Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Quê Choa: Thủ tướng có muốn ghi danh vào lịch sử ?

Quê Choa: Thủ tướng có muốn ghi danh vào lịch sử ?: Hồ Trung Tú Theo FB Hồ Trung Tú   Cuối bài " Ba khâu đột phá của Thủ tướng " ( Xem tại đây!) Huy Đức viết : "Hy vọng,...

Quê Choa: Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường ...

Quê Choa: Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường ...: Jeffrey A. Bader   Liêm Nguyên dịch theo brookings.edu   Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do T...

Quê Choa: Đảng hãy tự đổi mới vì vận mệnh của đất nước

Quê Choa: Đảng hãy tự đổi mới vì vận mệnh của đất nước: Cầu Nhật Tân Theo blog Cầu Nhật Tân   Trong bối cảnh đất nước đứng trước những hiểm họa to lớn từ người đồng chí phương Bắc có chung...

XỬ ÁN. | Phọt Phẹt

XỬ ÁN. | Phọt Phẹt

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG VÀ TAN RÃ


Lưu Trọng Văn
Nhà thơ Lưu Trọng Văn gửi đến Bauxite Việt Nam một bài viết lý thú, trong đó có đoạn:
Trong quá trình chuyển dịch này [chỉ những biến đổi mà khởi đầu là vụ việc Giàn khoan HU 981 gần một tháng nay tự động đột nhập hoành hành ngang ngược trong lãnh hải Việt Nam bất chấp Công ước quốc tế 1982, không chỉ làm dấy lên một không khí sục sôi phản đối của nhân dân nước ta đối với các thế lực Trung Nam Hải mà còn làm nhiều nước trên thế giới bất bình, quan ngại và đang có nhiều toan tính về phương cách giữ gìn ổn định Biển Đông] Nhân loại có thể sẽ chứng kiến sự trở lại một quốc gia đã từng rất huy hoàng làm nên nòng cốt của tộc Bách Việt đó là Văn Lang hoặc một phần của nó cách đây hơn 2000 năm là Nam Việt mà lãnh thổ bao gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, vươn ra cả đảo Hải Nam trước khi bị nhà Hán tàn bạo xâm chiếm. Một Nam Việt ấy sẽ tất yếu hợp nhất với Việt Nam theo lẽ “Thuận” thành một dải non sông nước Việt ngàn đời (tất nhiên bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa) mà các tổ tiên Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cùng Mẹ Âu Cơ theo mệnh Trời đã tạo dựng nên. Một nước Việt với tư tưởng hòa hiếu lấy nền tảng là chữ “Thuận” mà cơ Trời đã định cho hình chữ S – hình Thái cực của âm dương hài hòa của Việt Nam sẽ là nơi hội tụ của tư tưởng Trung Đạo sống hòa bình, thịnh vượng bên một nước Trung Hoa của người Hán luôn mạnh mẽ văn minh nhưng đã vào khuôn khổ vốn có, khiêm nhường.
Đã đến lúc tất cả người Việt ở bất cứ đâu từ bờ Nam sông Dương Tử, từ Trung Nguyên nơi sừng sững núi Thái Sơn hay 90 triệu người đang sinh sống trên dải đất hình chữ S hoặc hàng chục triệu người đang sống khắp nơi trên thế giới là con cháu của Bách Việt nhận thức ra cùng cội nguồn của mình. Đồng thời cũng nhận thức ra sứ mệnh phục hồi và phát triển nền văn minh Bách Việt góp phần xây dựng, kiến tạo lại nền văn minh ấy phát triển rực rỡ xứng đáng là bản thể tô tem Rồng, dâng góp cho nhân loại các giá trị của mình để mãi mãi là một phần máu thịt không thể tách rời của nhân loại”.
Chúng tôi nghĩ có lẽ phải giới thuyết thêm một vài lời, rằng “biến đổi” mà nhà thơ họ Lưu nói đây không có nghĩa là ông muốn làm một nhà “dự báo” ngông cuồng, chỉ cho mọi người thấy nhữngtiền triệu cụ thể của việc Việt Nam sắp thâu tóm được hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc vốn xa xưa thuộc lãnh thổ của mình, hoặc giả ngược lại, Trung Quốc sắp thâu tóm được giải đất hình chữ S của chúng ta để sáp nhập vào Lưỡng Quảng của họ.
Không! Ngàn lần không! Xin bạn đọc hãy xem những gì trình bày của ông như một cách vận dụng Kinh dịch soi vào cái hiện hữu đang diễn ra trước mắt nhằm đề xuất một ý tưởng triết học cao sâu hơn, về khả năng biến đổi mang tầm vĩ mô nhìn theo địa-văn hóa: một cuộc vận động “Thế gian biến cải vũng nên đồi” có thể đang có tín hiệu sẽ xảy tới trong vòng nhiều thập kỷ thậm chí là thế kỷ, như đã từng xảy ra trên các chặng đường chuyển dịch rất lâu dài của văn minh nhân loại.
Vì là kẻ dốt Kinh dịch chúng tôi không dám có ý kiến gì bổ sung hay phản bác, chỉ xin chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm và thưởng thức.
Nguyễn Huệ Chi
Suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc (TQ) liên tục là những cuộc tách rồi nhập rồi tách các quốc gia. Nếu chúng ta hiểu sự vận hành của vũ trụ mà Kinh dịch của tổ tiên Bách Việt (người Việt chúng ta hiện nay là người thừa kế hợp pháp), đúc kết thành quy luật về sự dịch chuyển đồng nhất con người, trái đất và vũ trụ, thì bất cứ sự dịch chuyển nào dù của con người hay quốc gia đều phải tuân thủ lẽ của Tạo hóa, đó là sự hài hòa.
Với thiên nhiên chúng ta đã chứng kiến bất cứ sự áp đặt cưỡng bức nào phá đi sự hài hòa vốn có của thiên nhiên tạo nên sự xới tung xung đột đều bị thiên nhiên trừng phạt khốc liệt. Với các quốc gia, thể chế của con người cũng vậy, bất cứ sự dịch chuyển nào không hài hòa tức là mang tính áp đặt, cưỡng bức trước sau đều thất bại. Có thể khẳng định rằng sự hình thành nên nước Trung Hoa ngày nay là kết quả của quá trình áp đặt, cưỡng bức bằng máu của hàng triệu người, như sự hình thành gọi là “thống nhất quốc gia” của bạo chúa Tần Thủy Hoàng bằng chất chồng núi xương hơn 2000 năm trước, sẽ thất bại vì không hợp lẽ Trời, không hợp lòng người, đương nhiên không thể hài hòa.
Để biết thuận hay không thuận,Trời có thể khó hỏi với những ai không thông tường Kinh dịchđể khảo và thấu hiểu lẽ Trời, quy luật của Tạo hóa nhưng người thì nào có khó hỏi?
