Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Mỹ - ASEAN bàn đối sách chung chống Bắc Kinh ở Biển Đông


mediaTổng thống Barack Obama ( giữa) khai mạc thượng đỉnh Mỹ - ASEAN Sunnylands, California ngày 15/02/2016.REUTERS/Kevin Lamarque
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đã chính thức khai mạc vào hôm qua, 15/02/2016 tại Sunnylands, tiểu bang California (Hoa Kỳ). Sau ngày họp đầu tiên bàn về các vấn đề kinh tế, vào hôm nay, 16/02 Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ tập trung thảo luận các vấn đề hợp tác chính trị-an ninh, trong đó nổi bật là tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trong phiên họp hôm nay, ông Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ thảo luận về một phản ứng chung trước phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.

Một số quan chức Mỹ xác nhận với Reuters rằng trong phiên họp hôm nay, tổng thống Mỹ sẽ có một thông điệp cứng rắn hướng về Trung Quốc, cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải bằng cách bắt nạt.

Trong diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh vào hôm qua, tổng thống Mỹ đã gợi lên vấn đề Biển Đông khi ông nhấn mạnh đến lập trường thống nhất mà hai đối tác Mỹ và ASEAN có thể đạt được nhằm bảo đảm an ninh khu vực.

Obama nhấn mạnh nhu cầu thượng tôn luật pháp ở Biển Đông

Một đoạn trong bài diễn văn nói rõ : « Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực, trong đó các luật lệ và chuẩn mực quốc tế, như quyền tự do đi lại trên biển được tôn trọng và trong đó các tranh chấp được giải quyết bằng các biện pháp hợp pháp, hòa bình ».

Theo hãng tin Anh Reuters, rõ ràng là ông Obama ám chỉ Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang áp đặt chủ quyền của Trung Quốc bất chấp các tuyên bố ngược lại của 4 nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei).

Hãng tin Pháp AFP cũng cho rằng Tổng thống Mỹ đã tìm cách tăng áp lực lên Trung Quốc- nước đang đơn phương rầm rộ bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp – khi khẳng định rằng Mỹ và ASEAN đều « có mục tiêu chung là xây dựng một trật tự khu vực, nơi mà tất cả các quốc gia đều có cùng một luật chơi ».

Tiến tới lập trường chung Mỹ ASEAN về vụ kiện Biển Đông

Theo AFP, Nhà Trắng cho rằng Bắc Kinh rất sợ việc bị đánh giá là nước lớn bắt nạt nước bé. Vì thế, nhân hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, vào hôm nay, ông Obama sẽ cố gắng thuyết phục các lãnh đạo ASEAN là cần phải có một mặt trận thống nhất để phản ứng khi tòa án Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông.

Tòa Án Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc dự kiến ​​sẽ ra phán quyết vào tháng Tư hoặc tháng Năm tới đây. Theo quan điểm của Mỹ, dù kết luận có ra sao chăng nữa, thì Mỹ và ASEAN cần cùng nhau tuyên bố ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế, để tăng gia áp lực trên Trung Quốc vốn không công nhận thẩm quyền của đinh chế tư pháp quốc tế này.

AFP trích dẫn chuyên gia Ernest Bowerthuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington cho rằng cả Mỹ lẫn ASEAN đều « hy vọng rằng, nếu không phải là ngay lập tức, thì về lâu dài, Trung Quốc sẽ không muốn mình bị cô lập và  bị coi là một côn đồ quốc tế, một nước không chấp nhận luật pháp quốc tế ».
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160216-thuong-dinh-my-asean-ban-doi-sach-chung-chong-bac-kinh-o-bien-dong

Ngân Hàng AIIB của Trung Quốc

Ngân Hàng AIIB của Trung Quốc sẽ bị chìm vì tranh chấp Biển Đông ?

mediaCuộc họp của đại diện các nước sáng lập AIIB, Bắc Kinh, Trung Quốc, 16/01/ 2016REUTERS/Mark Schiefelbein/Pool

