Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Mỹ - ASEAN bàn đối sách chung chống Bắc Kinh ở Biển Đông


mediaTổng thống Barack Obama ( giữa) khai mạc thượng đỉnh Mỹ - ASEAN Sunnylands, California ngày 15/02/2016.REUTERS/Kevin Lamarque
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đã chính thức khai mạc vào hôm qua, 15/02/2016 tại Sunnylands, tiểu bang California (Hoa Kỳ). Sau ngày họp đầu tiên bàn về các vấn đề kinh tế, vào hôm nay, 16/02 Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ tập trung thảo luận các vấn đề hợp tác chính trị-an ninh, trong đó nổi bật là tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trong phiên họp hôm nay, ông Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ thảo luận về một phản ứng chung trước phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.

Một số quan chức Mỹ xác nhận với Reuters rằng trong phiên họp hôm nay, tổng thống Mỹ sẽ có một thông điệp cứng rắn hướng về Trung Quốc, cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải bằng cách bắt nạt.

Trong diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh vào hôm qua, tổng thống Mỹ đã gợi lên vấn đề Biển Đông khi ông nhấn mạnh đến lập trường thống nhất mà hai đối tác Mỹ và ASEAN có thể đạt được nhằm bảo đảm an ninh khu vực.

Obama nhấn mạnh nhu cầu thượng tôn luật pháp ở Biển Đông

Một đoạn trong bài diễn văn nói rõ : « Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực, trong đó các luật lệ và chuẩn mực quốc tế, như quyền tự do đi lại trên biển được tôn trọng và trong đó các tranh chấp được giải quyết bằng các biện pháp hợp pháp, hòa bình ».

Theo hãng tin Anh Reuters, rõ ràng là ông Obama ám chỉ Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang áp đặt chủ quyền của Trung Quốc bất chấp các tuyên bố ngược lại của 4 nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei).

Hãng tin Pháp AFP cũng cho rằng Tổng thống Mỹ đã tìm cách tăng áp lực lên Trung Quốc- nước đang đơn phương rầm rộ bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp – khi khẳng định rằng Mỹ và ASEAN đều « có mục tiêu chung là xây dựng một trật tự khu vực, nơi mà tất cả các quốc gia đều có cùng một luật chơi ».

Tiến tới lập trường chung Mỹ ASEAN về vụ kiện Biển Đông

Theo AFP, Nhà Trắng cho rằng Bắc Kinh rất sợ việc bị đánh giá là nước lớn bắt nạt nước bé. Vì thế, nhân hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, vào hôm nay, ông Obama sẽ cố gắng thuyết phục các lãnh đạo ASEAN là cần phải có một mặt trận thống nhất để phản ứng khi tòa án Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông.

Tòa Án Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc dự kiến ​​sẽ ra phán quyết vào tháng Tư hoặc tháng Năm tới đây. Theo quan điểm của Mỹ, dù kết luận có ra sao chăng nữa, thì Mỹ và ASEAN cần cùng nhau tuyên bố ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế, để tăng gia áp lực trên Trung Quốc vốn không công nhận thẩm quyền của đinh chế tư pháp quốc tế này.

AFP trích dẫn chuyên gia Ernest Bowerthuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington cho rằng cả Mỹ lẫn ASEAN đều « hy vọng rằng, nếu không phải là ngay lập tức, thì về lâu dài, Trung Quốc sẽ không muốn mình bị cô lập và  bị coi là một côn đồ quốc tế, một nước không chấp nhận luật pháp quốc tế ».
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160216-thuong-dinh-my-asean-ban-doi-sach-chung-chong-bac-kinh-o-bien-dong

Ngân Hàng AIIB của Trung Quốc

Ngân Hàng AIIB của Trung Quốc sẽ bị chìm vì tranh chấp Biển Đông ?

mediaCuộc họp của đại diện các nước sáng lập AIIB, Bắc Kinh, Trung Quốc, 16/01/ 2016REUTERS/Mark Schiefelbein/Pool

