tế Việt Nam hiện nay là một mớ bòng bong hỗn loạn với nhiều phe cánh chằng chịt, tham nhũng gần hết GDP của đất nước. Nếu không sớm thay đổi, trong tương lai chính người dân và con cháu của họ sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề.
 http://www.ijavn.org/2015/09/kinh-te-thi-truong-inh-huong-xa-hoi-chu.html
Theo Hương Thanh (Dân Luận)

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Một bài quốc ca giá bao nhiêu?

Posted: 07/09/2015 in Bình Luận, Tuấn Khanh
Tuấn Khanh
van_cao-tien_quan_ca
Câu chuyện đề nghị thu tiền tác quyền của bài Tiến quốc ca ở Việt Nam hiện nay, gợi lên không ít điều phải bàn, liên quan đến danh dự một quốc gia, cũng như của chính tác giả bài hát đó. Tuy chuyện ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nêu ra có vẻ rất lạ thường, như lại là cơ hội để công chúng được một dịp nhìn thấy mọi góc cạnh của ứng xử, của hiện trạng về bài quốc ca tại Việt Nam.
Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam cho đến nay, chưa có bài hát nào được sử dụng nhiều bằng bài Tiến Quân Ca, bởi tính khách quan, đó là bài hát được Quốc hội của miền Bắc Việt Nam, năm 1946, lúc đó còn mang tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chọn là bài hát chủ đề giới thiệu một chính thể – một national anthem, mà cho tới nay chưa có sự thay đổi chính thức nào. Mặc dù sau khi Việt Nam không còn chiến tranh và chính thức đổi tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bài hát này vẫn được vang lên với tư cách là một bài quốc ca.

Nếu tính thành tiền tác quyền, bằng giá của một ca khúc bình thường mà VCPMC vẫn thu hiện nay, tiền tác quyền của của riêng bài hát này (kể cả truy thu) của nhạc sĩ Văn Cao có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng Việt Nam. Và nếu được như vậy, nhạc sĩ Văn Cao có thể đi vào lịch sử âm nhạc thế giới qua sự kiện 20 năm sau khi mất, vẫn làm ra những số tiền khổng lồ. Hãy thử tưởng tượng, nếu còn sống đến lúc này, có lẽ nhạc sĩ Văn Cao sẽ là một trong những nghệ sĩ – đại gia hàng đầu của Việt Nam.
Tiếc thay lúc sinh thời, đời của ông không được một phần nho nhỏ nào như vậy. Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) ra đi trong sự thanh bạch và nghèo khó. Tháng 2.1993, trong chuyến đi của tổng thống Pháp François Mitterrand đến Hà Nội, Việt Nam, những người cùng thời kể lại rằng ngôi nhà của nhạc sĩ Văn Cao bất ngờ được chọn là một trong những điểm ghé qua, bên cạnh danh sách các điểm đến là chiến trường Điện Biên Phủ xưa, Văn Miếu… Khi ấy, chỉ được biết trước một vài tiếng đồng hồ, nhà nhạc sĩ Văn Cao đã được vội vã tổ chức lại cho tươm tất hơn, cũng như phía chính phủ Việt Nam cũng bất ngờ cho biết sẽ lập khoản trợ cấp vài trăm đồng trong một thời gian, vì nhận ra ông đang có cuộc sống quá chật vật.
Nhưng ngay lúc sinh thời, khi tác phẩm của mình được chọn làm quốc ca, nhạc sĩ Văn Cao lúc đó ắt hẳn cũng mang nhiều tâm trạng khó tả, không thể nào lên tiếng bất cứ điều gì được. Khó mà biết được ông lặng lẽ hay ông im lặng.
Năm 1956, khi tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm của các trí thức hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ, nhạc sĩ Văn Cao đã phải đối đầu với nhiều đợt phủ nhận tác phẩm của ông. Năm 1958, chính phủ miền Bắc Việt Nam đã dự định dùng bài Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay cho Tiến Quân Ca, thế nhưng không hiểu sao, bài hát Tiến Quân Ca cứ in vào tâm trí người dân, không đổi được. Dù vẫn phải sử dụng, nhưng ít ai để ý là nhiều năm liền sau đó, đến tận năm 1980, chính sách dùng quốc thiều để thay cho các buổi hát quốc ca đã được áp dụng khắp nơi.