Liệu Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á – tên quốc tế là AIIB – một ngân hàng do Trung Quốc chủ trương, có bị vạ lây trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ phán quyết về Biển Đông của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sắp tới đây hay không ? Trang mạng nghiên cứu của Mỹ Eurasia trong một bài phân tích công bố hôm nay 16/02/2016 đã không ngần ngại cho rằng AIIB rất có thể sẽ là nạn nhận đầu tiên của các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của tác giả bài phân tích, Ngân Hàng do Trung Quốc sản sinh này dự trù sẽ cung cấp các khoản vay đầu tiên vào giữa năm 2016 này. Đó cũng là thời điểm mà một tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc ở La Haye dự trù sẽ ra phán quyết định về việc Philippines kiện các yêu sách lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Nếu bác bỏ phán quyết của tòa án và thẩm quyền của một định chế quốc tế được công nhận giải quyết vấn đề Biển Đông, theo Eurasia, Trung Quốc có nguy cơ bị phản đòn dữ dội.
Theo Eurasia, lý do rất đơn giản : khi chính Bắc Kinh tạo ra tiền lệ coi thường một cơ chế trọng tài quốc tế, những quốc gia con nợ của Trung Quốc trong tương lai, những nước sẽ vay tiền của Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, hoàn toàn có thể vin vào đó để không trả nợ.
Bắc Kinh lúc đó sẽ khó có thể cầu viện nơi các cơ chế trọng tài quốc tế để nhờ giải quyết hay áp đặt các biện pháp trừng phạt vì chính Trung Quốc đã tự mình bác bỏ những phán quyết từ những định chế có uy tín trong việc giải quyết các tranh chấp đa phương.
Đối với Eurasia, vấn đề đối với Trung Quốc sẽ rất hệ trọng vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội trong nước.
Trong nhiều thập niên trước đây, Trung Quốc chủ yếu là nước nhận đầu tư từ nước ngoài trên quy mô lớn. Trong tư cách đó, Bắc Kinh đã có thể viết ra - và tùy tiện thay đổi – các quy tắc.
Thế nhưng, trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ ngày càng trở thành nước đi đầu tư, nhờ vào kho dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ đô la mà họ tích lũy được trong thời gian qua.
Ngân Hàng AIIB, theo Eurasia được tạo ra chính là để sử dụng kho dự trữ đó, vào mục tiêu duy trì được công ăn việc làm cho người Trung Quốc, chủ yếu là tại hai đại tập đoàn trong lãnh vực hạ tầng là công ty Điện Quốc Gia và tập đoàn Đầu Khí Hải Dương CNOOC.
Hiện nay, nhu cầu cơ sở hạ tầng cơ sở tại Trung Quốc phần lớn đã bão hòa, các doanh nghiệp nhà nước này do đó cần hợp đồng ở nước ngoài để tránh sa thải nhân công gây mất ổn định chính trị. Thế nhưng khi đầu tư ra nước ngoài, họ phải thay đổi tư duy và cung cách làm ăn.
Hiện nay, Trung Quốc cho rằng các nước láng giềng là - hoặc nên là - một phần mở rộng của Trung Quốc, nơi áp dụng các quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo Eurasia, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một biểu hiện của điều này. Nó được đặt trên hai giả định mang tính chất hồi tố : khẳng định không chứng từ là chủ quyền Trung Quốc đã có từ thời xa xưa, và tuyên bố cũng không chứng từ rằng đấy là chủ quyền không thể tranh cãi.
Đối với Eurasia, con nợ tiềm tàng của AIIB không thể không tự hỏi là liệu các tiêu chuẩn tương tự có thể được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các khoản vay của AIIB hay không, liệu đất đai ở các nước thứ ba, dùng trong các công trình hạ tầng xây bằng tiền vay của AIIB có bị tuyên bố là thuộc chủ quyền « không thể chối cãi » của Trung Quốc – một cách hồi tố - hay không ?
Tóm lại, bài phân tích của Eurasia cho rằng các khách hàng tương lai của AIIB phải tính đến các rủi ro kể trên khi làm ăn với Ngân Hàng Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160216-ngan-hang-aiib-cua-trung-quoc-se-bi-chim-vi-tranh-chap-bien-dong

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Chúc mừng năm mới

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 59 phút trước
[image: http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2016/02/Xuan-Binh-Than-2016.png] Nhân dịp Tết Bính Thân, *Bauxite Việt Nam* kính chúc toàn thể Cộng tác viên và Bạn đọc xa gần một năm mới Tươi vui, Khỏe mạnh và Thành đạt. Chúc cho mối quan hệ gắn bó từ lâu giữa quý Bạn đọc, Bạn viết và trang mạng trong năm 2016 càng thêm bền chặt, góp phần lan tỏa tiếng nói của* BVN* đến cộng đồng người Việt ở khắp mọi vùng miền. Thay mặt Ban Quản trị *Giáo sư Phạm Xuân Yêm*

TIN KHẨN: NGÔ DUY QUYỀN BỊ BẮT

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 59 phút trước
*Bauxite Việt Nam* ***** *Tin cập nhật* Sau 5 tiếng bị tạm giữ để làm việc tại CA Hà Nội (89 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm) anh Ngô Duy Quyền đã được trả về nhà lúc 22:00 [cùng ngày]. Anh Quyền bị bắt đưa đi bất ngờ vì được cơ quan CSĐT triệu tập 3 lần mà không đến làm việc, liên quan về lá thư của một số tổ chức XH dân sự gửi tới Bộ trưởng BCA Trần Đại Quang trước ĐH XII. Tuy vậy, đồ đạc tạm giữ lúc khám xét nhà vẫn chưa hoàn trả. - Hình: anh Ngô Duy Quyền và con gái sau khi về nhà. [image: clip_image002] Nguồn: https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10204631835870531?fre... thêm »