Liệu Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á – tên quốc tế là AIIB – một ngân hàng do Trung Quốc chủ trương, có bị vạ lây trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ phán quyết về Biển Đông của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sắp tới đây hay không ? Trang mạng nghiên cứu của Mỹ Eurasia trong một bài phân tích công bố hôm nay 16/02/2016 đã không ngần ngại cho rằng AIIB rất có thể sẽ là nạn nhận đầu tiên của các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của tác giả bài phân tích, Ngân Hàng do Trung Quốc sản sinh này dự trù sẽ cung cấp các khoản vay đầu tiên vào giữa năm 2016 này. Đó cũng là thời điểm mà một tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc ở La Haye dự trù sẽ ra phán quyết định về việc Philippines kiện các yêu sách lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Nếu bác bỏ phán quyết của tòa án và thẩm quyền của một định chế quốc tế được công nhận giải quyết vấn đề Biển Đông, theo Eurasia, Trung Quốc có nguy cơ bị phản đòn dữ dội.
Theo Eurasia, lý do rất đơn giản : khi chính Bắc Kinh tạo ra tiền lệ coi thường một cơ chế trọng tài quốc tế, những quốc gia con nợ của Trung Quốc trong tương lai, những nước sẽ vay tiền của Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, hoàn toàn có thể vin vào đó để không trả nợ.
Bắc Kinh lúc đó sẽ khó có thể cầu viện nơi các cơ chế trọng tài quốc tế để nhờ giải quyết hay áp đặt các biện pháp trừng phạt vì chính Trung Quốc đã tự mình bác bỏ những phán quyết từ những định chế có uy tín trong việc giải quyết các tranh chấp đa phương.
Đối với Eurasia, vấn đề đối với Trung Quốc sẽ rất hệ trọng vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội trong nước.
Trong nhiều thập niên trước đây, Trung Quốc chủ yếu là nước nhận đầu tư từ nước ngoài trên quy mô lớn. Trong tư cách đó, Bắc Kinh đã có thể viết ra - và tùy tiện thay đổi – các quy tắc.
Thế nhưng, trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ ngày càng trở thành nước đi đầu tư, nhờ vào kho dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ đô la mà họ tích lũy được trong thời gian qua.
Ngân Hàng AIIB, theo Eurasia được tạo ra chính là để sử dụng kho dự trữ đó, vào mục tiêu duy trì được công ăn việc làm cho người Trung Quốc, chủ yếu là tại hai đại tập đoàn trong lãnh vực hạ tầng là công ty Điện Quốc Gia và tập đoàn Đầu Khí Hải Dương CNOOC.
Hiện nay, nhu cầu cơ sở hạ tầng cơ sở tại Trung Quốc phần lớn đã bão hòa, các doanh nghiệp nhà nước này do đó cần hợp đồng ở nước ngoài để tránh sa thải nhân công gây mất ổn định chính trị. Thế nhưng khi đầu tư ra nước ngoài, họ phải thay đổi tư duy và cung cách làm ăn.
Hiện nay, Trung Quốc cho rằng các nước láng giềng là - hoặc nên là - một phần mở rộng của Trung Quốc, nơi áp dụng các quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo Eurasia, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một biểu hiện của điều này. Nó được đặt trên hai giả định mang tính chất hồi tố : khẳng định không chứng từ là chủ quyền Trung Quốc đã có từ thời xa xưa, và tuyên bố cũng không chứng từ rằng đấy là chủ quyền không thể tranh cãi.
Đối với Eurasia, con nợ tiềm tàng của AIIB không thể không tự hỏi là liệu các tiêu chuẩn tương tự có thể được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các khoản vay của AIIB hay không, liệu đất đai ở các nước thứ ba, dùng trong các công trình hạ tầng xây bằng tiền vay của AIIB có bị tuyên bố là thuộc chủ quyền « không thể chối cãi » của Trung Quốc – một cách hồi tố - hay không ?
Tóm lại, bài phân tích của Eurasia cho rằng các khách hàng tương lai của AIIB phải tính đến các rủi ro kể trên khi làm ăn với Ngân Hàng Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160216-ngan-hang-aiib-cua-trung-quoc-se-bi-chim-vi-tranh-chap-bien-dong