Vậy nếu nhà cầm quyền Trung Nam Hải hiện nay của nước TQ với hơn một tỷ ba dân chiếm một phần sáu nhân loại, tìm hỏi những người dân Tây Tạng, Mãn, Tân Cương và cả những tộc của Bách Việt chủ nhân lâu đời nhất tạo nên nền văn minh nông nghiệp và nền văn hóa vĩ đại từ bờ Nam sông Dương Tử thì sẽ có được những câu trả lời “thuận” hay “nghịch”.
Vậy thì đến bao giờ ở TQ mới có được cuộc trưng cầu dân ý mang tính sống còn cốt lõi của lẽ hưng thịnh bền vững không chỉ cho đất nước TQ hiện nay mà còn cho cả Hành tinh này?
Câu trả lời không khó. Vì, chỉ một đất nước dân chủ thật sự, tự do thật sự, các quyền cơ bản của con người được tôn trọng thật sự mới có được cuộc trưng cầu dân y để thuận theo lòng dân như thế. Liên bang Xô viết đã trả lại vận mệnh của 15 quốc gia, dân tộc khác biệt theo nguyện vọng “ai làm chủ nhà nấy” một cách êm thấm chính nhờ làn sóng dân chủ, tự do này. Và một ngày không xa TQ cũng sẽ như vậy. Người Hán sẽ trở lại đúng bản thể của mình để là láng giềng chung sống hòa bình hài hòa với người Tây Tạng, người Tân Cương, người Nội Mông, người Bách Việt với quy luật và sự sắp đặt ngàn xưa của lẽ Trời: Ai làm chủ nhà nấy. Và chỉ khi vậy thì cái thế lực bành trướng Đại Hán hay cái gọi là tham vọng “trỗi dậy Trung Hoa” một cách ngông cuồng của thế lực cầm quyền TQ hiện nay làm đảo lộn sự hài hòa thống nhất Thiên - Địa - Nhân mới không thể có cơ hội và điều kiện ngóc đầu. Điều này đồng nghĩa với chấm dứt tận gốc rễ nguy cơ chiến tranh ở biển Hoa Đông cũng như ở biển Đông mà cả thế giới đang lo ngại.
Con đường tất yếu đã rõ, nhưng làm thế nào để thúc đẩy sớm tiến trình hợp quy luật này?
- Trước hết đó là Sứ mệnh của chính những người đang sống trên đất nước TQ mà sự đòi hỏi về tính tự quyết và dân chủ đang và càng ngày càng là đòi hỏi bức thiết nhất, chính đáng nhất giữa trào lưu dân chủ toàn cầu không thể cưỡng lại này.
- Sự bành trướng Đại Hán rõ ràng đang phá sự ổn định, sự tồn tại hài hòa của nhân loại, vì vậy vấn đề dân chủ và tự quyết của người TQ không chỉ còn là của riêng người TQ mà liên thông gắn bó mật thiết như một thể thống nhất với bộ phận còn lại của nhân loại trên nền tảng tự quyết và dân chủ mà Tạo hóa công bằng, bình đẳng ban tặng cho bất cứ dân tộc nào. Thế giới chưa thể quên bài học về chủ nghĩa phát xít Hitler, chính vì các quốc gia chỉ nghĩ lợi ích của riêng mình một thời gian dài không đồng lòng chung tay ngăn chặn chế độ phát xít độc tài, góp phần nuôi dưỡng chế độ độc tài ấy dẫn đến thảm họa khủng khiếp cho nhân loại.
- Việt Nam làm gì trước bài toán mang tính sống còn không những đối với VN mà đối với nhân loại này? Câu trả lời cũng rất đơn giản là không có bất cứ con đường nào khác VN phải phát triển theo quy luật vận hành hợp với quy luật vận hành của vũ trụ mà Kinh dịch của tổ tiên người Việt đã vạch ra, đó chính là nguyên tắc ba không: “Không xung khắc người với người, không xung khắc người với thể chế, không xung khắc người với thiên nhiên”.
Thế giới đã thay đổi VN phải thay đổi! Và sự thay đổi này là sự chuyển dịch tất yếu. Cái đích của sự chuyển dịch tất yếu ấy chính là sự bất dịch muôn đời: Lòng Người, lòng Đất, lòng Trời hòa làm một. Cốt lõi vấn đề ở đây đồng thời cũng là trục của sự chuyển dịch- thay đổi, đó là phải xây dựng một thể chế kết nối hài hòa chặt chẽ lòng Người với lòng Đất, lòng Trời. Thể chế đó phải là thể chế đồng thuận dân chủ, không thể khác! Sự cường thịnh của VN một láng giềng gắn bó nguồn cội về chủng tộc, về văn hóa với hàng trăm triệu người Bách Việt đang sống ở TQ sẽ góp phần không nhỏ về niềm tự hào và khát vọng nhân văn cội nguồn Bách Việt trở thành động lực thúc đẩy tiến trình dân chủ nhân văn và tinh thần độc lập tự quyết của cả nước Trung Hoa.
Trong quá trình chuyển dịch này Nhân loại có thể sẽ chứng kiến sự trở lại một quốc gia đã từng rất huy hoàng làm nên nòng cốt của tộc Bách Việt đó là Văn Lang hoặc một phần của nó cách đây hơn 2000 năm là Nam Việt mà lãnh thổ bao gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, vươn ra cả đảo Hải Nam trước khi bị nhà Hán tàn bạo xâm chiếm. Một Nam Việt ấy sẽ tất yếu hợp nhất với Việt Nam theo lẽ “Thuận” thành một dải non sông nước Việt ngàn đời (tất nhiên bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa) mà các tổ tiên Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cùng Mẹ Âu Cơ theo mệnh Trời đã tạo dựng nên. Một nước Việt với tư tưởng hòa hiếu lấy nền tảng là chữ “Thuận” mà cơ Trời đã định cho hình chữ S – hình Thái cực âm dương hài hòa của Việt Nam sẽ là nơi hội tụ của tư tưởng Trung Đạo sống hòa bình, thịnh vượng bên một nước Trung Hoa của người Hán luôn mạnh mẽ văn minh nhưng đã vào khuôn khổ vốn có, khiêm nhường.
Đã đến lúc tất cả người Việt ở bất cứ đâu từ bờ Nam sông Dương Tử, từ Trung Nguyên nơi sừng sững núi Thái Sơn hay 90 triệu người đang sinh sống trên dải đất hình chữ S hoặc hàng chục triệu người đang sống khắp nơi trên thế giới là con cháu của Bách Việt nhận thức ra cùng cội nguồn của mình. Đồng thời cũng nhận thức ra sứ mệnh phục hồi và phát triển nền văn minh Bách Việt góp phần xây dựng, kiến tạo lại nền văn minh ấy phát triển rực rỡ xứng đáng là bản thể tô tem Rồng, dâng góp cho nhân loại các giá trị của mình để mãi mãi là một phần máu thịt không thể tách rời của nhân loại.
Xung đột xảy ra ở Biển Đông với thế lực bành trướng Đại Hán hiện nay có thể chính là cơ hội để sức mạnh Rồng tiềm ẩn trong từng huyết mạch người Việt thức dậy và vùng dậy nhận lấy Sứ mệnh thiêng liêng của mình góp phần thiết lập lại trật tự mà quy luật Tạo hóa đã ấn định thể theo lòng Người, lòng Đất mẹ, lòng Trời.
L.T.V.
Tác giả gửi BVN
Copy từ http://boxitvn.blogspot.com/2014/05/trung-quoc-banh-truong-va-tan-ra.html