VNTB- Minh bạch ngân sách càng tồi tệ, chi tiêu càng bạt mạng

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
Việt Nam chỉ đạt 18 trên thang điểm 100 về mức độ minh bạch ngân sách, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình khoảng 45 điểm ở hơn 100 quốc gia khác. Đây là kết quả khảo sát "mức độ công khai ngân sách" đưa ra cho kỳ ngân sách năm 2015 được Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện trong 18 tháng (tháng 3/2014 đến tháng 9/2015) tại 102 quốc gia trong đó có Việt Nam. Kết quả này được phía IBP công bố vào giữa tháng Giêng năm 2016. Hình Internet Ông Joel Friedman, Nghiên cứu viên cao cấp của IBP cho hay, có 3 trụ cột cơ quan khảo sát đặt ra: mức độ minh bạch, sự tham gia của ... thêm »

Mật vụ HCM khủng bố ký giả Trương Minh Đức

noreply@blogger.com (Danlambao 2012) tại Dân Làm Báo - 1 giờ trước

tấm ảnh Vũng Tầu từ Donnell D. Griffin Collection (1967)

tây bụi tại tây bụi - 2 giờ trước
nguồn ảnh: Donnell D. Griffin Collection, Vietnam Center and Archive.

VNTB - Đà Nẵng: Hoa tết ế ẩm, người kinh doanh hoa than thở

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 2 giờ trước
*PV (VNTB) “Gía cả được nhưng khách hàng mua có phần e ngại do năm nay làm ăn ai cũng kêu khó…Tết năm nay làm ăn khó khăn nên người mua không mạnh dạn mua sắm như tết trước”.Lời than thở của chị Thủy, một chủ kinh doanh hoa tết tại Đà Nẵng.* Hoa nhiều, kiểu dáng đẹp nhưng ít người mua. Ảnh: KTS Theo ghi nhận của VNTB tại Đà Nẵng, thị trường hoa tết năm nay 2016 tuy có phong phú các loại nhưng không nhiều như mọi năm. Giá cả mỗi loại hoa cũng không cao và lại sớm dịch chuyển theo ngày và người mua ít, kén chọn. Lo lắng cho một cái tết sẽ mất vui vì việc buôn bán ế ẩm, những chủ kinh ... thêm »

6917. 2016: Một năm sẽ không yên ổn

adminbasam tại BA SÀM - 2 giờ trước
Blog VOA Bùi Tín 6-2-2016 Năm 2016 khởi đầu với những sự kiện rất đặc biệt. Đại hội XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) kết thúc sau những pha tranh giành quyền lực cực kỳ quyết liệt. Sau đại hội rất khó đoán tình hình sẽ ra sao. Vì người đại diện phe […]

Thị trường lên cơn “sốt”

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 3 giờ trước
[image: Thị trường lên cơn “sốt”] Người tiêu dùng lựa chọn các loại thực phẩm khô tại chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM) ngày 27 tháng chạp Ảnh: THANH NHÂN Tính đến ngày 5-2 (tức 27 tháng chạp), phần lớn người dân đã được nghỉ làm, khiến lượng khách đến các chợ, siêu thị tăng đột biến, giá cả biến động thất thường - Hàng hóa tăng giá vì rét - Hàng chục nghìn tỉ đồng bảo đảm hàng hóa dịp Tết - Cung cầu hàng hóa Tết Bính Thân: Nguồn cung dồi dào, giá cả ít biến động Đến trưa cùng ngày, lượng hàng hóa Tết tập trung về 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền của TP HCM đạt gần... thêm »

Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến – Danh hiệu & nhãn hiệu

Quản thủ thư viện tại Sáng Tạo - 3 giờ trước
Tưởng Năng Tiến Thực sự, việc tôi được đặc cách phong tặng danh hiệu NSƯT từ trước giờ chưa có tiền lệ … Sự nhìn nhận của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý văn hoá cho thấy đã có sự cởi mở hơn trong việc xét danh hiệu. (Hoài Linh) Cuối năm, […]

Thần tốc

Quản thủ thư viện tại Sáng Tạo - 3 giờ trước
Phan Thành Khương Kỉ niệm 227 năm chiến thắng giặc Tàu-Thanh (30-01-1789 – 30-01-2016) Thằng Tôn Sĩ Nghị, mặt xanh lè, Cố sức trèo lên lưng ngựa, Khi ngựa chưa kịp đóng yên, cương. Thằng Lê Chiêu Thông già nua vội vàng đến đỡ đít nó, Những thằng khác chưa kịp mặc áo, Những thằng […]