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Chúc mừng năm mới

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 59 phút trước
[image: http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2016/02/Xuan-Binh-Than-2016.png] Nhân dịp Tết Bính Thân, *Bauxite Việt Nam* kính chúc toàn thể Cộng tác viên và Bạn đọc xa gần một năm mới Tươi vui, Khỏe mạnh và Thành đạt. Chúc cho mối quan hệ gắn bó từ lâu giữa quý Bạn đọc, Bạn viết và trang mạng trong năm 2016 càng thêm bền chặt, góp phần lan tỏa tiếng nói của* BVN* đến cộng đồng người Việt ở khắp mọi vùng miền. Thay mặt Ban Quản trị *Giáo sư Phạm Xuân Yêm*

TIN KHẨN: NGÔ DUY QUYỀN BỊ BẮT

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 59 phút trước
*Bauxite Việt Nam* ***** *Tin cập nhật* Sau 5 tiếng bị tạm giữ để làm việc tại CA Hà Nội (89 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm) anh Ngô Duy Quyền đã được trả về nhà lúc 22:00 [cùng ngày]. Anh Quyền bị bắt đưa đi bất ngờ vì được cơ quan CSĐT triệu tập 3 lần mà không đến làm việc, liên quan về lá thư của một số tổ chức XH dân sự gửi tới Bộ trưởng BCA Trần Đại Quang trước ĐH XII. Tuy vậy, đồ đạc tạm giữ lúc khám xét nhà vẫn chưa hoàn trả. - Hình: anh Ngô Duy Quyền và con gái sau khi về nhà. [image: clip_image002] Nguồn: https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10204631835870531?fre... thêm »

VNTB- Minh bạch ngân sách càng tồi tệ, chi tiêu càng bạt mạng

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
Việt Nam chỉ đạt 18 trên thang điểm 100 về mức độ minh bạch ngân sách, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình khoảng 45 điểm ở hơn 100 quốc gia khác. Đây là kết quả khảo sát "mức độ công khai ngân sách" đưa ra cho kỳ ngân sách năm 2015 được Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện trong 18 tháng (tháng 3/2014 đến tháng 9/2015) tại 102 quốc gia trong đó có Việt Nam. Kết quả này được phía IBP công bố vào giữa tháng Giêng năm 2016. Hình Internet Ông Joel Friedman, Nghiên cứu viên cao cấp của IBP cho hay, có 3 trụ cột cơ quan khảo sát đặt ra: mức độ minh bạch, sự tham gia của ... thêm »

Mật vụ HCM khủng bố ký giả Trương Minh Đức

noreply@blogger.com (Danlambao 2012) tại Dân Làm Báo - 1 giờ trước

tấm ảnh Vũng Tầu từ Donnell D. Griffin Collection (1967)

tây bụi tại tây bụi - 2 giờ trước
nguồn ảnh: Donnell D. Griffin Collection, Vietnam Center and Archive.

VNTB - Đà Nẵng: Hoa tết ế ẩm, người kinh doanh hoa than thở

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 2 giờ trước
*PV (VNTB) “Gía cả được nhưng khách hàng mua có phần e ngại do năm nay làm ăn ai cũng kêu khó…Tết năm nay làm ăn khó khăn nên người mua không mạnh dạn mua sắm như tết trước”.Lời than thở của chị Thủy, một chủ kinh doanh hoa tết tại Đà Nẵng.* Hoa nhiều, kiểu dáng đẹp nhưng ít người mua. Ảnh: KTS Theo ghi nhận của VNTB tại Đà Nẵng, thị trường hoa tết năm nay 2016 tuy có phong phú các loại nhưng không nhiều như mọi năm. Giá cả mỗi loại hoa cũng không cao và lại sớm dịch chuyển theo ngày và người mua ít, kén chọn. Lo lắng cho một cái tết sẽ mất vui vì việc buôn bán ế ẩm, những chủ kinh ... thêm »