Có lẽ vì hiến pháp mới, được công bố năm 1980 lại không thấy ghi chính thức chọn Tiến Quân Ca là quốc ca (chỉ ghi là thông qua), nên đến ngày 28/4 năm 1981, đã có hẳn một chương trình thi viết quốc ca mới do báo Nhân Dân đột ngột thông báo, kéo dài trong hai năm, với sự chấp thuận của ông cố tổng bí thư Lê Duẫn và hội đồng xét duyệt như các ông Trường Chinh, Xuân Thủy. Ngoài ra có có nhà thơ Cù Huy Cận, thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin và nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, chủ tịch Uỷ ban Văn hoá và Giáo dục của Quốc hội là chủ tịch và phó chủ tịch Ban Giám khảo. Theo thống kê, đã có gần 30.000 bài hát từ khắp nơi gửi về nhưng không có bài hát nào được chọn làm quốc ca mới. Đó cũng là một giai đoạn mệt mỏi nhạc sĩ Văn Cao, vì cái giá của một bài quốc ca mà ông đang đối diện, cũng lơ lững không khác nào lưỡi gươm của Damocles.
Trãi qua những gập ghềnh ấy, thật lạ, không hiểu sao người dân vẫn chọn Tiến Quân Ca làm bài hát của mình. Mặc dù lời bài hát này, trong thời điểm hiện tại nghe đầy xương máu, nhưng trong lần nói chuyện lịch sử với ông Văn Cao, tổng thống Pháp François Mitterrand đã so sánh bài Tiến Quân Ca với La Marseillaise – những bài hát được chọn làm quốc ca, đã ghi lại hình ảnh đau thương lịch sử trong chiến tranh thế giới thứ hai và lòng ái quốc có thể đánh đổi bằng cái chết.
Trong lịch sử của những người nghệ sĩ, Văn Cao cũng là một nghệ sĩ yêu nước đến mức sẳn sàng đánh đổi bằng cái chết của mình. Vì từ năm 1944, khi mới 21 tuổi, Văn Cao đã sẳn sàng dùng bàn tay nghệ thuật của mình để đặt vào cò súng, trở thành những ám sát viên lừng danh của Việt Minh của Hà Nội. Ông ám sát thành công Đỗ Đức Phin, một người làm việc cho Pháp tại Hải Phòng, và một lần khác (1945) là ám sát Cung Đình Vận ở Huế, nhưng lần này không thành công. Bài hát Tiến Quân ca của ông cũng nói rõ tâm tình của một thanh niên chứng kiến nạn đói và những khí thế cách mạng thời đó. Ông cũng là người hăng hái lên tiếng kêu gọi cải cách và xây dựng lại xã hội trong nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Năm 2009, khi thời Việt Nam mở cửa đến, ông được phát hành tập thơ Lá, lạ thay trong đó là những dòng đọc mà nghe sao nghẹn ngào “Có lúc một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ, có lúc ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt, có lúc nước mắt không thể chảy ra ngoài được…” (bài viết năm 1963).
Trả bao nhiêu cho đủ với những gì mà một nghệ sĩ lớn, một tác giả đã viết ra bằng tâm huyết của mình, được nhân dân chọn làm quốc ca từ mấy mươi năm nay? Mà trên thế giới, cũng ít có tác giả nào viết quốc ca lại đòi tiền, vì đó là danh dự và sứ mạng của một người được cuộc sống ban tặng. Nhưng cách nói của nhạc sĩ Phó Đức Phương thì lại nhắc cho mọi người nhớ rằng có rất nhiều cái chúng ta đã quên, thậm chí quên một cuộc đời đáng nhớ và kính trọng đã viết nên bài hát đó, mà mỗi ngày trên nước Việt Nam này luôn vang lên ồn ào trong sự vô tâm, vô tình, giả tạo. Chúng ta có nợ nhạc sĩ Văn Cao không?
Cái nợ không nhỏ đó cũng thuộc về nhà nước hiện hành. Năm 2010, khi bà Nghiêm Thúy Băng gửi thư cho Quốc hội, hiến tặng ca khúc này cho chính phủ. Đã không ai trả lời. Thậm chí không ai hỏi han. Thật vô phúc cho người dân Việt Nam khi hôm nay có những người đại diện hời hợt và sợ trách nhiệm như vậy. Mãi đến khi có sự cố ồn ào xảy ra, thì mới có đại diện Bộ Văn Hóa mới cất tiếng trả lời suông là đã thấy thư hiến tặng. Cho đến nay, không hề có một thư trả lời hay quyết định tiếp nhận tử tế nào với Tiến Quân Ca. Mọi thứ vẫn đang treo lơ lững như định mệnh của chính người nghệ sĩ tài hoa này, suốt 30 năm, sau thời kỳ Nhân Văn – Giai Phẩm.
Một năm sau khi nhạc sĩ Văn Cao mất, nhà nước Việt Nam trong khuynh hướng đổi mới, đã truy tặng cho ông huân chương Hồ Chí Minh về đóng góp của ông. Kể cả bài Tiến Quân Ca và huân chương ấy, giá tác quyền tưởng thưởng nên được ghi xuống, nên là bao nhiêu?