Một năm sẽ không yên ổn

Năm 2016 khởi đầu với những sự kiện rất đặc biệt. Đại hội XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) kết thúc sau những pha tranh giành quyền lực cực kỳ quyết liệt. Sau đại hội rất khó đoán tình hình sẽ ra sao. Vì người đại diện phe thắng cử không hề trình bày trước đại hội chương trình hành động trong 5 năm mới của mình, trừ những khẩu hiệu vô hồn lặp đi lại hàng mấy chục năm. Đó là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội ổn định, phồn vinh.
Ở các nước khác, chương trình hành động bao giờ cũng là những việc làm cụ thể có con số định lượng có thể đo đếm được. Chỉ có một mình ông Bùi Quang Vinh nói lên yêu cầu đổi mới chính trị mạnh mẽ đi cùng đổi mới kinh tế, nhưng cũng chẳng rõ đổi mới chính trị ra sao, theo mô hình nào. Có bao nhiều việc làm rất cụ thể bị bỏ lỏng, không có giải pháp, như làm thế nào để các cơ sở quốc doanh làm ăn nghiêm chỉnh, có lãi và lãi được nộp đủ vào ngân sách. Cuộc cải cách giáo dục sẽ tiến hành cụ thể ra sao, cho các bậc từ mẫu giáo, trung học đến đại học, dạy nghề. Cải cách cụ thể ngành y tế ra sao để phục vụ xã hội, chữa bệnh tốt hơn. Giảm nhập hàng Trung Quốc , từ máy móc, rau quả, vải sợi, da giày xuống bao nhiêu, giảm số người Hoa nhập cư quá lớn chừng bao nhiêu trong từng năm, để có thể gia nhập TPP thuận lợi. Giảm biên chế cụ thể bao nhiêu khi viên chức có đến 2/3 làm việc qua loa; số tướng lãnh trong quân đội và công an tăng hàng chục lần so với thời chiến tranh, về tỷ lệ so với quân số vượt xa Ấn Độ và Pháp, vượt rất xa cả Trung Quốc và Nga.
Các chương trình tranh cử của mỗi đại biểu là linh hồn các cuộc bầu cử hấp dẫn và sôi nổi. Ở VN, tuyệt đối không có tranh cử, không ai có chương trình hoạt động của riêng mình, không có nền văn hóa dân chủ ăn sâu vào máu thịt của cử tri, của toàn xã hội. Cho nên đại hội diễn ra một cách xuôi chiều nhạt nhẽo, như suốt 9 ngày họp đại hội chỉ có chừng 10 bản tham luận đầy chữ nghĩa sáo rỗng, còn 1500 người chỉ ngồi vỗ tay, miệng không hề mở, nên nhiều vị lim dim ngủ gật.
Chuyện nực cười là đến ngày Chủ nhật 22/5/2016 mới bầu cử Quốc hội mới khóa 14, vậy mà nay đảng đã cử chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân; sau đó Quốc hội mới bầu ra chủ tịch nước và thủ tướng, vậy mà nay đảng đã ngang xương tuyên bố chủ tịch nước là Đại tướng Trần Đại Quang và thủ tướng sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc. Như thế nếu chẳng phải đảng đã cướp quyền của Quốc hội thì là gì?
Chính vì vậy mà năm 2016 sẽ là năm rối và loạn. Không phải rối và loạn ngoài xã hội, mà sẽ rối to và loạn to ngay trong nội bộ cơ cấu Nhà nước. Lý do là cả năm 2016 sẽ có 2 hệ thống cầm quyền song song và đối chọi nhau. Quốc hội có hai cái đầu, một ông cũ và một bà mới, vì cho đến cuối tháng 5 bà chủ tịch mới nhậm chức. Ai có quyền hơn ai? Cuộc đấu đá hậu đại hội có khả năng sẽ không kém gay go so với tiền đại hội.
Lôi thôi phức tạp hơn cả là về phía chính phủ, có ông thủ tướng cũ và ông thủ tướng sẽ nhậm chức vào cuối năm. Trong cả năm, ông thủ tướng cũ vẫn có toàn quyền quyết định mọi việc, có quyền coi ông thủ tướng tương lai vẫn còn là ‘’phó thủ tướng của tôi’’, ‘’dưới quyền tôi‘’, “phải phục tùng tôi”. Ông có thể vỗ vai ông Phúc mà nói rằng: “Chú mày cứ ngồi ở tầng dưới, chớ có vội làm gì. Cuối năm, sau khi bàn giao sẽ lên đây ngồi mới có chính danh”.