Thế giới này không ai làm vậy

Tàu Trung Quốc đâm chìm, bỏ mặc ngư dân giữa biển:

Thế giới này không ai làm vậy

30/05/2014 09:03 (GMT + 7)
TT - Chiều 29-5, mười ngư dân tàu Đna 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm may mắn thoát chết đã được đưa về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Ngư dân tàu ĐNa 90152 về đến cảng Lý Sơn chiều 29-5
Tàu cá ĐNa 90152 chỉ còn nổi lên một mỏm gỗ nhỏ được tàu lai dắt kéo về đến Lý Sơn - Ảnh: Trần Mai
Những ngư dân can trường về từ Hoàng Sa sau những cú đâm cố tình đoạt mạng của tàu Trung Quốc.
Chiếc tàu kéo còn ở xa gần 6 hải lý nhưng trên cầu cảng hàng trăm ngư dân Lý Sơn đã có mặt để đón mười ngư dân can trường.
Hai cú đâm đoạt mạng người
Đưa tàu vào bảo tàng làm chứng tích
Ông Nguyễn Tài Luân - phó bí thư Huyện ủy Lý Sơn - cho biết hành động của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam là tội ác.
Theo ông Luân, tàu cá ĐNa 90152 đã hư hại quá nhiều, khó có thể phục hồi sửa chữa để ra biển trở lại. Hơn nữa do sóng to gió lớn nên việc kéo tàu về Đà Nẵng sẽ dễ dẫn đến tàu bục nát và chìm.
“Nên việc kéo tàu về Lý Sơn là có thể mang vào bảo tàng để làm chứng tích cho sự nhẫn tâm và dã man này” - ông Luân đề xuất.
Từ xa, con tàu 450 CV chỉ là một chấm đỏ nổi bồng bềnh trên mặt nước. Bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu Đna 90152, từ Đà Nẵng lặn lội vào đây lúc sáng sớm để đón các ngư dân trở về. Tận mắt chứng kiến con tàu của gia đình mình chỉ nổi lên một mảnh gỗ nhỏ, đôi mắt bà lạc đi như người vô hồn.
“Là con người mà sao họ ác quá! May là anh em không sao. Nợ ngân hàng thì từ từ trả, còn người là quý rồi” - bà Hoa nói.
Những giọt nước mắt xen trong nụ cười, những cái bắt tay hạnh phúc của người thân các ngư dân trong phút giây trùng phùng trên bến cảng.
Bà Hoa cứ luýnh quýnh, chẳng biết nói gì, ngoài đôi tay cố nắm chặt từng ngư dân may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần trên biển.
Những khuôn mặt sạm đen vì nắng gió, những bàn tay đầy thương tích, những ngư dân ôm chầm lấy người thân nước mắt ngắn dài.
Ngay tại cầu cảng, nhiều ngư dân bị thương được các bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương để tránh nhiễm trùng, đồng thời động viên tinh thần ngư dân sau phút giây hoảng loạn trên biển.
Khuôn mặt vẫn còn thất thần sau những gì vừa xảy ra, thuyền trưởng Đặng Văn Nhân kể lại: “Lúc đó vào khoảng 16g30 khi anh em  đang đánh bắt cá cách giàn khoan Hải Dương 981 chừng 17 hải lý về phía nam thì bất ngờ bị hai tàu Trung Quốc ép vào giữa. Tôi không nghĩ họ đâm tàu mình. Tôi cho tàu đi từ từ xem họ có động thái gì không thì bất ngờ tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 tông thẳng từ phía mạn phải đuôi tàu làm vỡ gần như toàn bộ đuôi mạn phải”.
Bị tông bất ngờ, là thuyền trưởng nhiều năm sóng gió, anh Nhân gọi chín ngư dân dồn về phía mũi tàu, đồng thời tăng tốc tránh né.
“Tôi chưa kịp tăng tốc thì chưa đầy một phút sau cú tông thứ nhất, chiếc tàu 11209 lùi lại một đoạn rồi rồ ga tăng tốc rất nhanh tông thẳng vào mạn trái đuôi tàu. Tàu chúng tôi bị lật úp. Toàn bộ anh em bị hất văng xuống biển” - anh Nhân chưa hết bàng hoàng.
Suýt chết kẹt trong cabin
Trong lúc tàu chìm, tám người ở mũi tàu bị hất văng khỏi tàu, riêng hai ngư dân Nguyễn Huỳnh Bá Biên (28 tuổi) và Lê Văn Bình (19 tuổi) còn mắc kẹt trong cabin. Mình đầy thương tích, băng bó khắp người, anh Biên kể lại: “Tôi đang ngồi trong cabin thì bất ngờ chiếc tàu dựng ngược. Tôi bị lộn nhào về phía mạn phải, đầu đập vào thành tàu. Chưa kịp trấn tĩnh thì tàu chìm, nước ộc vào, quờ quạng mãi tôi mới nhìn vào cửa cabin lúc đó bị vỡ. Hụp xuống lặn ra thì nước ùa vào”.
Nhấp ngụm nước, anh Biên kể tiếp: “Tưởng là đã chết vì mắc kẹt trong khoang tàu. Tôi nín thở lựa chỗ có ánh sáng và chọn lúc con tàu dập dìu nổi lên, tôi mới chui ra được. May mà có anh em dìu nếu không tôi chìm vì quá mệt. Rõ ràng là họ muốn giết anh em ngư dân!”.