6917. 2016: Một năm sẽ không yên ổn

adminbasam tại BA SÀM - 2 giờ trước
Blog VOA Bùi Tín 6-2-2016 Năm 2016 khởi đầu với những sự kiện rất đặc biệt. Đại hội XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) kết thúc sau những pha tranh giành quyền lực cực kỳ quyết liệt. Sau đại hội rất khó đoán tình hình sẽ ra sao. Vì người đại diện phe […]

Thị trường lên cơn “sốt”

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 3 giờ trước
[image: Thị trường lên cơn “sốt”] Người tiêu dùng lựa chọn các loại thực phẩm khô tại chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM) ngày 27 tháng chạp Ảnh: THANH NHÂN Tính đến ngày 5-2 (tức 27 tháng chạp), phần lớn người dân đã được nghỉ làm, khiến lượng khách đến các chợ, siêu thị tăng đột biến, giá cả biến động thất thường - Hàng hóa tăng giá vì rét - Hàng chục nghìn tỉ đồng bảo đảm hàng hóa dịp Tết - Cung cầu hàng hóa Tết Bính Thân: Nguồn cung dồi dào, giá cả ít biến động Đến trưa cùng ngày, lượng hàng hóa Tết tập trung về 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền của TP HCM đạt gần... thêm »

Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến – Danh hiệu & nhãn hiệu

Quản thủ thư viện tại Sáng Tạo - 3 giờ trước
Tưởng Năng Tiến Thực sự, việc tôi được đặc cách phong tặng danh hiệu NSƯT từ trước giờ chưa có tiền lệ … Sự nhìn nhận của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý văn hoá cho thấy đã có sự cởi mở hơn trong việc xét danh hiệu. (Hoài Linh) Cuối năm, […]

Thần tốc

Quản thủ thư viện tại Sáng Tạo - 3 giờ trước
Phan Thành Khương Kỉ niệm 227 năm chiến thắng giặc Tàu-Thanh (30-01-1789 – 30-01-2016) Thằng Tôn Sĩ Nghị, mặt xanh lè, Cố sức trèo lên lưng ngựa, Khi ngựa chưa kịp đóng yên, cương. Thằng Lê Chiêu Thông già nua vội vàng đến đỡ đít nó, Những thằng khác chưa kịp mặc áo, Những thằng […]