Ông Dũng cũng có thể nói với các bộ trưởng cũ và mới rằng các bộ trưởng cũ sẽ ra đi nhưng phải làm việc nghiêm chỉnh đầy đủ trách nhiệm cùng với ông cho đến cuối năm, các bộ trưởng mới cứ ngồi tại chỗ cũ và làm việc bình thường như trước đây, sau khi nhận bàn giao hãy hay.
Trường hợp với Đại tướng Trần Đại Quang cũng vậy, ông tuy được Bộ Chính trị giới thiệu sẽ giữ chức chủ tịch nước, ông Dũng có thể sẽ bảo Tướng Quang rằng: ‘Anh còn phải ráng chờ Quốc hội mới họp vào cuối năm mới có thể chính thức vào dinh chủ tịch nước. Trong năm nay, anh vẫn còn là bộ trưởng trong chính phủ của tôi, rõ chưa?’.
Giữa chủ tịch nước cũ Trương Tấn Sang và chủ tịch nước mới Trần Đại Quang cũng vậy. Ông Quang còn phải sốt ruột chờ gần một năm nữa để sau khi ông Sang về hưu mới được ngồi vào chiếc ghế mới.
Cũng như ở mọi nơi, trong tình thế giao thời làm việc giữa người cũ và người mới, sẽ có xung đột rất phức tạp giữa kẻ ở và người đi, giữa tay chân bộ hạ của phe này với cánh kia, người ra đi sẽ cố ban bổng lộc hậu hĩ cho phe cánh mình, tranh thủ nâng cấp, nâng bậc lương cho cánh hẩu của mình, trong khi người mới sẽ chuẩn bị nhân sự của mình, chân rết khác của minh – tân quan tân chính sách.
Nhưng phức tạp hơn cả là những chủ trương quan trọng: Dự án làm sân bay lớn mới sẽ ra sao? Các công trình trọng điểm bị treo lơ lửng, ví dụ như việc xây dựng xe điện tốc độ cao ở Hà Nội và Sài Gòn sẽ được giải quyết như thế nào? Sẽ xúc tiến khẩn trương nhiều biện pháp mạnh để còn kịp vào TPP? Khủng hoảng nợ nghiêm trọng phải giải quyết ra sao? Có chấn chỉnh ngân sách, vì hiện nay chi cho an ninh vượt xa chi cho quốc phòng? Đối ngoại sẽ chuyển theo hướng nào, thân Trung Quốc và phụ thuộc Bắc Kinh hơn hay theo hướng từng bước Thoát Trung, hay theo hướng kết thân dần với phương Tây, hay dè dặt hơn?
Mọi chủ trương có vẻ như của người ra đi có tính toán khác ít nhiều với người ở lại, phải điều hòa nhân nhượng ra sao? Rồi vấn đề nông thôn, nông nghiệp và dân oan? Lại còn khủng hoảng xã hội, trộm cắp, cướp của giết người, xung đột, đánh giết nhau cao vọt lên? Rồi sách lược với các tổ chức xã hội dân sự, và trào lưu dân chủ nhân quyền, đàn áp mạnh hơn hay nới lỏng đôi chút để mỵ dân? Thái độ với tù chính trị khi sức ép quốc tế có chiều tăng, sẽ ân xá cho ai vào dịp Tết Bính Thân này ?
Trong buổi giao thời, một điều nguy hiểm tệ hại là cán bộ và nhân viên các cơ quan Nhà nước chờ đợi, tán chuyện, đấu láo hơn là làm việc. Họ tha hồ bàn tán, phán đoán trong thời kỳ quá độ giữa lãnh đạo cũ và mới, các quan chức đầu ngành cũ và mới, trình độ, tâm tính mới cũ ra sao, họ phải uốn mình ra sao?
Họ nín thở, gần như bãi công để chờ đợi. Chỉ khổ cho người dân khi bộ máy công quyền hầu như tê liệt. Có đến 16 bộ thay bộ trưởng, hàng mấy chục thứ trưởng về hưu, gay nhất có lẽ là các bộ lớn như Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục, Y tế, Quốc phòng, Giao thông vận tải… Sự xáo trộn, bất ổn là khó tránh khỏi.
Phải chờ đến năm 2017 tình hình mới có thể ổn định, công việc công sở mới có thể bình thường trở lại, sau những xáo trộn giằng co trong năm 2016. Có thể nói trong năm 2016 cuộc đấu tranh phe phái quyết liệt trong Đại hội XII sẽ có thể dai dẳng, phức tạp hơn, theo kiểu cách kín đáo, ngấm ngầm, để lại những di căn cho năm 2017 và cả những năm sau.
 https://anhbasam.wordpress.com/2016/02/06/6917-2016-mot-nam-se-khong-yen-on/

