Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Quê Choa: Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 3)

Quê Choa: Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 3): Nguyễn Ngọc Già Theo RFA   Báo VNN cho biết [1]: "Một kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã k...

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

Nguyễn Hữu Quý

1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản
Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng.
Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực ahiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn…
Câu hỏi được đặt ra ở bài này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?
a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Ngày 14/02/2014, đài VOA, trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết:
“Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưngđã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km”(1).
Cũng trong bài viết này, về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, tác giả dẫn lời nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về thời kỳ chống Mỹ như sau: “… cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”.
b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Tháng 4/2006, Khu Kinh tế Vũng Áng được thành lập, theo Wikipedia có diện tích tự nhiên 227,81 km2 (22.781 ha). Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...).
Đáng chú ý là, Khu Kinh tế Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha.
Với quy mô lớn như vậy, thì người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Tháng 10/2013, đài RFA, đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến của một người dân được bài báo trích đăng là:
“… Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.
Và đây là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ:
“Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Nhưng đáng chú ý nhất, báo động đỏ cho tình hình tại Vũng Áng, phải là một comment (của một người địa phương nơi đây) trong bài: “Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ”, đăng trên Blog Dân Quyền (Diễn đàn XHDS) hôm 14/02/2014, toàn văn như sau:
“Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã nói lên những suy nghĩ của tôi và bạn bè tôi – những người đã chiến đấu có người đã anh dũng hy sinh, có người bị thương…. trong cuộc chiến chống Tàu cướp nước 2/1979, tại Bắc luân (Quảng ninh), ở Trung đoàn 288-Quân khu 3.
Tôi cũng rất đau lòng khi vùng đất quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) của anh Nguyên và chúng tôi đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Đảng TƯ mới có thể được Tàu cho vào, còn chủ tịch tỉnh lấy chức danh đó cũng không được vào [? – NHQ]. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết.
Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi . Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng - Hà Nội” (4).
Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.
Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động!
2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt
clip_image002
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.
Căn cứ hải quân Du Lâm(5) của Trung Quốc, được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Theo bản đồ (kèm theo), từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị.
(Nên nhớ, Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào).
3. Vũng Áng - Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
clip_image003
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng)
Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).
Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể.
4. Vài lời kết
1. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.
2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc.
Ngày 15 và 16/02/2014
N.H.Q.
-------------------
Ghi chú:
(1) Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị
(2) Khởi Công xây dựng Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh
(3) Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc
(4) Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ
(5) Căn cứ hải quân Du Lâm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

(copy từ Bauxite Viet Nam)

Quê Choa: Mỹ nêu nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việ...

Mỹ nêu nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam

Ảnh bên:Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry công bố phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao 27/2/14 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 27/2 công bố một phúc trình thường niên, tổng kết tình hình nhân quyền thế giới năm 2013, trong đó nêu ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với các ví dụ cụ thể.


Trong bản báo cáo dài 46 trang, bản phúc trình nói rằng Việt Nam vẫn là một quốc gia ‘độc đoán’, ‘độc đảng’ và lực lượng an ninh do nhà nước kiểm soát ‘đã gây ra các vi phạm nhân quyền’.
Xem Quê Choa !:

Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục

Phạm Chí Dũng (BoxitVN) - Hồi sinh xác chết

Từ tháng Giêng năm 2014, một chiến dịch “đánh lên” bất động sản lại được khởi động đồng loạt ở ba thủ phủ lớn trên phạm vi quốc gia là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn, sau vài lần phải nhận lấy thất bại chua chát trong hai năm 2012 và 2013.

Một trong những phương cách hết sức cổ điển mà các nhóm đầu cơ bất động sản và ngân hàng sử dụng lần này vẫn là truyền thông. Không quá khó khăn để công luận nhận ra số lượng bài viết theo cách “thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi”, “giá nhà đất bắt đầu tăng”… xuất hiện tràn lan và không cần giấu vẻ trơ trẽn trên nhiều tờ báo in và trang mạng.

Hà Nội – một trung tâm không chỉ về kinh tế mà ngày càng dồn dập biến động về xã hội và chính trị – trở nên sôi động và trơ trẽn hơn cả. Chiếm gần phân nửa số hàng tồn kho của cả nước về căn hộ cao cấp và trung cấp, thủ đô này có thể cảm nhận tâm trạng của các đại gia nơi đây đang bén ngọt đến thế nào nếu năm con Ngựa không thể phi mã tống táng hàng tồn và do vậy không thể thanh lý nợ xấu cho giới chủ ngân hàng luôn cầm dao đằng chuôi.

Như một đặc trưng thời thượng của làng báo chí Việt Nam, một đội ngũ viết thuê đã hình thành từ Bắc vào Nam. Nếu trước đây giới PR bất động sản này sinh sống chủ yếu trên các tờ báo thương mại, kinh tế, thì nay đã chen chân vào cả những tờ báo đảng loại 1 nhưng rất khó bán như Nhân Dân, Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết…

Thây ma biết đi

Tình thế nền tài chính và tín dụng quốc gia đang trở nên xấu chưa từng thấy vào đầu năm 2014, đặc biệt khi Moody’s – một hãng xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới – lần đầu tiên tung ra số liệu đến 15% nợ xấu trên tổng tài sản của nền kinh tế Việt Nam. Bất chấp hành động của Ngân hàng nhà nước cải chính “báo cáo của Moody’s chỉ có ý nghĩa tham khảo”, một tỷ lệ mới vể nợ xấu cũng lần đầu tiên phải được thừa nhận bởi cơ quan Việt Nam quá nhiều tai tiếng này: 9%.