Thật buồn cười khi rất nhiều quan chức, tỉnh thành lên các dự án xây văn miếu, đền thờ, tượng đài ngoại quốc, vô danh… lên đến hàng ngàn tỉ, nhưng với con người thật – việc thật, thậm chí với bài hát mà họ vẫn mấp máy môi mỗi đầu tuần theo bổn phận – thì có thể họ đã quên. Cho đến giờ phút này, Văn Cao vẫn là một nghệ sĩ lưu danh hậu thế của Việt Nam và là tác giả của quốc ca, mà chưa hề có một nhà tưởng niệm nào xứng đáng, ở nơi chốn sinh ra mình.
Lòng biết ơn và thái độ trân trọng của một chính phủ đối với ông còn chưa đủ, thì nói gì thu được đủ tiền bàn quyền với bài quốc ca có số phận long đong ấy.
Tuấn Khanh
Nguồn: Blog Tuấn Khanh (RFA)
 http://sangtao.org/2015/09/07/mot-bai-quoc-ca-gia-bao-nhieu/

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Từ Plato, Aristotle đến Từ Huy, Thu Dung (Nguyễn Gia Kiểng)


"...Hợp quần không chỉ gây sức mạnh mà còn tạo điều kiện để con người trở thành dũng cảm, nghĩa là hết hèn. Người Việt Nam thường không biết như thế, và họ hèn vì không biết lý do khiến mình hèn...."

Plato (áo đỏ) và Aristotle
Từ Plato, Aristotle đến Từ Huy, Thu Dung (Nguyễn Gia Kiểng)
 
Trong một thời gian dài tôi không hiểu tại sao tôi rất chán môn đạo đức học (ethics), dù đó là một phần quan trọng của triết và gắn bó chặt chẽ với một môn mà tôi thích: chính trị. Biết thế nhưng đã bao nhiêu lần tôi muốn đọc đạo đức mà không được. Cứ đọc được vài giờ là chán tới cổ. Có thể là vì tôi không có cốt đạo nhưng cũng vì một lý do khác mà về sau tôi mới hiểu. Đó là vì các tác giả viết về đạo đức đều sai phương pháp. Họ loay hoay giảng giải điều không thể giảng giải được, nghĩa là những giá trị đạo đức. Những giá trị này – thí dụ như không được hung bạo, ăn cắp, nói dối, phản bội, nuốt lời hứa; phải thực thà, lương thiện, thủy chung, thương yêu v.v. - không thể giải thích được. Chúng có sẵn trong thiên nhiên và trong DNA của mỗi người và là nền tảng để lý luận và giải thích những điều khác. Không có thì thôi chứ không thể thảo luận gì cả.
Plato và Aristotle
Trong số những điều ít ỏi tôi còn nhớ về môn đạo đức học có sự khác biệt giữa Plato và Aristotle. Xin tóm lược một cách rất sơ sài.
Plato (438 -348 trước Công Nguyên) là học trò của Socrates (470 – 399 tr. CN) và nói rằng tất cả những gì ông nói ra chỉ là chép lại những mẩu đối thoại của Socrates. Nhưng chép lại làm sao có thể hay đến thế được, cùng lắm Plato đã chỉ lấy cảm hứng từ thày để viết thôi. Plato đã kính phục thày mình và ông hoàn toàn có lý. Socrates là người đầu tiên trên thế giới đã chấp nhận chết vì ý kiến của mình. Ai cũng phải ngưỡng mộ Socrates, dù có thể bác bỏ quan điểm về chính quyền mà Plato viết ra và nói là của ông. Aristotle (384 – 322 tr. CN) là học trò của Plato.
Plato và Aristotle trình bày hai quan điểm rất khác nhau khi trả lời cùng một câu hỏi căn bản của đạo đức học là "phải sống và hành động như thế nào?" Plato, tư biện và giáo điều, cho rằng phải vừa tu thân -nghĩa là liên tục tập luyện để sống một cách đúng đắn- vừa học để mở mang trí tuệ, trong đó học quan trọng hơn bởi vì sự gian trá chỉ là hậu quả của u mê, con người khi đã hiểu biết tất nhiên sẽ sống lương thiện. Học đối với Plato là học toán và triết, bởi vì vào thời đại của ông toán và triết là tất cả. Theo Plato những kẻ đã tu thân và quán triệt toán và triết sẽ biết sống và nêu gương sống, còn quần chúng phải phục tùng và noi gương họ mà sống. Đặc điểm và cũng là khuyết điểm của Plato là ông hình như chỉ coi trọng những phần tử tinh hoa. Aristotle, thông thái và ôn hòa, đề ra thuyết trung dung (the golden mean, le juste milieu) cho rằng mỗi người tuy cũng phải hướng thượng và noi gương những người tài đức nhưng cứ tùy theo khả năng và bản chất của mình mà thể hiện những giá trị đạo đức ở mức độ phù hợp với mình cũng là tốt rồi.