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Những biến chuyển đáng quan tâm trong tâm tư của Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn

  Theo boxitvn.blogspot.com/2016/01/nhung-bien-chuyen-ang-quan-tam-trong.html

Những biến chuyển đáng quan tâm trong tâm tư của Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn

Theo dõi trên trang Facebook, chúng tôi nhận thấy từ khoảng cuối năm 2014 đầu năm 2015 lại đây, nhất là trong thời gian các Hội nghị trung ương rồi Đại hội 12 của ĐCSVN diễn ra cho đến khi kết thúc, Đạo diễn điện ảnh quen biết Đỗ Minh Tuấn đã có những thay đổi rõ rệt trong nhận thức cũng như đánh giá vai trò của vị Tổng bí thư và hiện tại là tân Tổng bí thư của Đảng – ông Nguyễn Phú Trọng.
Thú thực, ngoại trừ tư cách người cầm quyền tối cao ngồi trên đầu 90 triệu dân chúng, có những quyết sách rất nhất quán nhưng lại có vẻ như không mấy quang minh chính đại – điều tối cần đối với người ở cương vị cầm chịch đất nước – trong quan hệ đối với “kẻ thù truyền kiếp của dân tộc” (lời ông Lê Duẩn) là tên chúa trùm Đại Hán, ông Trọng với chúng tôi trước nay không hề có ân oán gì; ông cũng chưa gây được ở chúng tôi một ấn tượng rõ nét gì.
Tuy nhiên, với niềm tin đây là chuyển biến đích thực trong tư tưởng và tình cảm của một nghệ sĩ từng gắn bó với thời cuộc nhiều năm nay, xin trân trọng đăng lại trên BVN một số ý kiến của Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn mà chúng tôi tình cờ đọc được, để bạn đọc xa gần có điều kiện kiểm chứng và tìm hiểu thêm lý do, đồng thời cũng để qua đó thử cân nhắc tỷ lệ tán đồng hay đối nghịch trong giới trí thức và công chúng người Việt trong và ngoài nước, đối với một hiện tượng tâm lý/tư tưởng mà theo chúng tôi, trên đất nước chúng ta từ mấy hôm nay, đang không phải là hiện tượng cá biệt.
Bauxite Việt Nam