Quy luật biện chứng lịch sử cực kỳ thời thượng là không thể giải quyết được nợ và nợ xấu nếu không xử lý được núi tồn kho khổng lồ bất động sản, và ngược lại như một định lý đảo. Cặp bài trùng này đã hiện hình từ giữa năm 2011, khi một hãng xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới là Fitch Ratings tuyên bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam là 13%, tức gấp đến 4 lần con số chỉ hơn 3% do Ngân hàng nhà nước công bố vào cùng thời điểm.

Đến kỳ họp quốc hội gần giữa năm 2012, Ngân hàng nhà nước bất ngờ thừa nhận tỷ lệ nợ xấu lên đến 10%, tức chỉ số này đã tăng đến 3 lần chỉ trong vòng chưa đầy một năm. Ngay vào lúc đó, thị trường bất động sản đã trở nên nguy ngập với độ trơ lì đầy kiên định của nó là vô phương cứu chữa.

Không ai có thể hiểu được cơ quan điều hành tài chính - tín dụng và tiền tệ cao nhất quốc gia, nếu bản thân họ cũng không ý thức được những gì đã và đang làm. Trong tâm thế luẩn quẩn đối phó với sức ép của công luận, chỉ một thời gian ngắn sau tỷ lệ nợ xấu lại được Ngân hàng nhà nước kéo xuống 8%, rồi còn 6%. Nhưng với tất cả các đại biểu Quốc hội nặng thói quen đọc báo cáo do người khác cung cấp, vẫn không có gì đáng ngạc nhiên khi toàn bộ số liệu của Ngân hàng nhà nước đã không cần kèm thuyết minh hoặc một cơ sở tối thiểu nào cho hai chiều lên - xuống về tỷ lệ nợ xấu. Hiểu ẩn ý hơn, có lẽ đây là một trong những cơ quan có biệt tài giấu diếm đến tận cùng hoạt động số liệu, cùng lúc đẩy Việt Nam vào một trong những vị trí tồi tệ nhất trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế.

Ngay cả con số đầy bất ngờ về tỷ lệ nợ xấu lên đến 35-37% do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia – một trong những cơ quan tư vấn của Chính phủ – đột ngột công bố vào giữa năm 2013, cũng không thể làm tình trạng minh bạch sáng sủa hơn. Nhưng đến lúc này, hiện thực nguy hiểm đã tỏ rõ thế nan nguy cận kề của nó: với độ chênh đến 6 lần giữa báo cáo của hai cơ quan cùng hệ thống nhà nước, người ta có thể mường tượng một cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng và cả mối xung đột phe nhóm có thể nổ ra ở Việt Nam trong những ngày tháng không quá xa xôi, tái hiện hình ảnh cuộc khủng hoảng tương tự ở Thái Lan vào năm 1997.

Cần nhắc lại, nếu trước cuộc khủng hoảng tài chính 1997, tỷ lệ nợ xấu chỉ được người Thái báo cáo có 5%, thì sau khi khủng hoảng bùng phát, giới quan sát đã kinh ngạc trước tỷ lệ nợ xấu thực ở quốc gia này lên đến 50%, tức gấp chẵn 10 lần!

Với trường hợp Việt Nam, mặc dù vẫn còn trong giai đoạn cố gắng che giấu sự thật, nhưng một sự thật khác không thể phủ nhận là trong suốt ba năm qua đã không thể giải quyết khúc xương lớn nhất thuộc về thị trường nhà đất. Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là một ví dụ rất tiêu biểu, khi qua 9 tháng khuyến dụ mới giải ngân được vỏn vẹn 3%.

Trong khi đó, dấu hiệu sức mua cạn kiệt vào tết nguyên đán 2014 lại như một điềm báo rất xấu đối với sức tiêu thụ nhà đất. Giảm đến 40-50% so với tết năm ngoái, lực cầu thị trường tiêu dùng đang làm nên một cơn chấn động về thiểu phát và có thể cả giảm phát. Tình hình đó chắc chắn đang phản ánh trạng thái “trơ” của không chỉ thị trường hàng hóa nói chung mà còn với cả thị trường bất động sản đang quá thiểu năng trí tuệ này.

Làm thế nào có thể tiêu thụ ít nhất 100.000 căn hộ trung cấp và cao cấp đang oằn mình trong nắng gió ở Hà Nội và Sài Gòn? Làm thế nào để vào giữa năm 2014 hoặc cùng lắm đến đầu năm 2015, các con nợ đại gia bất động sản có thể đẩy được hàng, dù chỉ một phần, để trả nợ cho các ngân hàng chủ nợ, để các ngân hàng mới có thể “phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro” như một đòi hỏi theo tinh thần “sống chết mặc bay” của Ngân hàng nhà nước?