Trong lúc anh Biên kẹt cứng trong cabin thì ngư dân Lê Văn Bình cũng bị nhấn chìm trong bóng tối và nước mặn. Chưa hết hốt hoảng, Bình kể: “Lúc đó diễn biến rất nhanh, em đang nằm trong cabin thì nghe cái rầm, mấy chú một số chạy lên mũi tàu hô lớn tàu vỡ rồi, em chỉ kịp ngồi dậy thì tiếp một cú va chạm cực mạnh nữa từ phía sau cả mạn phải úp xuống nước, nước vào khắp nơi. Em ngẩng mặt lên thấy đuôi tàu bị vỡ, em theo hướng đó thì nước ập xuống, rồi mọi thứ tối om. Em ngoi lên thì bị nước nhận xuống, suýt chết ngạt. May mà lần cuối cùng em gượng dậy thoát ra ngoài”.
Hơn 20 phút bám lấy chiếc thúng chai, mười ngư dân được tàu cá mang số hiệu ĐNa 90508 cùng nghiệp đoàn đi đánh bắt gần đó đến tiếp cứu kịp thời. Đến 23g cùng ngày, tàu cảnh sát biển Việt Nam tiếp cận, đồng thời bảo vệ tàu ĐNa 90152 để làm chứng cứ vì hành động vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Đến 8g ngày 27-5, tàu VT57 đến chuyển mười ngư dân gặp nạn lên tàu, đồng thời lai dắt chiếc tàu gặp nạn đưa về Lý Sơn.
Tàu Trung Quốc hung hãn là vậy nhưng sự can trường của ngư dân vẫn không làm họ nao núng, đặc biệt tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Bình bảo sau chuyến này về nghỉ ngơi vài ngày, nếu có ai rủ đi “bạn” anh lại ra khơi.
“Sợ nhất là bão bùng thôi. Biển mình mình lại ra khơi sợ gì Trung Quốc. Mình đi từng đoàn, Trung Quốc không thể đâm hết hàng chục con tàu. Có cả cảnh sát biển, kiểm ngư mình ngoài đó, không sợ đâu” - Bình khẳng khái.
Có mặt trên con tàu CSB 2012 đi đón các ngư dân vừa cập cảng Lý Sơn, đại tá Trần Văn Dũng - chính ủy Cảnh sát biển Vùng 2 - bức xúc: “Hành động của Trung Quốc rõ ràng rất hung hăng và vô nhân đạo. Dùng tàu đâm chìm tàu cá của ngư dân rồi bỏ mặc là hành động phải lên án. Có lẽ cả thế giới này không ai làm như Trung Quốc đang làm với ngư dân Việt Nam. Luật đi biển quốc tế nếu thấy người bị nạn trên biển thì cứu vớt nhưng đâm người ta chìm và bỏ mặc thì trên thế giới văn minh này không ai làm như vậy”.
TẤN VŨ - TRẦN MAI
Báo Tuổi Trẻ tặng quà cho 10 ngư dân
Ngay khi mười ngư dân Đà Nẵng trên con tàu Đna 90152 về đến Lý Sơn, đại diện báoTuổi Trẻ đã trao tặng 50 triệu đồng (mỗi ngư dân 5 triệu đồng) của bạn đọc tận tay cho các ngư dân này. Ngư dân Nguyễn Văn Sương trên tàu Đna 90152 bộc bạch: “Đây là số tiền rất quý cho gia cảnh tôi lúc này. Đặc biệt sau chuyến ra khơi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Thoát chết nhưng tất cả hải sản đánh bắt được đều chìm dưới biển. Phí tổn cho chuyến đi hàng chục triệu đồng không biết lấy gì trả”. Anh Sương thay mặt những ngư dân trên tàu gửi đến bạn đọc báo Tuổi Trẻ lời cảm ơn vì sự quan tâm kịp thời và động viên đúng những lúc khốn khó thế này.
Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Như Hoa - chủ tàu ĐNa 90152 - cho biết từ ngày tàu bị nạn đến nay đã có hàng trăm đơn vị, cá nhân đến thăm hỏi, động viên gia đình bà. “Cũng nhờ vậy mà gia đình tôi bớt khủng hoảng hơn. Không khủng hoảng sao được khi con tàu gần 2,5 tỉ đồng bị đâm chìm, nợ ngân hàng hơn 1 tỉ đồng, nợ ở ngoài gần 1 tỉ đồng. Không còn tàu lấy gì để trả nợ” - bà Hoa cho biết.
Cũng theo bà Hoa, ngay sau khi thông tin tàu cá của bà bị đâm chìm, Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng cùng các sở ban ngành đã đến thăm hỏi, động viên gia đình và tặng số tiền 130 triệu đồng giúp gia đình đỡ khó khăn. Quỹ tấm lòng vàng của báo Lao Động cũng ủng hộ gia đình 500 triệu đồng. Chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” của báo Tuổi Trẻ trao 40 triệu đồng. Ngày 28-5, đại diện Agribank Đà Nẵng (là chủ nợ của bà Hoa) cũng đã đến thăm và trao quà trị giá 50 triệu đồng cho gia đình bà Hoa. Bà Hoa cho biết thêm phía Agribank Đà Nẵng cũng hướng dẫn gia đình làm đơn để xin miễn giảm lãi suất và cho gia đình vay thêm để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
ĐOÀN CƯỜNG