Hầu như mọi người đều cho rằng Aristotle có lý hơn Plato. Tôi cũng rất ngưỡng mộ Aristotle và tin rằng ông hơn Plato trên rất nhiều điểm – trò hơn thày là có tiến bộ và đáng mừng- nhưng càng về sau tôi càng thấy ít nhất về quan điểm đạo đức Plato có lý hơn. (Trên một môn khác tôi cũng đánh giá Plato cao hơn, đó là môn tri thức học (epistemology), nhưng đó là một vấn đề nằm ngoài khuôn khổ của bài này).
Trước hết phải nói rằng việc so sánh quan điểm của hai nhà triết vĩ đại này có phần khập khiễng. Tuy cùng bắt đầu với câu hỏi "phải sống và hành động như thế nào" nhưng sau đó hai người đã đi theo hai hướng hơi khác nhau. Plato nhất quyết trả lời trực tiếp câu hỏi này trong khi Aristotle cho rằng phải sống cho có hạnh phúc, rồi dần dần chuyển sang biện luận về hạnh phúc. Tuy nhiên sự khác biệt quan điểm giữa hai thày trò vẫn khá rõ rệt.
Bằng một cách tiếp cận vấn đề rất độc đáo vào thời đại của ông và cả nhiều thế kỷ sau đó, Aristotle đã không lý luận một cách tự biện (speculative) và thuần lý như Plato và tất cả các triết gia cổ Hy Lạp mà đã rút kết luận từ những quan sát thực nghiệm trong đời sống hàng ngày. Ông nhận thấy rằng mọi người đều mưu tìm hạnh phúc và như thế vấn đề nền tảng là sống thế nào để có hạnh phúc trong khi vẫn cố gắng tôn trọng các giá trị đạo đức. Trong khi đưa ra thuyết trung dung ông cũng gián tiếp phản bác quan điểm của thày mình và cho rằng không phải ai biết phân biệt đúng sai cũng tự nhiên làm điều đúng; không thiếu những người biết việc làm của mình là sai mà vẫn cứ làm, bản chất con người là thế. Tinh thần bao dung –và đa nguyên- của Aristotle thể hiện rõ ràng khi ông cho rằng không phải chỉ có một cách sống đúng; điều gì đúng cho một người chưa chắc đã đúng cho một người khác; đúng hay sai cũng tùy quan điểm cá nhân của mỗi người; không thể chỉ thuần túy dựa trên lý luận để quyết định lối sống phải có cho mọi người. Điểm nổi bật nhất của Aristotle là ông cho rằng mỗi người có một mức trung dung tối ưu riêng và chỉ có thể dò dẫm, rút kinh nghiệm, sửa sai và cải tiến. Aristotle còn giáng cho sư phụ mình một đòn ơn huệ khi ông nói rằng xét cho cùng phần lớn các giá trị đạo đức cũng chỉ là những giá trị trung gian. Dũng cảm là trung gian giữa hèn nhát và liều lĩnh, hãnh diện là trung gian giữa huênh hoang và hèn hạ v.v.
Những người phản bác Plato (và bênh Aristotle) còn đưa ra nhiều lập luận khác mà lập luận có trọng lượng nhất là trong chiều sâu Plato đã phủ nhận đạo đức đối với tuyệt đại đa số. Chỉ một thiểu số rất nhỏ có tư chất và điều kiện để trở thành những con người tuyệt hảo như Plato đòi hỏi, những người khác chỉ vâng phục, như vậy họ không tự nguyện, mà đã không tự nguyện thì không thể nói tới trách nhiệm và đạo đức. Nói chung trường phái Aristotle là trường phái tương đối, chủ quan và thực nghiệm trong khi Plato tuyệt đối, khách quan và lý thuyết. Tuyệt đối vì Plato cho rằng chỉ có một cách sống đúng cho tất cả mọi người; khách quan vì theo ông một hành động đúng hay sai là tự nó đúng hay sai chứ không phải tùy theo cách nhìn của mỗi người; lý thuyết vì ông quả quyết rằng những tiêu chuẩn đạo đức không đến từ kinh nghiệm mà có sẵn. Plato còn cho rằng cái đúng cao hơn cả thượng đế và thượng đế cũng chỉ đáng thờ nếu đúng.
Tội ác là con đẻ của ngu dốt
Tuy rất hâm mộ Aristotle và trường phái của ông nhưng càng ngày tôi càng ngả về Plato. Và một cách ngộ nghĩnh tôi ngả về phía Plato vì lý do thực nghiệm. Chính kinh nghiệm chứ không phải lý luận đã đã khiến tôi nhận định rằng tội lỗi và sự gian ác phần lớn là hậu quả của sự ngu dốt.
Nhận xét rõ nét nhất là những tay độc tài hung bạo đều vô học hay ít học, dù là Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, gia đình họ Kim ở Cao Ly, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Đỗ Mười v.v. Nếu hiểu biết có thể họ đã không làm những gì họ đã làm.