Tầng cuối địa ngục

Trong thế tuyệt vọng, nhóm lợi ích ngân hàng ôm tài sản thế chấp bất động sản đang cố tung ra con bài cuối cùng vào năm nay. Chiến dịch “đánh lên” bất động sản thậm chí còn được khoa trương bởi một thông tin sốt dẻo úp mở mới được tung ra vào những ngày gần đây: sẽ có gói kích cầu lên đến 100.000 tỷ đồng dành cho thị trường này!

100.000 tỷ nào? Và tiền ở đâu ra? Hẳn giới đầu tư luôn bị thất vọng ở Việt Nam vẫn không quên sự kiện là vào cuối năm 2012 và sang nửa đầu năm 2013, những quan chức có tầm cỡ của Bộ Xây dựng như Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, cùng một dàn “chuyên gia lợi ích” đã liên tục “tiết lộ” về gói kích cầu lên đến 180.000 - 200.000 tỷ đồng cho bất động sản. Tuy thế cuối cùng thị trường khốn quẫn này vẫn không nhận ra bóng dáng của bất kỳ gói kích thích nào. Thậm chí, ngay cả vốn lưu động mà Ngân hàng nhà nước thường rót cho các ngân hàng thương mại vào dịp tết cũng gần như biến mất vào tết nguyên đán năm 2014.

Cô kiệt về nguồn vốn mới đang là tình thế thảm thương mà nhóm lợi ích ngân hàng không làm cách nào lay động được độ trơ của thị trường bất động sản. Núi tiền mặt vẫn dày ngộn trong két sắt Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng dấu chấm bi đát cùng tắc biến là nó lại không thể biến hóa vào thị trường lưu thông theo bất kỳ ý nghĩa sinh lợi nào. Tình hình đó càng lộ rõ triển vọng tắc nghẹn khi một chuyên gia PR tiết lộ một cách trần trụi: toàn bộ con số 100.000 tỷ đồng của “gói kích cầu” bất động sản không hề là “tiền tươi thóc thật” như giới đầu tư và tiêu dùng mong ngóng, mà chỉ là tiền được tạo ra bởi trái phiếu đặc biệt của Chính phủ.

Sẽ không có gì để bàn cãi về tính tác dụng của trào lưu phát hành trái phiếu, nếu tự thân nó không hàm chứa những thất bại hiển nhiên đã được thực chứng. Vào giữa năm 2013, kế hoạch phát hành 600 triệu USD trái phiếu chính phủ để cứu tập đoàn Vinashin đã không thể chứng nhận được bất cứ một nguồn tiêu thụ nào. Vậy với một thị trường bất động sản và cả hệ thống ngân hàng đã quá suy mòn niềm tin chính sách và cả niềm tin chính thể, làm sao có thể tống táng trái phiếu để lấy tiền cứu giới tồn kho?

2014. Kịch bản “phục hồi kinh tế” đang cố gắng được lặp lại những gì của năm 2009, tức cho thị trường chứng khoán sôi trào và kích thích tâm lý phục hồi giả dối đối với người dân và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khác hẳn với năm 2009 là lúc mà ngân sách nhà nước còn đủ 8,5 tỷ USD đổ ra cho một gói kích thích, trong hai năm 2012 và 2013 đã hoàn toàn chẳng có một định dạng nào cho gói kích cầu. Cũng bởi thế và cùng với độ trơ hiện hữu của thị trường bất động sản, cho dù chỉ số chứng khoán Việt Nam đang cố tình được đẩy lên gấp đôi độ tăng của thị trường chứng khoán Mỹ, vẫn quá khó có hy vọng là thị trường này sẽ tạo ra được hiệu ứng “bình thông nhau” với lực cầu trên thị trường bất động sản.

Thậm chí với thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc tính vô cùng không minh bạch của nó cộng với thói quen “cờ bạc quen tay” của không ít kẻ chỉ muốn móc tiền từ túi người khác càng biến thị trường này thành một cơn chao đảo nóng lạnh cực kỳ bất thường. Không còn là tâm điểm để giải quyết hàng tồn kho, chứng khoán và cổ phiếu chỉ là liệu pháp cuối cùng để các nhóm lợi ích ngân hàng và bất động sản dùng để kích động tâm lý và sức mua đối với thị trường nhà đất. Bởi vậy nhiều khả năng là nếu độ trơ của thị trường bất động sản vẫn hoàn toàn lì lợm trong nửa đầu năm 2014, người ta sẽ chứng kiến một cú bổ nhào cay đắng của các chỉ số chứng khoán.

Dùng thị trường đầu cơ để tạo ra những ảo ảnh về phục hồi nền kinh tế – đó là cơn bĩ cực khôn nguôi của một nền kinh tế bị nạn cờ bạc và tham nhũng ăn vào tận xương tủy trong suốt hơn hai chục năm qua.

Toàn thể cơn bĩ cực như thế thuộc về “thành tích điều hành” của Chính phủ. Nhưng đáng phẫn nộ hơn, nó đổ lên đầu người dân toàn bộ đống rác thải của một thứ chủ nghĩa tư bản dã man trong nền kinh tế thị trường độc quyền “định hướng xã hội chủ nghĩa” theo ngôn ngữ và sở thích độc trị của Đảng.