NGUYỄN QUANG VINH: ĐỪNG LẶP LẠI

NGUYỄN QUANG VINH: ĐỪNG LẶP LẠI: 1. Thủ tướng nước ta hôm nay tiếp tục những tuyên bố cứng rắn đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển Đông, cương quyết dùng mọi bi...

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Tổ quốc lâm nguy thất phu hữu trách !

 
Đứng trước họa xâm lăng, trước những hiểm nguy, gian khó và cả máu xương chiến sĩ, nhân dân (ở đây xin mở ngoặc với cả người lính và người dân Trung hoa !). Tôi, một con dân Nước Việt bổng chạnh buồn nghỉ đến " Quê hương" !
       Nước Việt mình triền miên khói lửa chiến tranh kể từ khi lập quốc ! Hết cả hơn ngàn năm " nô lệ giặc Tàu" , tranh giành cát cứ...đến  "trăm năm đô hộ giặc Tây" rồi nội chiến hay là cuộc chiến "ý thức hệ" và mù mờ trong bao năm qua trong sự bao bủa chiến lược kinh tế , địa chính trị của cường quyền Trung cộng...
  
       Hiện tại với tình hình biển đông "dậy sóng" chiến tranh là điều không ai mong muốn (trừ bọn bá quyền) nhưng chủ quyền là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm ! Chúng ta yêu hòa bình nhưng phải là một nền hòa bình trong độc lập thực sự, dân chủ thực sự ! Hòa bình và sự o ép "ổn định vì đại cục" hay còn gọi là hòa bình "viễn vông" là hai hình trạng khác nhau nếu không nói là trái ngược ! Trong tình thế bắt buộc chúng ta phải "cầm súng" bình tỉnh , sáng suốt trên cả nhiều mặt trận : mặt trận phòng thủ, mặt trận ngoại giao, liên kết, mặt trận kinh tế...và quan trọng nhất như thường nghe nói là mặt trận "tư tưởng" ! Đã rất nhiều học giã, trí thức, nhà báo nói tới điều này mà chúng ta vẫn chưa hoàn thành được ! Đó là mặt trận "hòa hợp hòa giải dân tộc". Đây là vấn đề khó khăn cho chính quyền hiện tại vì sự đánh đỗi "thể chế" là phải có! bởi thể chế hiện tại quá cổ, làm trì trệ tiến trình dân chủ hóa đất nước và không còn phù hợp trong tình thế gay go, hiểm nguy hiện tại của đất nước ! Nó là rào cản quan hệ tiến bộ, minh bạch, phát triển mọi mặt cho đất nước ! Nhất là đối tác quốc phòng hiện nay !
        Xuyên suốt lịch sử nước ta chiến tranh triền miên, chiến trận khắp miền, nhiều oanh liệt lắm bi thương ... (mà oanh liệt vốn đã bi thương !). Chiến tranh là bi thương , Đất nước ta chống giử nhiều, xây đắp ít...Chúng ta phải biết tri ân Tiên tổ, lớp lớp anh hùng vị quốc vong thân gìn giữ xây dựng non sông mình ! học tập hun đúc tình yêu Tổ quốc !...nhưng có cần thiết phải ca vang chiến thắng , oai hùng dũng mảnh với năm châu thế giới, với kẻ thù thành bạn hay để bạn biến thành thù !?...và với ngút ngàn xương máu nhân dân trãi dài thiên niên kỷ !!? Nhận thức cái oai hùng nó hào nhoáng nhất thời phiếm diện, thấu rõ cái bi thương, bi tráng mới thẩm sâu ý thức làm người ! nhìn rỏ được chân tướng sự thật của chiến tranh để biết yêu thương, gầy dựng hòa bình .
       Lịch sử  nước ta biết bao vị anh hào "gác thù nhà đền nợ nước" ! Trước họa xâm lăng mong rằng muôn người như một gác lại lợi ích riêng tư vì Tổ quốc trên hết, như truyền thống ngàn đời của dân tộc ta ! Gác qua mọi thành kiến bằng việc chấp nhận sự khác biệt hầu có sự đoàn kết chung lòng chống giặc ngoại xâm !
         Mấy dòng tâm sự xin được lạm bàn !
      
 
                    Đất nước tôi !
     
         Đất nước tôi !
                Mấy ngàn năm kiếm cung , bom đạn !
                Thịnh suy...vận nước nỗi trôi !
         Đất nước tôi !
                Hơn ngàn năm Bắc thuộc ,
                ngoại xâm, nội chiến bao đời !
                Bao lớp người đi "bọc thây da ngựa"
                "Chí nhân" "đại nghĩa" ngời ngời !