1. Năm thông điệp từ 21 phát đại bác đón chào TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hàn Quốc
Đỗ Minh Tuấn
Chào đón khách bằng 21 phát đại bác là nghi thức đón tiếp cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia được thực hiện thường xuyên ở các thế kỷ XIX và XX. Nhưng sang thế kỷ mới nghi lễ này không còn thông dụng nữa. Khi TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc, lễ đón chính thức diễn ra trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh do TBT, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chủ trì, nhưng không có 21 phát đại bác đón chào như khi ông sang thăm Hàn Quốc vào ngày 1-10-2014. Vì thế, việc Hàn Quốc đón TBT Nguyễn Phú Trọng bằng 21 phát đại bác được coi là một sự kiện đặc biệt, bất thường, ẩn chứa đằng sau nó nhiều thông điệp có tầm lịch sử.
Tôi đã muốn bài giải mã những thông điệp người Hàn Quốc nói riêng và thế giới tiến bộ nói chung gửi tới TBT Nguyễn Phú Trọng và Đảng CSVN qua 21 phát đại bác này để tiếp thêm cảm hứng đổi mới thể chế cho ông trước khi bước vào Hội nghị TW 10. Nhưng có những thông tin và thông điệp khác quan trọng hơn nên tôi đã viết trước bài kể lại cuộc nói chuyện về “Đa đảng ngầm” với Lê Đức Thọ. Nay Hội nghị đã thành công, theo tin không chính thức mà nhiều người tin thì TBT Nguyễn Phú Trọng là người đứng vị trí số 8 trong 8 người có tín nhiệm cao nhất. Nếu đúng vậy thì đây có thể ông không vui lắm, nhưng lại là một điều hay cho dân tộc, phản ánh sự phát triển vượt bậc của luồng suy nghĩ đổi mới trong TW, mặt khác, kết quả đã mở ra cho tương lai những hướng phân bổ lại quyền lực của Đảng CSVN trong cải cách thể chế.
Vì thế tôi viết bài này để động viên ông và ekip của ông và truyền cảm hứng đối mới từ nhân dân và từ các bạn bè thế giới cho ông.
Thông điệp 1: Kính chào Ngài TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hàn Quốc! Chúng tôi đón chào Ngài theo nghi lễ đón Nguyên thủ quốc gia vì Ngài là vị Vua đại diện cho 16 vị Vua tập thể trong Triều đình Cộng sản đang trị vì đất nước Việt Nam. Bằng loạt đại bác này, chúng tôi muốn Ngài hiểu rằng chúng tôi hiểu quy ước riêng của dân tộc Việt Nam, một dân tộc thấm nhuần đạo Phật, không chấp hình tướng, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “nói vậy mà không phải vậy”, kiên nhẫn, tự tin và thầm lặng đi tới cái đích riêng mà mình đã chọn. Chúng tôi tôn trọng quy ước riêng, niềm tin riêng và luật chơi ngầm của dân tộc Việt Nam, trong đó có luật chơi ngầm của dân với dân và luật chơi ngầm của dân với Đảng. 21 phát đại bác này hoà điệu vào cuộc chơi kỳ dị, cao siêu và đau khổ của dân tộc Ngài. Nhưng đó không phải là 21 phát đại bác bắn trong tang lễ như vẫn thấy, mà là những phát súng thức tỉnh, giúp cho những người Việt Nam đang sống dở chết dở nhìn lên trời xanh thấy một sân chơi mới mà tin tưởng thoát ra khỏi những trò chơi trong Lễ-hội-bên-mồ.
Thông điệp 2: Chúc mừng Ngài TBT đã đến với thế giới dân chủ đồng minh của Hoa Kỳ. Chúng tôi đón chào Ngài bằng nghi lễ ngoại giao trọng đại nhất do Hoa Kỳ và Anh Quốc, những nước tư bản hàng đầu quy ước. Năm 1875, Quốc vụ viện Mỹ và Công sứ Anh tại Mỹ đã thỏa thuận với nhau dùng tập quán bắn đại bác của hải quân với 21 phát làm nghi lễ trọng đại nhất và 19 phát vào các nghi lễ khác. Bằng loạt đại bác này, chúng tôi muốn Ngài tin rằng “Theo Mỹ không mất Đảng”, hoà nhập vào thế giới dân chủ các Ngài sẽ nhận được sự tôn trọng và tin cậy. Đây là sự hoà điệu với Hoa Kỳ trong bản hoà tấu NGOẠI GIAO KÊNH ĐẢNG. Chúng tôi là những đồng minh tin cậy của nhau và luôn phối hợp với nhau một cách tin cậy và thầm lặng, không như những quan hệ giả dối, lọc lừa, độc ác và ích kỷ và bành trướng trong phe của các Ngài. Mặt khác, theo như lá số Tử vi của Ngài mà chúng tôi biết thì ngay từ năm 2014 Ngài sẽ thành công nếu hướng về các quốc gia dân chủ. Chuyến đi đầu tiên đến Cu Ba Ngài chống lại mệnh Trời nên bị Brazin làm mất uy tín. Nhưng đến năm nay Ngài đã biết tuân theo mệnh Trời đến Hàn Quốc và Nga nên Thượng đế đã lệnh cho chúng tôi hiển thị vinh quang có sẵn trong số phận của Ngài!
Thông điệp 3: Vui mừng chào đón Ngài TBT đến với đối tác lớn của Việt Nam, “sân sau” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đem đến cho chúng tôi niềm vui của sự đồng thuận. Chúng tôi biết trong kế hoạch Ngài cũng sẽ đến thăm nước Nga, cũng là một đối tác “sân sau” của Thủ tướng. Có thể người Nga không tiếp đón Ngài trọng vọng như chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn thấy đó là dấu hiệu đồng thuận hiếm hoi và quý báu giữa Ngài và Thủ tướng. Những dấu hiệu đó, dù chỉ là đồng thuận vô tình theo ý Chúa, dù có thể là ảo tưởng và chưa chắc chắn, cũng đã giúp chúng tôi hy vọng và tin tưởng hơn vào sự phát triển tương lai. Và chúng tôi ký ghi nhớ Hợp tác tài chính 12 tỷ đô la với Ngài là thể hiện mong muốn của chúng tôi được Ngài đồng thuận, đặt dấu chấm lên đầu chữ i mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các vị Thủ tướng tiền bối đã làm cùng chúng tôi được chính thức trở thành hiện thực.