Phạm Chí Dũng

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014



Không có cái gọi là "từ Hán Việt"

Hà Văn Thùy
Trên
trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau
khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố
Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình
bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ
dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề
nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt.
Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.
I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?
Muốn
giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới
tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người
Trung Hoa.
Nửa
sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam,
những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con
người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà
nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng
đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L.
Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là
trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa
tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri
thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung
Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng
từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người
Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải,
Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển
Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh
Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có
khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”
Sự thật có đúng như vậy không?
Vào
năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau
đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông DươngBằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông.
Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy
nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang
võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa
nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu
của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần
thắng thuộc về bậc lão làng!
Kết
luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa
mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó,
khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer.
Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học
hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ
Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số
chúng ta tự nhận!
Điều
khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người
Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó,
dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại
lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam
hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập
niên 80, trong công trình ngữ học công phuNguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớptừ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1).
Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có
lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!
Nhưng
dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt,
ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy
tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng
hóa sau nghìn năm nô lệ!
Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2).
Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn
không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu
Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3)
trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy,
tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt
Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là
để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa
bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là
đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt
tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống
với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc,
chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên
chữ viết Trung Hoa (5)!
Như
vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng
và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định
được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà c chữ viết.
Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:
Nhiều
dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt
Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây
dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ
do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều
Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người
Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói
Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng
nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ
lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol
parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ.
Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị
kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên
địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly
thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông),
Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa
ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích
nói theo Nhã ngữ.
Vấn
đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành
ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa
Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo
cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được
khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó
được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một
trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa,
về sau được gọi là văn Giáp cốt.
Chữ
viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần.
Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó,
tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây
tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh:
tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng
tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những
tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn
ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời
Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384
TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ
chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi
việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà
Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được
“lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết
chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà
Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt
thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo
ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn
thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.
Sau
đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm
nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu
du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc
người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều
dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan
thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói
chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người
Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được
ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt
Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc
về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ
viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ
Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay
đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh
là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người
dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc
thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa
nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bặc Kinh mới được phủ
sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử
vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không
được ký tự.
Một
vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa
ai xác định được ! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn
Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng
150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ
của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu
số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn
của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa
thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là,
muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng
mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ
điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, 
nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì
vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều
khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho.
Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung
du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với
việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.
Một
câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói
tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của
mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và
tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp
tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực.
Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người
phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người
Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì
lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ
Nho khá dễ dàng.
Về
sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến
thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại.
Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này
cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa
âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng
nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa
như vậy?
Sau
thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời
cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt.
Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung
Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn
người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.
Từ
phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà
trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay
người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội
nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình
thành tiếng nói và chữ viết.
IIVai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc
Như
đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta
bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có
nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm.
Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng
không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những
tiếng không được ký tự bị mai một.
Trong
khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng
trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước,
người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô
phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không
được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng
chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả
kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc.
Một
vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ
đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là
chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960,
các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ
ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm
“từ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của
Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát
hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng
An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và
cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy
không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích
hợp hơn?
Đường
âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản
phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là
tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa
hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có
nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim
Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán
Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy
nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng
lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó
không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với
nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt
cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có
biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy
trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một
học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam
một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc
chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội.
 Hôm
nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa
Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của
tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho
rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.
III. Kết luận
Hàng
ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng
nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau
ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để
đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng
nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!
Nay
chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó
chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ.
Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt,
nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay
là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là
nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây
dựng văn hóa dân tộc.
Cái
to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói
tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ
tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp
dưới cái bóng hoang tưởng!
Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?
Nhiều
người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là
việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính
triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào,
giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp
chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học
giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và
kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình
tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.
Chúng
tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ
Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.
Madrak, 1. 12. 2013
copy từ : Hữu Nguyên: Không có cái gọi là "từ Hán Việt":

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

 Thể chế có phải là tất cả? 

Nguyễn Vạn Phú 

(cop từ danluan)

 