          Đất nước tôi !
                Vì đâu nên nỗi ?
                Vạn kiếp, Hạ hồi...Điện biên, Thành cổ...
                 bao trẻ mồ côi, bao mẹ già cô độc !
                 Aỉ bắc Nam quan đến Cà mau, biển đảo...
                 điệp trùng ... mồ tử sĩ !
           Đất nước tôi !
                  Bao Vương triều hoang đạo !
                  ức hiếp dân lành , bán rẻ giang sơn !
                  Tư tưởng lai căng âm hồn chủ thuyết
                  Triệu triệu con người mờ mịt tương lai !
                ...
                  Dân nước tôi !
                  Đánh giặc quen rồi,
                  nhưng bình yên vẫn khổ !
                  Bởi bọn tham tàn, phá nước hại dân !

           Đất nước tôi !
                 Sử sách anh hùng ...áo vãi, cờ sao !
                 Nhưng đau thương , tang tóc ngập trào !
                 Luận anh hùng trên núi xương binh sĩ , 
                 Hiển hách nào sánh sông máu nhân dân !

               Nhưng Đất nước mãi ngàn đời Đất nước !
               Phải trường tồn trước họa xâm lăng !
               Phải phá tan mộng bành trướng hung tàn !
               để Đất nước mãi ngàn đời Đất nước !

           Đất nước tôi !
                  Gươm mòn đá núi
                  Nước mắt ngược về tim
                  Dấu buồn Vương đạo
                  Cùng đứng lên tích tụ máu ngàn năm !
            Đất nước tôi !
                    Phải có " Vạn lý trường thành "
                    Từ núi , sông , biển , đảo ...
                    Trong trái tim
                                           từng người Việt nam này !
                    Đất nước tôi ! Đất nước tôi !

                                  Sẽ vươn lên ! vững chải đời đời !!!
                                                         Nguyễn Thanh Hà .

Xung đột quân sự trên Biển Đông: Hãy định giá đúng!