Một năm sẽ không yên ổn

Năm 2016 khởi đầu với những sự kiện rất đặc biệt. Đại hội XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) kết thúc sau những pha tranh giành quyền lực cực kỳ quyết liệt. Sau đại hội rất khó đoán tình hình sẽ ra sao. Vì người đại diện phe thắng cử không hề trình bày trước đại hội chương trình hành động trong 5 năm mới của mình, trừ những khẩu hiệu vô hồn lặp đi lại hàng mấy chục năm. Đó là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội ổn định, phồn vinh.
Ở các nước khác, chương trình hành động bao giờ cũng là những việc làm cụ thể có con số định lượng có thể đo đếm được. Chỉ có một mình ông Bùi Quang Vinh nói lên yêu cầu đổi mới chính trị mạnh mẽ đi cùng đổi mới kinh tế, nhưng cũng chẳng rõ đổi mới chính trị ra sao, theo mô hình nào. Có bao nhiều việc làm rất cụ thể bị bỏ lỏng, không có giải pháp, như làm thế nào để các cơ sở quốc doanh làm ăn nghiêm chỉnh, có lãi và lãi được nộp đủ vào ngân sách. Cuộc cải cách giáo dục sẽ tiến hành cụ thể ra sao, cho các bậc từ mẫu giáo, trung học đến đại học, dạy nghề. Cải cách cụ thể ngành y tế ra sao để phục vụ xã hội, chữa bệnh tốt hơn. Giảm nhập hàng Trung Quốc , từ máy móc, rau quả, vải sợi, da giày xuống bao nhiêu, giảm số người Hoa nhập cư quá lớn chừng bao nhiêu trong từng năm, để có thể gia nhập TPP thuận lợi. Giảm biên chế cụ thể bao nhiêu khi viên chức có đến 2/3 làm việc qua loa; số tướng lãnh trong quân đội và công an tăng hàng chục lần so với thời chiến tranh, về tỷ lệ so với quân số vượt xa Ấn Độ và Pháp, vượt rất xa cả Trung Quốc và Nga.
Các chương trình tranh cử của mỗi đại biểu là linh hồn các cuộc bầu cử hấp dẫn và sôi nổi. Ở VN, tuyệt đối không có tranh cử, không ai có chương trình hoạt động của riêng mình, không có nền văn hóa dân chủ ăn sâu vào máu thịt của cử tri, của toàn xã hội. Cho nên đại hội diễn ra một cách xuôi chiều nhạt nhẽo, như suốt 9 ngày họp đại hội chỉ có chừng 10 bản tham luận đầy chữ nghĩa sáo rỗng, còn 1500 người chỉ ngồi vỗ tay, miệng không hề mở, nên nhiều vị lim dim ngủ gật.
Chuyện nực cười là đến ngày Chủ nhật 22/5/2016 mới bầu cử Quốc hội mới khóa 14, vậy mà nay đảng đã cử chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân; sau đó Quốc hội mới bầu ra chủ tịch nước và thủ tướng, vậy mà nay đảng đã ngang xương tuyên bố chủ tịch nước là Đại tướng Trần Đại Quang và thủ tướng sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc. Như thế nếu chẳng phải đảng đã cướp quyền của Quốc hội thì là gì?
Chính vì vậy mà năm 2016 sẽ là năm rối và loạn. Không phải rối và loạn ngoài xã hội, mà sẽ rối to và loạn to ngay trong nội bộ cơ cấu Nhà nước. Lý do là cả năm 2016 sẽ có 2 hệ thống cầm quyền song song và đối chọi nhau. Quốc hội có hai cái đầu, một ông cũ và một bà mới, vì cho đến cuối tháng 5 bà chủ tịch mới nhậm chức. Ai có quyền hơn ai? Cuộc đấu đá hậu đại hội có khả năng sẽ không kém gay go so với tiền đại hội.
Lôi thôi phức tạp hơn cả là về phía chính phủ, có ông thủ tướng cũ và ông thủ tướng sẽ nhậm chức vào cuối năm. Trong cả năm, ông thủ tướng cũ vẫn có toàn quyền quyết định mọi việc, có quyền coi ông thủ tướng tương lai vẫn còn là ‘’phó thủ tướng của tôi’’, ‘’dưới quyền tôi‘’, “phải phục tùng tôi”. Ông có thể vỗ vai ông Phúc mà nói rằng: “Chú mày cứ ngồi ở tầng dưới, chớ có vội làm gì. Cuối năm, sau khi bàn giao sẽ lên đây ngồi mới có chính danh”.