Thể chế đã trở thành khái niệm thời thượng khi hai tác giả James Robinson và Daron Acemoglu viết nguyên cuốn “Vì sao nước thịnh nước suy” để gán cho thể chế vai trò quyết định trong việc một nước sẽ phát triển mạnh mẽ hay đi dần vào chỗ lụi tàn (Đọc thêm bài “Thể chế là gì?”).
Nói ngắn gọn, các tác giả cho rằng nước nào có thể chế dung nạp, tức luôn tạo ra cơ hội để xã hội có thể chung sức xây dựng kinh tế, tôn trọng sự sáng tạo để khích lệ mọi nguồn lực thì nước đó sẽ giàu lên. Ngược lại, nước nào có thể chế loại trừ, mọi chính sách chỉ nhằm khai thác chứ không phải phục vụ con người, quyền lực xã hội chỉ nằm trong tay một số người thì nước đó trước sau gì cũng nghèo đi.
Điều này có thể đúng nhưng thực tế sự thịnh suy của một đất nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Nhiều nhà phê bình đã chỉ ra vị trí địa lý, thời tiết và văn hóa còn là những yếu tố quyết định sự giàu nghèo của cả một vùng rộng lớn chứ không chỉ thể chế.
Bill Gates là người ít khi chê sách nhưng lại chê cuốn “Vì sao nước thịnh nước suy” khá mạnh. Ông cho rằng phân tích của hai tác giả là mơ hồ và đơn giản quá bởi ngoài quan điểm về thể chế chính trị và kinh tế “dung nạp” so với “loại trừ”, họ bỏ qua tất cả các yếu tố khác. Gates cũng cho rằng khái niệm thể chế dung nạp và thể chế loại trừ không được định nghĩa rõ ràng, cũng như không có phần nào giải thích một nước phải làm gì để có thể chế dung nạp nhiều hơn!
Gates cũng dùng những ví dụ từ thời xưa (nền văn minh Maya) đến những ví dụ gần đây như cuộc đại khủng hoảng, sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản, hay toàn bộ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 đến nay để nói rằng, không lẽ tất cả đều do thiếu “thể chế dung nạp”?
Đáng chú ý là trong bài viết phê bình sách ngắn này, Bill Gates đã đưa ra lý thuyết tăng trưởng mà ông nghĩ là hiển nhiên: khi một nước tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện giáo dục và dùng quy luật giá cả thị trường để xác định cách phân bổ nguồn lực tối ưu thì đất nước đó sẽ tăng trưởng mạnh. Ông cho rằng lý thuyết này rõ ràng, phân minh hơn cái lý thuyết thể chế dung nạp, thể chế loại trừ và đúng với thực tế lịch sử nhiều hơn.
Francis Fukuyama là nhân vật nổi tiếng khác phê phán cuốn “Vì sao nước thịnh nước suy” nhưng trước tiên ông lại ủng hộ tác giả ở một số luận điểm. Đó là thể chế rất quan trọng cho phát triển kinh tế và thể chế có xu hướng giữ nguyên hiện trạng vì các nhóm lợi ích muốn giữ nguyên như thế để tiếp tục hưởng lợi thế. Đó là nếu thể chế đóng vai trò như thế thì viện trợ phát triển hầu như chẳng có tác dụng gì nhiều – tiền viện trợ phát triển có thể làm hại thể chế vì nó làm suy giảm tính chịu trách nhiệm giải trình, đem lại sự tự mãn ngắn hạn.
Thế nhưng cũng như Bill Gates, Fukuyama cho rằng hai tác giả đã không xác định rõ thể chế dung nạp là gì, thể chế loại trừ là gì ngoại trừ những khái quát hóa quá chung chung. Cách của tác giả là dán nhãn dung nạp hay loại trừ cho những thể chế khi chúng thành công hay thất bại, bất kể thực chất có sự mâu thuẫn. Ví dụ dung nạp hàm ý dân chủ trong bỏ phiếu nhưng có những xã hội như nước Anh thế kỷ 17 khi chưa đầy 10% dân số có quyền bỏ phiếu vẫn được xem là có thể chế dung nạp. Hay khái niệm loại trừ lúc thì mang nghĩa “khai thác” như thời kỳ chiếm hữu nô lệ hay khai thác cạn kiệt tài nguyên, lúc mang nghĩa độc tài, độc quyền, độc đoán, không có sự tham gia rộng rãi của người dân.
Với sự mơ hồ như thế, tính hữu dụng của việc nhấn mạnh vào thể chế như yếu tố quyết định sự hưng thịnh của một đất nước không còn mang tính thuyết phục cao. Như Ấn Độ so với Trung Quốc, do quá “dung nạp” nên các dự án cơ sở hạ tầng lớn không bao giờ khởi công được vì kiện tụng, phản đối, tranh cãi liên miên.
Với hai bài viết phê bình này, James Robinson và Daron Acemoglu đều có bài trả lời khá quyết liệt nhưng lập luận chỉ rơi vào tranh luận các điểm cụ thể, không thuyết phục bằng.
Ở đây xin phép dùng lại kết luận của bài “Thể chế là gì?” bởi nó phù hợp nhất: “Dung nạp hay loại trừ – cũng thật khó mà dán nhãn cho những quy tắc, luật lệ, tập quán làm nên thể chế. Nhưng hình ảnh xắn tay áo lên cùng nhau làm chính là hình ảnh xã hội nào cũng muốn hướng đến, bằng không giỏi lắm là thái độ kẻ bề trên ban ơn cho người nghèo, người thất thế trong xã hội nếu không phải là lối sống ngồi trên đầu trên cổ kẻ khác. Muốn cùng nhau làm, phải có dân chủ; muốn loại trừ việc áp chế người khác bằng quyền lực hay tiền bạc, phải có pháp quyền. Đó là nguyên lý đơn giản”.
Nguyễn Vạn Phú


Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014



Chỉ có xã hội hóa và cá nhân hóa mới mang lại sự dân chủ


Đỗ Lai Thúy & Phan Thắng

NQL: Đỗ Lai Thúy lâu nay im lặng, bây giờ xuất hiện trở lại với bài pv thật hay

  Văn hóa của một dân tộc là một dòng chảy
liên tục, tuy nhiên, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc bình lặng, lúc dữ
dội, có bằng phẳng, có thác có ghềnh, và thẩm mỹ về dòng sông mỗi người,
mỗi thời có thể khác nhau. Tạm hình dung như vậy để có một cái nhìn
khách quan về văn hóa, đừng quá áp đặt cái chủ quan trong ứng xử với
văn
hóa để tránh làm cho văn hóa méo mó, biến dạng. Tất niên năm nay, với
tâm niệm đó, chúng tôi đã đón PGs, ts Đỗ Lai Thúy làm khách của Văn hóa
Nghệ An và đã có cuộc trao đổi ngắn nhưng thú vị. xem tại đây !:

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

 ong_do_bi_cong_an_duoi
Ông đồ .......ôm đồ....... ôn đồ ! 