Xung đột quân sự trên Biển Đông: Hãy định giá đúng!
(Bình luận quân sự) - Nếu như có xung đột quân sự trên Biển Đông thì kẻ bị thảm họa không lường trước được chắc chắn không phải là Việt Nam.
Vài chục chiếc máy bay, tàu chiến Trung Quốc diễu võ dương oai xung quanh giàn khoan hạ đặt phi pháp trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam có vẻ như để sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự với Việt Nam, có vẻ như Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc mà dựa vào Hạm đội Nam Hải đằng sau, họ có thể đưa giàn khoan HD 981 hay “hàng trăm giàn khoan vào Biển Đông” như tướng diều hâu La Viện hô hào, vào nơi nào họ muốn mà không phải trả giá.
Đừng đánh giá quá cao về con số như, 30 vạn quân, 60 vạn quân; trăm tàu tên lửa, khu trục, tàu ngầm vân vân. Những con số này không có ý nghĩa gì với Việt Nam, một dân tộc đã từng, đã quen “lấy ít địch nhiều” trên trận mạc.
Biển Đông không phải của riêng ai!
Trung Quốc và Nhật Bản đều có tuyến hàng hải trùng nhau, đồng thời tuyến hàng hải cũng là con đường quyết định sự sống còn của 2 nền kinh tế này, do đó cũng là sự sống còn của an ninh 2 quốc gia Trung, Nhật.
Chiếm hết Biển Đông để khống chế được tuyến hàng hải có nghĩa tham vọng này của Trung Quốc đã đụng chạm đến Nhật Bản, uy hiếp nhiều nhất đến an ninh Nhật Bản.
Senkaku với Nhật Bản không quan trọng bằng Biển Đông về lợi ích chiến lược. Nếu mất Biển Đông về tay Trung Quốc, Nhật Bản sẽ bị Trung Quốc ép mạnh ở Hoa Đông và đòn phong tỏa tuyến hàng hải trên Biển Đông của Trung Quốc sẽ khiến cho Nhật Bản rơi vào tình cảnh lựa chọn khắc nghiệt một mất một còn. Nhật Bản sẽ chọn Sekaku hay an toàn hàng hải trên Biển Đông?
Vì vậy trên Biển Đông, Trung Quốc muốn chiếm trọn là điều không thể chấp nhận được đối với Nhật Bản. Biển Đông, trước tiên là nơi đụng độ, đối đầu chiến lược của 2 cường quốc khu vực là Nhật Bản và Trung Quốc mà đã, đang bắt đầu bằng một cuộc chiến địa chính trị quyết liệt trên khu vực ĐNA. 
Nhìn vào các tuyến hàng hải sống còn của các quốc gia liên quan từ Trung Đông, Ấn Độ Dương qua Biển Đông đến Đông Bắc Á-TBD, chúng ta đều nhận thấy, nếu như có xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông thì tuyến hàng hải thương mại, năng lượng sẽ bị gián đoạn, cắt đứt là điều không tránh khỏi. Hai cường quốc khu vực châu Á-TBD là Trung Quốc và Nhật Bản có hai nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến hàng hải này sẽ bị điêu đứng đầu tiên.
Ngay với Australia, tưởng như miễn nhiễm với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng hơn 2/3 hàng hóa xuất khẩu và ? nhập khẩu cũng đều phải qua tuyến hàng hải Biển Đông, trước việc Trung Quốc hung hăng hạ đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam khiến nguy cơ xung đột quân sự xảy ra cũng đang vô cùng lo ngại và dư luận trong nước đang đòi phải chơi rắn với Trung Quốc… là đủ hiểu Biển Đông không phải của riêng ai.
Hãy tưởng tượng nếu một khi quốc gia nào đó khống chế được hoặc bị gián đoạn hay bị cắt đứt do xung đột quân sự thì cục diện kinh tế , chính trị khu vực Châu Á-TBD sẽ ra sao.
Vì thế, tự do, an toàn hàng hải trên Biển Đông luôn là vấn đề đặt ra cấp bách với mọi quốc gia liên can. Không những thế đây là vấn đề thuộc “lợi ích quốc gia” sống còn của các bên có tuyến hàng hải.
Xung đột quân sự trên Biển Đông nghĩa là…như thế nào?
Có lẽ trên báo Đất Việt, tên tuổi của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, viên tướng đánh thủy giỏi nhất dưới thời Trần Hưng Đạo đã hiện lên không ít lần. Đoàn thuyền chiến của Trần Khánh Dư trong trận đầu đối đầu với hơn 500 thuyền chiến của Ô Mã Nhi đã thất bại nhưng trận tiếp theo, lợi dụng đoàn thuyền chiến Ô Mã Nhi đang hăm hở tiến về Thăng Long, Trần Khánh Dư tập hợp lực lượng nhấn chìm toàn bộ đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ. Đây là đòn cực hiểm, một thắng lợi mang tầm chiến lược khiến quân Nguyên Mông phải rút chạy và chiến thắng Bạch Đằng đã lưu danh vào lịch sử.
Trên Biển Đông, “đoàn thuyền lương” hay dòng hàng hóa khổng lồ của Trung Quốc, Nhật Bản của Australia…luôn rất tấp nập trên tuyến hàng hải “cắt mặt Việt Nam” mà ngay Trung Quốc cũng coi như “đường sinh mạng” của mình.
Ngày nay một cuộc đối đầu giữa 2 quốc gia với nhau không chỉ đơn thuần là dùng các đòn quân sự mà dùng đòn kinh tế còn đánh sập đối phương nhanh hơn, hiệu quả hơn đòn quân sự rất nhiều. Cấm vận, trừng phạt, phong tỏa…đã làm cho không ít quốc gia điêu đứng, tan rã, mà ngay cường quốc quân sự như Nga hiện giờ cũng phải lo sợ. Người ta có thể trốn tránh được tên lửa, bom đạn nhưng khi bị đói rét, đói khát thì trốn, tránh nơi đâu cũng không thể thoát .
Hãy xem tuyến hàng hải của các tàu thương mại, vận chuyển năng lượng mà Trung Quốc cần phải bảo vệ an toàn (có viền đỏ bao quanh).
Hãy xem tuyến hàng hải của các tàu thương mại, vận chuyển năng lượng mà Trung Quốc cần phải bảo vệ an toàn (có viền đỏ bao quanh).
Với một tuyến hành lang dài và xa căn cứ như vậy thì về nguyên tắc Trung Quốc phải phân tán lực lượng để bảo vệ, đó là chưa nói đến nghệ thuật phân tán lực lượng địch của Việt Nam buộc Trung Quốc phải phân tán.
Nếu xung đột quân sự trên Biển Đông xảy ra, với nhãn quan quân sự của mình, tôi cho rằng Việt Nam không dại gì dốc hết lực lượng để đối đầu một trận với PLAN mà nhằm vào các tử huyệt của địch trên tuyến hàng hải để kéo căng lực lượng địch, tạo điều kiện cho ta thực hiện các đòn đánh khác…
Chỉ ngay vụ giàn khoan HD 981, đối đầu với tàu Kiểm Ngư và CSB Việt Nam mà Trung Quốc cứ tăng dần lực lượng từ 80 nay lên đến 134 tàu chiến máy bay thì liệu Trung Quốc có mấy chục Hạm đội Nam Hải để phủ kín Biển Đông?
Với tư tưởng tác chiến đó, thì Cam Ranh hay đúng ra là lực lượng hải quân, không quân tinh nhuệ hiện đại của Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh sẽ như một thanh kiếm sắc lẹm cận kề trong gang tấc các tử huyệt của tuyến hàng hải quan trọng này.
Chúng ta không chủ quan, duy ý chí, để khẳng định thắng hay bại khi đối đầu với một lực lượng hải quân, không quân hùng hậu, hùng mạnh của đối phương, nhưng để cắt đứt hay làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ vận chuyển qua Biển Đông thì chắc chắn không khó với lực lượng hiện có tại Cam Ranh.
Không có một tuyến hàng hải nào “qua mặt” được Cam Ranh
Bất kỳ tuyến hàng hải nào cũng đều buộc phải“qua mặt” Cam Ranh
Nếu như tại eo biển Malacca, Malaysia chỉ cần vài quả thủy lôi và pháo binh tầm xa là phong tỏa được yết hầu này thì với Cam Ranh, khó hơn một chút nhưng, chỉ cần một lực lượng máy bay tiêm kich bom, máy bay diệt hạm…xuất phát từ những sân bay gần như là sát với tuyến hàng hải là chúng đủ sức thực hiện nhiệm vụ.
Trung Quốc gây xung đột quân sự trên Biển Đông nếu chỉ đơn thuần là đánh chiếm mấy hòn đảo thì đó mới chỉ là khó khăn ban đầu và Trung Quốc muốn chiến cuộc hạn chế trong phạm vi đó thôi thì hộ đã đánh giá quá thấp ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt. Đừng hoang tưởng!
Tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa, chỉ cần có đủ cơm, muối và nước uống là Việt Nam đánh giặc đến khi nào thắng thì thôi, mà những thứ đó Việt Nam bây giờ không thiếu, không giống như thập kỷ 80. Còn Trung Quốc, tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa trên nền tảng một nội bộ bất ổn, lòng dân không thuận thì nước loạn chỉ là vấn đề thời gian.
Xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông là vậy đó. Đừng dại dột đem búa thử kính.
  • Lê Ngọc Thống  (cọp từ http://baodatviet.vn/)