Ông Dũng cũng có thể nói với các bộ trưởng cũ và mới rằng các bộ trưởng cũ sẽ ra đi nhưng phải làm việc nghiêm chỉnh đầy đủ trách nhiệm cùng với ông cho đến cuối năm, các bộ trưởng mới cứ ngồi tại chỗ cũ và làm việc bình thường như trước đây, sau khi nhận bàn giao hãy hay.
Trường hợp với Đại tướng Trần Đại Quang cũng vậy, ông tuy được Bộ Chính trị giới thiệu sẽ giữ chức chủ tịch nước, ông Dũng có thể sẽ bảo Tướng Quang rằng: ‘Anh còn phải ráng chờ Quốc hội mới họp vào cuối năm mới có thể chính thức vào dinh chủ tịch nước. Trong năm nay, anh vẫn còn là bộ trưởng trong chính phủ của tôi, rõ chưa?’.
Giữa chủ tịch nước cũ Trương Tấn Sang và chủ tịch nước mới Trần Đại Quang cũng vậy. Ông Quang còn phải sốt ruột chờ gần một năm nữa để sau khi ông Sang về hưu mới được ngồi vào chiếc ghế mới.
Cũng như ở mọi nơi, trong tình thế giao thời làm việc giữa người cũ và người mới, sẽ có xung đột rất phức tạp giữa kẻ ở và người đi, giữa tay chân bộ hạ của phe này với cánh kia, người ra đi sẽ cố ban bổng lộc hậu hĩ cho phe cánh mình, tranh thủ nâng cấp, nâng bậc lương cho cánh hẩu của mình, trong khi người mới sẽ chuẩn bị nhân sự của mình, chân rết khác của minh – tân quan tân chính sách.
Nhưng phức tạp hơn cả là những chủ trương quan trọng: Dự án làm sân bay lớn mới sẽ ra sao? Các công trình trọng điểm bị treo lơ lửng, ví dụ như việc xây dựng xe điện tốc độ cao ở Hà Nội và Sài Gòn sẽ được giải quyết như thế nào? Sẽ xúc tiến khẩn trương nhiều biện pháp mạnh để còn kịp vào TPP? Khủng hoảng nợ nghiêm trọng phải giải quyết ra sao? Có chấn chỉnh ngân sách, vì hiện nay chi cho an ninh vượt xa chi cho quốc phòng? Đối ngoại sẽ chuyển theo hướng nào, thân Trung Quốc và phụ thuộc Bắc Kinh hơn hay theo hướng từng bước Thoát Trung, hay theo hướng kết thân dần với phương Tây, hay dè dặt hơn?
Mọi chủ trương có vẻ như của người ra đi có tính toán khác ít nhiều với người ở lại, phải điều hòa nhân nhượng ra sao? Rồi vấn đề nông thôn, nông nghiệp và dân oan? Lại còn khủng hoảng xã hội, trộm cắp, cướp của giết người, xung đột, đánh giết nhau cao vọt lên? Rồi sách lược với các tổ chức xã hội dân sự, và trào lưu dân chủ nhân quyền, đàn áp mạnh hơn hay nới lỏng đôi chút để mỵ dân? Thái độ với tù chính trị khi sức ép quốc tế có chiều tăng, sẽ ân xá cho ai vào dịp Tết Bính Thân này ?
Trong buổi giao thời, một điều nguy hiểm tệ hại là cán bộ và nhân viên các cơ quan Nhà nước chờ đợi, tán chuyện, đấu láo hơn là làm việc. Họ tha hồ bàn tán, phán đoán trong thời kỳ quá độ giữa lãnh đạo cũ và mới, các quan chức đầu ngành cũ và mới, trình độ, tâm tính mới cũ ra sao, họ phải uốn mình ra sao?
Họ nín thở, gần như bãi công để chờ đợi. Chỉ khổ cho người dân khi bộ máy công quyền hầu như tê liệt. Có đến 16 bộ thay bộ trưởng, hàng mấy chục thứ trưởng về hưu, gay nhất có lẽ là các bộ lớn như Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục, Y tế, Quốc phòng, Giao thông vận tải… Sự xáo trộn, bất ổn là khó tránh khỏi.
Phải chờ đến năm 2017 tình hình mới có thể ổn định, công việc công sở mới có thể bình thường trở lại, sau những xáo trộn giằng co trong năm 2016. Có thể nói trong năm 2016 cuộc đấu tranh phe phái quyết liệt trong Đại hội XII sẽ có thể dai dẳng, phức tạp hơn, theo kiểu cách kín đáo, ngấm ngầm, để lại những di căn cho năm 2017 và cả những năm sau.
 https://anhbasam.wordpress.com/2016/02/06/6917-2016-mot-nam-se-khong-yen-on/