 Ông đồ !
Vũ Đình Liên

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

 cop phanthiet.info :
Phan thiết - Mũi né: Phan thiết! Phan thiết.: Nhà thơ Hàn mặc Tử từng xây những thiên cung cho đạo đến Phan thiết đã rẽ lối sang tình yêu trăng, sao và . . . người con gái . Bài thơ P...
cop quechoa :

Câu chuyện đầu xuân: Văn hóa Việt trong vận khí suy vong

Thụy My & Phạm Chí Dũng
Theo RFI
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?
Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?
Không khí đường phố cũng uể oải và bải hoải. Chỉ sát Tết người dân mới có chút tiền để mua sắm, nhưng ở nhiều tụ điểm mai và đào vẫn ế chỏng chơ. Khách hàng đã và đang quay lưng với thị trường như một dạng văn hóa phủ nhận trong kinh doanh.
Đã đến lúc người dân không thể mặc định sắc màu của nền văn hóa dân tộc như những báo cáo tô hồng của chính phủ về nền kinh tế hay những nghị quyết của đảng về đường lối kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội đến hết thế kỷ 21. Hiện tại được dẫn dắt bởi quá khứ, và tương lai lại được quyết định bởi những gì trong hiện tại.
Quá khứ đó, chúng ta thấy cái gì? Năm 2013 chứng kiến những trận hôi của vĩ đại chưa từng thấy ở một số địa phương, cuộc tranh cướp bánh sushi trong một nhà hàng ngay tại thủ đô, cho dù không thể cho rằng tất cả những người tranh giành đều đói khát và đất nước cũng chưa đến thời đói kém…
Những hiện tượng xã hội đó đang góp phần triệt tiêu nhanh chóng khẩu hiệu của đảng “xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Tương tự, điều lạ lùng là trong mấy năm gần đây, chẳng mấy cơ quan tuyên giáo và dân vận còn nhắc tới khẩu hiệu này. Vì sao vậy? Đơn giản là thực tiễn đã trở nên tồi tệ đến mức giới chức đảng lẫn chính quyền không thể cứ mãi tự ru ngủ mình và mị dân xã hội bằng những lý lẽ một chiều đã bị thực tế bào mòn đến tận chân gốc. Dù luôn bị ăn sâu tâm lý thành tích, ít nhất họ cũng phải tự rung động một nỗi xấu hổ tối thiểu nào đó chứ!
RFI : Những giá trị truyền thống của ông cha như « Giấy rách phải giữ lấy lề », « Một câu nhịn chín câu lành »…dường như đã bị thay bằng sự vô cảm, tâm lý mạnh được yếu thua. Ngày nào đọc báo cũng đều thấy những tin được gọi là « cướp, hiếp, giết », người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau, thậm chí mạng người có thể bị mất đi vì những lý do rất nhỏ nhặt. Thưa anh, phải chăng đạo đức xã hội đang rơi xuống tận đáy ?
Khi xảy ra cái chết ở thẩm mỹ viện Cát Tường tại Hà Nội vào năm 2013, một quan chức cao cấp ngành y tế đã phải thốt lên rằng đạo đức và y đức đã xuống đến đáy. Nhưng tôi cho là tất cả vẫn chưa phải tồi tệ nhất. Cái tồi nhất nằm ở phía trước, ở thì tương lai đầy sương mù và dưới vực thẳm, mà chế độ này và phần lớn dân chúng vẫn chưa hình dung hết.
Phía trước ấy là một cuộc tha hóa vĩ đại của toàn bộ nền văn hóa. Tuân theo quy luật vật chất quyết định ý thức, kinh tế quyết định văn hóa và bất kỳ khi nào nền kinh tế lao vào hố sâu khủng hoảng, đời sống sẽ trở nên thiếu thốn và đói kém đến mức một bộ phận dân chúng sẵn sàng giết nhau để sinh nhai.
Lịch sử đã chứng minh hết sức cận kề ở một quốc gia đông dân nhất thế giới, chính là Trung Quốc trong thời Cách mạng văn hóa những năm 60 của thế kỷ trước. Khi đó có đến 30 triệu người bị chết không chỉ bởi vô số cuộc thanh trừng, mà còn bởi đất nước này đã rơi vào thảm trạng đói kém đến mức tại một số nơi người dân đã phải ăn nhau để cầm hơi. Đó chính là điều tồi tệ phi nhân tính nhất, mà một nền văn hóa suy đồi đến tận cùng có thể mang lại.