Trong trường hợp Việt Nam, nếu có chút kiến thức thì vào năm 1920, Hồ Chí Minh đã không say sưa tới mê sảng (theo chính lời ông kể lại) khi gặp chủ nghĩa cộng sản. Ông đã phải biết rằng chủ nghĩa này đã bị chính những người ủng hộ nó mạnh mẽ nhất lúc ban đầu -Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức- vất bỏ từ gần một nửa thế kỷ rồi. Ít nhất ông cũng phải thận trọng chứ không thể mê cuồng đến thế. Chính sự mê muội này đã đưa Việt Nam vào thảm kịch. Những sai lầm và tội ác sau đó –tàn sát các đảng phái quốc gia, cải cách ruộng đất, nội chiến- chỉ là hậu quả của sự mê muội lúc ban đầu.
Nếu Lê Duẩn và Lê Đức Thọ biết rằng chủ nghĩa Mac-Lênin đã bị vất bỏ từ 100 năm trước (Đại hội Gotha 1875) và sắp bị lên án như một tội ác thì họ đã không huênh hoang gào thét "Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng muôn năm!" sau ngày 30-4-1975 rồi thi hành chính sách bỏ tù và hạ nhục đối với miền Nam. Họ đã thực hiện hòa giải dân tộc và đi vào lịch sử một cách vinh quang thay vì làm như họ đã làm và mang tiếng ngu muôn đời.
Nếu Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười hiểu rằng dân chủ là tương lai tất yếu và họ có thể chuyển hóa về dân chủ một cách an toàn (nên nhớ Nguyễn Văn Linh đã rất được hoan nghênh lúc ban đầu khi người ta tưởng ông ta thực sự muốn thay đổi) thì họ đã không hoảng hốt đi quỵ lụy để xin đầu hàng Trung Quốc. Nếu họ biết rằng chính chế độ Trung Quốc cũng sẽ không thể trụ được v.v… Tất cả đã bắt nguồn từ sự ngu dốt.
Đọc đến đây chắc nhiều vị đã nổi giận và muốn thét lên: "Ngụy biện! Chúng nó đâu có ngu, chúng nó gian ác!". Xin quí vị bình tĩnh. Tôi không phủ nhận là họ đã rất gian ác, biết mình rất sai phạm – còn tội nào lớn hơn tội gây nội chiến làm chết sáu triệu đồng bào, dâng chủ quyền cho ngoại bang?- mà vẫn làm. Chắc chắn những người lãnh đạo cộng sản trong lúc này cũng phải biết rằng tham nhũng, vơ vét, cướp đất của dân, quỵ lụy trước Bắc Kinh là nhơ nhớp nhưng vẫn làm vì gian tham. Họ biết nhiều lắm. Nhưng những "kiến thức" của họ chỉ đại loại như kiểu Lê Duẩn biết ba dòng thác cách mạng. Hay như Lê Đức Anh biết:"Mỹ âm mưu tiêu diệt ta, muốn chống lại Mỹ phải có đồng minh, đồng minh là Trung Quốc" (Hồi Ức Trần Quang Cơ). Đặc tính của những người ít học là họ thường nghĩ là mình đã biết hết rồi và phải nhẩy chồm tới kết luận vì không chịu đựng nổi sự đau nhức của lý luận. Chính sự gian tham của các quan chức hiện nay xét cho cùng cũng chỉ là sản phẩm của sự ngu muội. Họ đã không biết -như cả Plato lẫn Aristotle- thế nào là một cuộc sống xứng đáng nên đã tưởng vũng bùn nhơ của giành giật, cướp bóc, hung bạo là hạnh phúc, cao cả, vinh quang. Như thơ Nguyễn Chí Thiện:
Những đứa con của ngừng đọng tối tăm
Chúng sinh ra từ tăm tối nhiều năm
Nên chúng tưởng đêm đen là ánh sáng.
Plato có lý và Aristotle đã sai khi biện luận quá xa. Những mệnh lệnh nền tảng của đạo đức, hay những giá trị đạo đức "cấp một", những giá trị phải có,như không nói dối, không trộm cướp, không bội ước v.v. đều là những giá trị tuyệt đối chứ không có trung gian. Người ta giữ hoặc không giữ lời hứa, ăn cắp hay không ăn cắp, chứ không giữ lời hứa 50%, ăn cắp 30% v.v. Ngay cả những giá trị đạo đức "cấp hai", những giá trị nên có, như dũng cảm, tự hào, chuyên cần v.v. cũng không phải là những trung gian. Hèn nhát và liều lĩnh không phải là những thái cực của sự dũng cảm mà chỉ là hai hậu quả của sự vắng mặt của dũng cảm; cũng thế tự hào không phải là trung gian giữa vênh váo và cúi rạp, tự hào là tự hào.