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014


Âm Thanh Của Im Lặng
The Sound of Silence
Alan Phan
Sound of Silence
22 May 2014
People talking without speaking
People hearing without listening
People writing songs that voices never share
And no one dared
Disturb the sound of silence
(Simon & Garfunkel)
Tôi còn nhớ lúc lên 5, 6 tuổi gì đó, có một đám bạn chạy theo tôi theo như một “lãnh tụ”, vì tôi là thằng con nít rất sáng tạo, bày ra nhiều thú chơi độc đáo. Người lớn thì chỉ kết tội tôi là thằng quậy nhất đám. Cho đến một hôm, lãnh tụ Alan lên mặt can ngăn và dạy dỗ cho 2 thằng đệ tử đang choảng nhau vì một tranh dành nào đó tôi không còn nhớ. Hai thằng quên mất chuyện xích mích của nhau và cùng quay lai, đập tôi một trận nhừ tử có lẽ vì lối lên mặt dậy đời xấc láo của tôi (có nên Email cho John Kerry về câu chuyện này?).
Đó là bài học đầu tiên của tôi về sự can thiệp ngu xuẩn trong khi các địch thủ đang có cảm xúc cao độ, dù hoàn toàn phi lý, về bất cứ vấn đề gì. Khi con người đang nóng giận, trí tuệ là nạn nhân đầu tiên. Cho nên, con người khôn ngoan là con người biết “câm miệng”. (Xét trên khía cạnh này thì 90 triệu dân Việt là những con người khôn ngoan nhất thế giới).
Lớn lên, nghĩ sâu xa thêm về những hành xử trước những đụng chạm tranh cãi của xã hội, tôi thấy sự im lặng không những cần thiết cho những kẻ đứng ngoài cuộc, mà còn cần thiết cho mọi người trong trận đấu.
Năm 1964, tài tử vô danh Clint Eastwood xuất hiện trong một cuốn phim cao bồi spaghetti (gọi vậy vì đây là phim cowboy đầu tiên của Mỹ quay tại Ý) gọi là A Fistful of Dollars. Anh hùng Eastwood gần như không nói một lời nào trong suốt cuốn phim, lầm lì giết từng kẻ thù one-by-one với khuôn mặt lạnh như đồng. Cái im lặng chết người đó đánh trúng một tâm lý nào của đám đông, và một sớm một chiều, Clint Eastwood trở thành một hình tượng của phim ảnh không kém John Wayne lúc xưa. Anh hùng đích thực trong mọi trận chiến dường như là loại người không thích nói nhiều, chắc chắn không phải là một cái loa phát thanh suốt ngày lải nhải chuyện chiến thắng vĩ đại, hy sinh vì đại nghĩa hay sống chết cho nhân loại đại đồng…
Không phải chỉ tại Mỹ, mà Khổng Tử ngàn xưa của văn hóa Tàu cũng ca ngợi cái “Dũng” của thánh nhân là “cùng cực của sự điềm đạm. Điềm đạm, tức là cái tính “như như bất động”, thản nhiên bình tĩnh, “không thể cho ngoại vật động đến tâm của mình”. Người điềm đạm, tức là người đã làm chủ được tính dục và ý chí của mình. Nói một cách khác, người điềm đạm, tức là người “chủ động”, không “bị động” vì những vật không theo mình nữa.” (trích Thu Giang Nguyễn Duy Cần).
Gần đây, trong cuộc tranh chấp lãnh hải giữa 2 bên Trung Quốc và Việt Nam, một người ít nói khác đã viết nên một trang sử bi hùng bằng một hành động vị tha thật cảm động. Bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu để làm một ngọn đuốc soi sáng con đường trước mặt cho những người đang lần mò phía sau:
“Suốt mười ngày qua tôi sống thầm lặng và sôi sục lòng yêu nước, hôm nay tôi quyết chí đốt thân mình hòa ánh đuốc soi đường do những người xâm lược và ngoan cố chiếm đóng lãnh hải chúng tôi… Nguyện hồn thiêng đất nước cho con làm một việc yêu nước không gặp trở ngại, không có gì ngăn cản và đừng tìm cách cứu sống… Xưa kia hai bà Trưng hy sinh Thy Sách để nung nấu ý chí quân sỹ và nhân dân để chiếm đánh thành Ngọc Hồi, hôm nay tôi nguyện làm ngọn đuốc để hậu thuẫn, thêm sức mạnh cho cảnh sát biển cùng ngư dân” (Trích Lê Thị Tuyết Mai)
Đó là một đởm lược mà chắc chắn cá nhân còn “tham, sân, si” của tôi không bao giờ làm được.
Và cũng là điều mà ông Vũ Mảo, quan chức cao cấp và đại diện cho một bộ phận không nhỏ của đất nước Việt Nam, phải bào chữa để lấp liếm những sai lầm của quá khứ, ““Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở….Mối bang giao với Trung Quốc đã có thời kỳ rất tốt đẹp mà Bác Hồ góp công xây dựng nên. Chúng ta cần giữ và phát huy điều đó. ” (Trích Vũ Mảo).
“Cái mong muốn muôn thuở” của ông Vũ Mảo và các đồng chí Việt-Trung làm tôi nghẹn ngào.
Nhiều bạn BCA thăm hỏi tại sao tôi lại quá im lặng trong vài tuần lễ qua. Không phải là tôi không có ý kiến hay sợ không dám nói lên ý kiến của mình. Tuy nhiên, trong những tiếng động và phẫn nộ của đám đông từ nhiều phía, lời nói của một phó thường dân không những bị âm thanh chung quanh làm chìm khuất mà còn có thể tạo một nguyên cớ để gây kích động cho những lợi ích hiểm mưu nào đó. Những con chó sói luôn luôn rình mò và chúng luôn nhìn thấy cơ hội từ những biến động.
Trong khi đánh giá những mưu mô thủ đoạn cũng như những lực chuyển tốt lành cho quê hương, tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn trẻ là hãy giữ mình trong “sự điềm đạm” để còn được hữu dụng khi đất nước đòi hỏi. Các bạn sẽ biết “chân lý” và “dối trá” khi nhiều sự kiện bắt đầu phơi bày rõ hơn trong những ngày tới. Muốn quyết định số phận của mình thì đừng bao giờ làm một con tốt thí.
Nếu không thấy giải pháp nào đúng nghĩa, quay vào vỏ bọc của con rùa, rút đầu chờ đợi cơn bão tố qua đi.
Alan Phan
Thủ Thuật Của Quyền Lực