Năm 2013 đã trở nên một đặc tả khá kinh khủng, trên bức tranh khốn quẫn của nền văn hóa đang lao dốc và còn chưa tìm thấy đáy ở Việt Nam. Cùng với cái gọi là nền văn hóa tham nhũng chưa từng thấy ở đất nước này, khắp nơi trong xã hội đã diễn ra cảnh cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau, thầy đánh trò và trò giết thầy, nạn cướp của và hiếp dâm nổi lên khắp nơi. Cường hào ác bá cũng hoàn hành tàn lộng và bất chấp đạo lý. Nhưng nghịch lý ghê gớm là kinh tế càng suy thoái, người giàu lại càng giàu. Không biết bao nhiêu quan chức đã ních đầy túi và chỉ còn chờ chực cơ hội biến khỏi tổ quốc nếu xảy ra động loạn…
Rồi một điều tất yếu phải xảy ra là khi luật pháp không còn là mái nhà che chở cho người dân, chính nhân dân đã phải làm thay luật pháp. Nạn tự xử đối với những kẻ trộm chó mèo diễn ra ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, … Ở Bắc Giang, khi vài người dân bị công an khởi tố bắt giam vì đánh chết cẩu tặc, đã có đến 800 người dân khác đồng ký tên vào một bản tuyên bố cùng nhận tội. Đó là cái gì? Một loại văn hóa phản kháng của người dân đang phát tiết ngay trong lòng chế độ “của dân, do dân và vì dân”.
Tố chất văn hóa phản kháng đó đã dẫn đến làn sóng chống người thi hành công vụ lan rộng một cách đầy tự phát và bạo lực ở nhiều nơi. Không hiếm cảnh thanh niên đi đường và những người dân “săn sóc” một cách đặc biệt đến hành vi của cảnh sát giao thông, bởi lực lượng cảnh sát bị xem là đối tượng tham nhũng nhất quốc gia này càng ngày càng mang ý nghĩa như một mồi lửa châm ngòi cho các cuộc xung đột tự phát và rất khó kềm chế.
RFI : Thưa anh đầu năm thường nói chuyện vui, nhưng bức tranh thực tế xã hội lại quá xám. Những cách hành xử của con người thường từ nền giáo dục mà người đó được hấp thụ. Vậy thì theo anh trách nhiệm của ngành giáo dục đối với nền văn hóa như thế nào ?
Đóng góp không nhỏ vào sự xuống cấp của nền văn hóa là thực trạng lầy lội và ô nhiễm nặng mùi của ngành giáo dục vẫn chưa hề được cải tạo. Tiên đề “Tiên học lễ, hậu học văn” từ ngàn đời nay đã từ lâu bị phần lớn trường học biến thành thảm trạng mà chúng ta nên nhận thức lại là “Tiên học phí, hậu học thêm”. Có lẽ mệnh đề này mới nói lên tất cả cái thực trạng quay quắt đến mức khốn cùng của môi trường giáo dục đào tạo và giới quan chức điều hành ngày nay.
Không khác gì thị trường bất động sản, vài năm gần đây người ta đã phải dùng đến cụm từ “bong bóng đại học” cho sự bùng nổ bội cung của hàng trăm trường đại học tư thục và dân lập từ Bắc chí Nam. Nhưng ngược lại với đà tăng tiến theo cấp số nhân về số lượng các trường đại học, cao đẳng và chương trình “đào tạo 20.000 tiến sĩ’ của nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân và đời Bộ trưởng kế vị, chất lượng đào tạo còn lâu mới làm nên một nền văn hóa xứng tầm với Thái Lan. Ít nhất là về tỉ lệ công trình nghiên cứu được công bố trên đầu các tiến sĩ, cùng bài luận văn tả cảnh các cô giáo bỏ nghề và học sinh vùng cao phải bắt chuột ăn thay cơm.
Tình trạng xuống cấp toàn diện của giáo dục và văn hóa cũng khiến cho hiện tượng không có tác phẩm hay trong văn học nghệ thuật trong suốt nhiều năm qua trở nên rất dễ lý giải trong đời sống văn nghệ Việt Nam. Bất chấp các cuộc thi và trao giải thưởng đều đặn hàng năm của các hội đoàn văn học và nghệ thuật nhà nước, vẫn không có lấy vài ba tác phẩm trong lĩnh vực văn học, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc… ghi dấu ấn cho một tinh thần hồi tâm thành khẩn.
Hầu như tất cả đều nhàn nhạt, nhòa nhạt và luôn đi sau hiện tồn nhức nhối của xã hội ít ra vài thập kỷ. Nhiều nhà văn và nhà viết kịch đủ lòng tự trọng không còn cầm nổi bút, bởi tâm trạng chán chường và thất vọng quá giới hạn cho phép. Chỉ còn một số người viết vì cơm áo gạo tiền, hoặc làm cái gọi là “sáng tạo” vì các đơn đặt hàng và giải thưởng từ Nhà nước. Không thể nói khác hơn, văn học nghệ thuật quốc doanh từ lâu nay đã mang trên mình thiên chức văn hóa cộng sinh.
RFI : Khái niệm « văn hóa cộng sinh » mà anh vừa đề cập, có lẽ không thể loại trừ giới quan chức, vì những lề thói đã ăn sâu vào họ ?