Tất cả chỉ vì hèn?
Nhưng tại sao những người không có tài cũng chẳng có tâm như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn v.v. lại đã có thể lôi kéo cả một dân tộc vào một cuộc nội chiến ba mươi năm và thành công? Nếu Mặt Thật của Bùi Tín và Đèn Cù của Trần Đĩnh ra đời vào thập niên 1950 thay vì 1992 và 2014 thì lịch sử Việt Nam có thể đã khác và hàng triệu người đã không thiệt mạng. Tại sao sự thật lại chỉ được phơi bày muộn màng như thế?
Nghiêm trọng hơn, tại sao từ sau ngày 30/4/1975 đảng cộng sản dù đã thất bại thê thảm trên tất cả mọi phương diện và trong tất cả mọi địa hạt, đã khiến nước ta mất chủ quyền, mất đất, mất đảo, mất biển, tụt hậu một thế kỷ so với thế giới lại có thể vẫn đứng vững và hơn thế nữa vẫn chưa có đối thủ nào đáng kể trước mặt?
Cô Nguyễn Thị Từ Huy hình như tin rằng mình đã tìm ra câu trả lời (1). Nhân nhìn tấm hình ba phụ nữ kéo bừa cô nổi đóa mạt sát bọn đàn ông con trai như sau:
 
"Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại. 
Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này:
"Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn?""
Rõ ràng giải đáp của cô Từ Huy là: "Đàn ông Việt Nam hèn".
(TS Trần Thu Dung đòi cho phụ nữ Việt Nam quyền được chia sẻ cái hèn với đàn ông)
Ngay sau đó cô tiến sĩ Trần Thu Dung nhập cuộc sửa lưng cô Từ Huy (2). Theo cô Thu Dung đàn ông Việt Nam kéo cày được – cô cũng trưng tấm ảnh một chàng thanh niên đang kéo cày - thì đàn bà Việt Nam cũng kéo cày được; cái nhục không phải là phụ nữ Việt Nam kéo cày mà là người Việt Nam kéo cày thay trâu trong thế kỷ 21, không phải chỉ có đàn ông con trai Việt Nam hèn mà đàn bà con gái Việt Nam cũng hèn. Nói tóm lại là cả dân tộc Việt Nam hèn. Thực ra cô Thu Dung cũng đồng ý với cô Từ Huy về nguyên nhân của thảm kịch Việt Nam, chỉ phản đối chính sách phân biệt đối xử của cô Từ Huy và đòi cho phụ nữ Việt Nam quyền được chia sẻ cái hèn với đàn ông.
Nhưng đâu là cội nguồn của cái hèn?
Tôi không muốn can thiệp vào cuộc tranh luận giữa hai nữ trí thức Hà Nội đang trong cơn indignation vertueuse (phẫn nộ vì lý do đạo đức). Tuy vậy tôi phải nhận xét là cả cô Từ Huy lẫn cô Thu Dung đều sai. Các cô ấy, rõ nét nhất là cô Từ Huy, thuộc trường phái Aristotle và chống Plato. Cũng như Aristotle, các cô ấy cho rằng người ta có thể biết mình hèn mà vẫn cứ hèn, người ta làm điều sai không phải vì không biết mình sai (Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại). Các cô ấy xổ toẹt thần tượng Plato của tôi.
Lỗi tại Aristotle. Chính cái thuyết trung dung của ông đã làm hoại loạn tất cả. Aristotle sai. Như đại đa số trí thức Việt Nam. Họ theo thuyết trung dung, nghĩa là lương thiện theo tình huống, và trên thực tế họ đã sống rất lương thiện theo tiêu chuẩn của Aristotle. Họ lương thiện trong 99% thời gian, nghĩa là trong lúc bình thường không cần chứng tỏ sự lương thiện, chỉ lưu manh 1% thời gian, vào lúc phải lương thiện. Họ dũng cảm 99% thời gian, những lúc không cần dũng cảm, chỉ hèn 1% thời gian, vào lúc phải dũng cảm.
Cái sai của Aristotle, theo tôi, là đã lẫn lộn triết với chính trị. Triết là cố gắng tìm chân lý chân chính, tuyệt đối và cao vợi, ngay cả nếu không với tới được. Triết không thỏa hiệp. Thỏa hiệp với thực tại là công việc của chính trị và hành động. Nhưng ngay cả trong chính trị và hành động người hiểu biết cũng thỏa hiệp một cách thông minh, thỏa hiệp ở mức tối thiểu cần thiết và được phép, thỏa hiệp mà không đánh mất mình chứ không thỏa hiệp một cách phản bội. Tôi vẫn tin cái xấu chủ yếu là hậu quả của ngu dốt. Tôi vẫn tán thành Plato.
Hai cô Từ Huy và Thu Dung đã nhìn thấy hiện tượng nhưng chưa nhìn thấy nguyên nhân. Sự dũng cảm không phải là một giá trị đao đức cấp một, nghĩa là tự nhiên và phải có sẵn, mà chỉ là một giá trị cấp hai, nghĩa là có thể do một điều kiện nào đó mà có hay không có. Do đó muốn trị bệnh hèn phải trị tận gốc. Mắng nhiếc không đủ.
Vậy cái gốc là gì? Xin trả lời một cách thật cụ thể, ngắn gọn và dứt khoát: cái gốc của hèn là do thiếu tổ chức. Hai cô có thể truy cập tất cả mọi khảo cứu về tâm lý xã hội. Tất cả đều khẳng định tổ chức khiến con người trở thành dũng cảm và cho phép con người hành động dũng cảm. Thí dụ trong một bệnh viện, trước một trường hợp bệnh nhân cần giải phẫu khẩn cấp nếu không chắc chắn sẽ chết trong một tương lai gần, nhưng nếu mổ thì cũng có một xác xuất khá lớn là bệnh nhân sẽ chết ngay trên bàn giải phẫu. Một bác sĩ thường không dám lấy quyết định nhưng một hội đồng y sĩ chắc chắn sẽ không lưỡng lự. Hợp quần không chỉ gây sức mạnh mà còn tạo điều kiện để con người trở thành dũng cảm, nghĩa là hết hèn. Người Việt Nam thường không biết như thế, và họ hèn vì không biết lý do khiến mình hèn.
Một người cô đơn không chỉ tự nhiên hèn mà còn nên hèn. Nếu cô Từ Huy không hèn thì cô làm được gì? Cô sẽ tháo dép, dơ cao, xông vào trụ sở trung ương đảng cộng sản? Bảo đảm là cô sẽ bị chặn bắt ngay trước khi có thể tạt dép vào mặt một cấp lãnh đạo nào, bị giam và sau đó ra tòa lãnh án tù về tội "âm mưu lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa" theo điều 79 BLHS. Nếu cô nuốt giận ngồi nhà gõ sự phẫn nộ của mình trên bàn phím thì cũng chưa chắc đã an toàn. Cô rất có thể cũng sẽ bị bắt và phạt án tù về tội "lạm dụng các quyền tự do dân chủ" theo điều 258, như Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ và nhiều blogger khác.
Muốn dũng cảm thì phải có tổ chức, không có tổ chức thì chỉ có thể hèn hoặc liều lĩnh. Người Việt Nam vẫn không hiểu như vậy. Và họ cũng không hiểu nhiều điều rất cơ bản khác.
Chính trị và đấu tranh chính trị
Trước hết họ không hiểu chính trị là gì. Trong cả ngàn năm chính trị của nước ta chỉ là một trò chơi danh vọng, và danh vọng được ban phát theo bằng cấp hoặc ơn huệ chứ không phải theo khả năng và sự hiểu biết. Những kẻ sĩ đậu những khóa thi cử vớ vẩn về Tứ Thư Ngũ Kinh chẳng liên hệ gì tới đời sống xã hội được bổ nhiệm làm tri phủ, tri huyện để "trị dân", dù hiểu biết về xã hội của họ còn thấp hơn cả người dân. Kẻ sĩ là một lớp người mà lý tưởng là được làm dụng cụ cho một bạo quyền để đàn áp quần chúng. Trong suốt dòng lịch sử chính trị chỉ là đàn áp và kẻ sĩ là những cây gậy để các vua chúa đánh đập dân chúng. Kẻ đánh biết mình đang đánh và kẻ bị đánh biết đau và thấm thía sự tàn bạo, nhưng cây gậy thì không biết suy nghĩ. Cái tâm lý dụng cụ đó vẫn còn để lại một di sản văn hóa nặng nề khiến trí thức Việt Nam đã không biết gì về chính trị lại còn tưởng là mình đã biết hết rồi và không chịu học để biết. Theo họ chính trị không cần học, ai có bằng cấp hay địa vị xã hội – dù chỉ là một bằng cấp chuyên môn hay một chức vụ hữu danh vô thực - là mặc nhiên thấy mình có đủ tư cách để nói về chính trị và làm chính trị.
Tôi đã nghe rất nhiều trí thức khoa bảng mặt mũi sáng sủa nói một cách tự nhiên "tôi không thích chính trị". Nhưng chính trị là gì? Chữ "chính trị" không có trong ngôn ngữ Việt Nam và Trung Quốc trước khi tiếp xúc với phương Tây. Nó được đặt ra để dịch chữ "politics" đã có từ thời cổ Hy Lạp. Nhưng đó là cách dịch phiến diện, ẩu tả. Politics có nghĩa là việc của thành phố, hay "việc chung", bởi vì vào thời đó mỗi thành phố là một nhà nước. Nếu khi mới tiếp nhận khái niệm chính trị người ta dịch politics là "việc chung" hay "việc nước" thì các trí thức khoa bảng sẽ khó có thể nói "tôi không thích việc chung" hay "tôi không thích việc nước" mà không thấy ngượng, hoặc ít ra không dám nói một cách hãnh diện như thế.