Văn hóa gia đình, văn hóa trường học và văn hóa cộng đồng là ba rường cột của một nền văn hóa. Nhưng một khi cả ba trụ cột ấy đều bị xâm hại một cách trầm kha, thì không còn gì có thể cứu vãn nổi một nền văn hóa chính trị. Nhất là khi nền văn hóa chính trị ấy lại bị ruỗng mục bởi thói vô cảm, vô trách nhiệm và quá đậm đặc tố chất lợi ích nhóm của giới quan chức.
Vì thế, chúng ta có thể coi văn hóa quan chức là thành tố thứ tư gây xâm hại đối với nền văn hóa Việt Nam đương đại, nhưng đặc biệt hơn cả lại là nhân tố cộng sinh ưu tú nhất. Giới quan chức đổ cho 70% doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ, nhưng làm sao có thể lý giải sự mâu thuẫn không thể chấp nhận được, giữa tỉ lệ “chỉ có 1% công chức yếu kém” như báo cáo của chính quyền, với con số ít nhất 30% công chức “chủ động nhận hối lộ” trong những kết quả khảo sát về tham nhũng?
Một cuộc khủng hoảng văn hóa đang tăng tiến với gia tốc ngày càng gấp rút. Cuộc khủng hoảng ấy lại biến diễn sang cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân đối với xã hội, của công dân đối với đất nước và cuối cùng là của người dân đối với chế độ. Những cuộc điều tra xã hội học đã cho thấy niềm tin của giới trẻ vào đảng và chế độ sa sút khủng khiếp, và trong giới trẻ giờ đây không còn cái gọi là lý tưởng nữa. Nếu có được một cuộc khảo sát độc lập, người ta tin chắc rằng chỉ còn không đầy 10% trong số lớp trẻ tin vào việc “nền văn hóa xã hội chủ nghĩa” có thể tôn tạo cho nền văn hóa dân tộc.
Ngược lại, một chủ nghĩa văn hóa phủ nhận đang hình thành và phát triển rất ghê gớm trong một số khá đông lớp trẻ ở Việt Nam.
RFI : Về « chủ nghĩa văn hóa phủ nhận » như anh nói, theo anh lớp trẻ đang phủ nhận những giá trị gì ?
Phủ nhận những giá trị tinh thần, phủ nhận những giá trị truyền thống, và phủ nhận với chính những thế hệ đi trước. Hiện tượng đó làm chúng ta nhớ lại thế hệ mất mát, nảy sinh ở châu Âu trong vài thập kỷ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cũng là suy thoái kinh tế trầm kha, cũng là cái nhìn về một tương lai mơ hồ, cũng là tâm trạng đầy bất an và dễ nổi loạn.
Nhưng ở Việt Nam, điều nguy hiểm hơn nhiều là cái tương lai như thế còn trở nên vô định bởi một nền chính trị hủ hóa, cố chấp và luôn có nguy cơ gây nên hiệu ứng hạ cánh cứng. Từ đó sẽ sinh đẻ vô số hậu quả trầm luân cho đời sống người dân, đặc biệt là dân nghèo.
Hơn bao giờ hết, đặc thù văn hóa Việt Nam được quyết định bởi nội lực nền kinh tế và kế sinh tồn của mỗi công dân. Trong giai đoạn “cất cánh” từ thời mở cửa kinh tế những năm 1990, chủ nghĩa kiếm tiền và đầu cơ thượng hạng đã phủ trùm lên cả xã hội, để sau đó vào thời kỳ suy thoái từ năm 2008 đến nay, điều được coi là “văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” cũng bị suy mòn theo lý lịch không mấy trong sáng của đồng tiền.
Phía trước, màu đen khó che giấu của của nền kinh tế đang chờ đón một khoảng trống chân không văn hóa, nơi mà hố sâu bất bình đẳng xã hội sẽ sâu thẳm hơn bao giờ hết. Tâm lý chà đạp lẫn nhau sẽ thổi bùng lên ngọn lửa tranh đấu cực kỳ tàn khốc giữa các giai tầng và trong chính từng giai cấp, để cuối cùng bản thân nền văn hóa bị giẫm đạp đến kiệt sức.
Không thể lạc quan về nền văn hóa Việt trong năm 2014 và cả những năm sau đó, tôi cho rằng sự biến mất của một nền chính trị đương thời còn dễ được chấp nhận hơn rất nhiều, so với những mất mát của một nền văn hóa dân tộc mà người dân nước Việt có thể phải mất đến nửa thế kỷ để phục hồi nó.
Rất nhiều người như tôi vẫn ngày đêm dồn dập thổn thức trong lòng một câu hỏi đích đáng: Ai và những tác nhân nào đã khiến cho nền văn hóa dân tộc suy đồi và suy vong ghê gớm đến thế? Kẻ nào phải chịu trách nhiệm lịch sử về hậu quả lịch sử quá đau đớn ấy?
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã dành thì giờ để tâm tình với thính giả RFI Việt ngữ trong những ngày đầu năm về những suy tư liên quan đến nền văn hóa Việt.