Một số trí thức, trong đó có cả những người tự cho là hiểu biết về chính trị, còn nói một cách chắc nịch: "Chính trị là thủ đoạn, là dơ bẩn". Họ dốt đặc mà không biết mình dốt. Mới đây ông tổng thống Pháp bị tai tiếng nhiều và uy tín xuống tới sát số không chỉ vì dùng xe máy lén lút đi ăn vụng với một cô bồ nhí. Một chuyện như vậy nếu xảy ra trong giới doanh nhân, hay thể thao, hay văn nghệ sĩ, hay ngay cả trong giới giáo chức, thì sẽ chỉ là một chuyện cười và François Hollande không chừng còn được cảm tình. Nhưng dư luận đã tức giận, và ông Hollande bị mất thể diện, vì nó đã xảy ra trong môi trường chính trị, một môi trường mà đạo đức là bắt buộc. Một cách giản dị chính trị là đạo đức ứng dụng, là sự thể hiện các giá trị đạo đức trong xã hội. Đạo đức và chính trị nhắm trả lời cùng một câu hỏi phải sống và hành động như thế nào. Chỉ khác nhau ở qui mô, đạo đức tìm câu trả lời ở qui mô cá nhân trong khi chính trị tìm giải đáp ở qui mô xã hội. Cốt lõi của luật pháp là thể hiện các giá trị đạo đức trong xã hội. Vì thế mà Plato, cũng vẫn Plato, đã nói một câu để đời: "Luật vô đạo không phải là luật". Sở dĩ môi trường chính trị thường phơi bày những sự gian trá bởi vì nó không dung túng sự gian trá. Một cọng rác trong một căn nhà sạch dễ thấy hơn là trong một căn nhà đầy rác. Quan điểm "chính trị là dơ bẩn" là quan điểm của những người không hiểu chính trị và đạo đức. Một cách cụ thể tôi cũng đã quan sát và nhận thấy rằng những người nói như vậy thường chỉ có một nhân cách thấp hoặc trung bình.
Động trời hơn nữa là có những người tự nhận là đấu tranh cho dân chủ nhưng lại tuyên bố một cách hãnh diện là không tham gia một tổ chức nào cả. Nhưng đấu tranh chính trị có bao giờ là đấu tranh cá nhân đâu, nó bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức. Những người nói như vậy chẳng thà đừng đấu tranh. Họ phá đám hơn là đóng góp. Muốn đóng góp cho cuộc vận động dân chủ chỉ bằng hoạt động cá nhân thì phải là những người thật thông thái hoặc những nhà tư tưởng rất lớn có khả năng soi sáng cho cuộc đấu tranh, nhưng những người như vậy lại không nói có thể đấu tranh mà không cần tổ chức.
Xét cho cùng, chúng ta đã là chúng ta hiện nay - tụt hậu bi đát so với thế giới, con người vẫn chưa được nhìn nhận những quyền con người cơ bản nhất, phụ nữ phải kéo cày v.v .- cũng chỉ vì sự u mê. Đất nước ta hình như có ba loại người chính: những kẻ gian ác, những người không dám chống lại và những người không biết cách chống lại. Giải pháp là những người dám chống lại phải học hỏi để biết cách chống lại, nghĩa là đấu tranh có tổ chức. Họ sẽ dũng cảm thay vì chỉ liều lĩnh, và họ sẽ đem sự dũng cảm đến với những người hiện nay chưa dám chống lại.
Lời cuối
Tôi rất thông cảm và đồng tình với sự phẫn nộ đạo đức, cette indignation vertueuse, của hai cô Từ Huy và Thu Dung. Chỉ mong các cô hiểu rằng vấn đề không phải là hèn hay không hèn mà là có hay không có tổ chức. Vậy thì thay vì phản bác nhau hai cô nên kết hợp với nhau, rủ luôn cô Phạm Thị Hoài, cô Võ Thị Hảo và nhiều cô khác, khởi xướng một đảng diệt hèn cứu nước. Cương lĩnh của đảng nên ghi rõ là các đảng viên không chấp nhận uống café với những ai nói "không làm chính trị" hoặc "chính trị là dơ bẩn", nhất là những anh tuyên bố một cách vô tư rằng mình đấu tranh cho dân chủ nhưng "không tham gia một tổ chức nào cả". Không phải vì khinh bỉ họ - đề nghị các cô tôn trọng nhân quyền - mà để phản đối những sai lầm lỗ mãng đã kéo dài quá lâu, và gián tiếp đồng lõa với bạo quyền.
Nguyễn Gia Kiểng
(12/2014)