Thông điệp 4: Hân hạnh đón chào Ngài đến với xứ Kim Chi. Xứ sở chúng tôi tuy là đồng minh của Mỹ nhưng chúng tôi không bị mất văn hoá. Chúng tôi không chỉ giữ được bản sắc văn hoá riêng mà còn tạo ra làn sóng văn hoá lớn ảnh hưởng toàn thế giới. Làn sóng ấy bắt nguồn từ những điều bất công trong đời sống, từ khát vọng muốn vượt lên những cách làm công thức cứng nhắc và cả khát vọng chạy đua văn hoá một cách thân thiện, vượt lên sự thù ghét của chúng tôi với Nhật Bản từ nhiều đời trước. Đến nay, Nhật Bản có Doremon mang bản sắc xuyên quốc gia của Nhật đi khắp thế giới, thì chúng tôi cũng có làn sóng văn hoá Hallyu lan đi khắp địa cầu. Nhật Bản bắn 21 phát đại bác đón chào Chủ tịch Trương Tấn Sang thì chúng tôi bắn 21 phát đại bác đón chào Ngài. Đó là sự tương đồng nhưng khác biệt. Một cuộc chạy đua ngoại giao tế nhị và sang trọng khác của hai nước trong thế giới dân chủ chúng tôi. Cũng là bắn đại bác, nhưng chúng tôi không bắn vào nhau mà bắn lên trời để cùng ghi điểm, cùng thắng, cùng phá tan những nghi kỵ, thành kiến và cố chấp trong quan hệ giữa các quốc gia.
Thông điệp 5: Rất vui khi Ngài đã đến thăm đất nước chúng tôi trước thềm Hội nghị TƯ lần thứ 10, một Hội nghị quan trong trước thềm Đại hội Đảng CSCN lần thứ 12. Không ít người hoài nghi rằng các Ngài chỉ là những người bám víu lấy thể chế độc tài để mà tồn tại. Nhưng chúng tôi biết dân tộc Việt Nam có truyền thống dân chủ đa nguyên từ mấy ngàn năm, có lý có tình, có làng có nước, thuận vợ thuận chồng... Những cánh chim đại bàng Cộng sản Việt Nam tiền bối đã để lại một quả trứng lớn là Đảng CSVN thời đổi mới và hội nhập. Nhưng quả trứng đó lại bị vương những rơm rác hôi tanh từ cái tổ chim kền kền của nước Trung Hoa, khiến nhiều người e ngại. Rất nhiều người muốn đập tan quả trứng ấy đi bằng cách mạng hoa nhài, hoa sen, hoa xấu hổ... Nhưng cũng rất nhiều người vẫn tin đó là trứng từ bọc trứng Âu Cơ. Có những người còn nghe thấy trong quả trứng ấy vẳng ra những tiếng chim khác nhau của những chú chim Lạc sinh đôi, sinh ba sắp nở. Và bằng trái tim của người phụ nữ, Tổng thống của chúng tôi muốn bắn 21 phát đại bác lên trời để tiếp thêm hơi ấm cho quả trứng sinh đôi sinh ba ấy sớm nở ra, những con chim Lạc sẽ lớn lên nhanh hơn và tự phá tan chiếc vỏ giả hình giam nhốt chúng để bay lên những vùng trời riêng trong bầu trời chung dân tộc. Chúng sẽ thoát nguy cơ bị Cách mạng Hoa sen đập nát một cách oan uổng, cũng không phải chen chúc nhau trong cái vỏ giả hình, kéo dài mãi số phận “ĐA ĐẢNG CHUI” còi cọc và lén lút, giống như mấy công ty kinh doanh những mặt hàng trái ngược nhưng dùng chung một giấy phép và con dấu, trốn thuế, trốn kiểm toán, trốn trách nhiệm minh bạch trước nhân dân.
Nếu đổi mới chính trị đúng tầm, thì cho dù Ngài không thể tái đắc cử TBT hay BCT nhiệm kỳ tới, với uy tín đang cải thiện một cách ngoạn mục của mình, Ngài có thể tiếp tục hoạt động chính trị trong sân chơi mới mà Đại hội sẽ sáng suốt mở ra trong các mô hình cải cách thể chế theo hướng dân chủ như chúng tôi. Nếu Ngài có bản lĩnh tách đảng chẳng hạn, có thể ekip của Ngài trong cả nước sẽ chuyển sang Đảng mới (có thể đặt tên là đảng Dân chủ hay Đảng Liêm chính, v.v.) và bầu Ngài đứng đầu đảng ấy. Ở sân chơi mới đó, Ngài có thể tiếp tục chi phối, phản biện Đảng CSVN và có thể tranh cử để được bầu làm Tổng thống, kể cả khi Ngài đã 80 tuổi. Khi ấy, chúng tôi lại được hân hạnh bắn lên trời xanh 21 phát đại bác đón chào Ngài!
Đ.M.T.
Nguồn: https://www.facebook.com/daodiendominhtuan?fref=nf&pnref=story
2. Obama thực dụng hay thông thái và minh triết?
Đỗ Minh Tuấn
Lời bình 1
Bài này nữa, tôi viết về minh triết Obama khi phá chấp đón ông Tổng Trọng trong Nhà Trắng. Sao tôi lại cấp giấy phép văn hóa cho ông vào ngôi đền dị giáo mà ông vẫn lên án?
Ông thay đổi sao tôi không thể thay đổi được? Ông nói ngược lại, sao tôi không thể nói ngược theo?
Đ.M.T.
Lời bình 2
Vấn đề quan trọng nhất là liên minh với Mỹ đến đâu, hợp tác kiểu nào để bảo vệ biển đảo VN mà Mỹ vẫn giữ được quyền trên biển. Cả hai nước Mỹ đều muốn điều này. Cả hai nước Mỹ đều muốn thể chế tương thích với những điều VN cam kết trong các tổ chức QT. VN không thể cam kết một đằng, [trở] về nhân danh đặc thù để làm khác đi. Đó là mọi rợ. Cho nên dù có hàng trăm nước phát triển, hàng chục nước Mỹ, họ vẫn có luật chơi chung mà VN muốn tham dự phải đứng đắn, không chơi kiểu đăng ký kết hôn với người ta rồi vẫn chui lủi làm vợ bé thằng Tàu hay làm điếm trong các quan hệ khác. Chuyện rất đơn giản mà ta cứ lươn lẹo biện minh cho sự thiếu trung thực, thiếu nhất quán, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh của mình. Mà cái đó lại đi ngược lại nguyện vọng toàn dân. Nên hai lần dối trá và phản bội. Chỉ lợi cho một nhúm bọn độc tài tham nhũng và trộm cắp, cướp đoạt xương máu nhân dân và công đức của Hồ Chí Minh.
Đ.M.T.

clip_image001
Việc Obama đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng trong Nhà Trắng giống như đưa một Thủ lĩnh ngoại đạo vào trong ngôi Đền thiêng DÂN CHỦ - TỰ DO. Đây là nỗ lực linh hoạt phá chấp của Obama đáng ghi nhận và biết ơn. Kẻ ngu tối cố chấp mới chúi mũi vào tấm thảm đỏ chùi chân trước cửa đền để thắc mắc về kích cỡ dài hay ngắn và cay cú biến ơn thành oán.
Bạn Trương Thành Sơn viết: "Bạn của Mỹ thiếu gì độc tài nhưng đều đã dân chủ hóa thành công: Pinoche - Chile, Pachung Hee - Hàn Quốc, Xuhacto - Indonexia, Macot - Philippin, Nam phi, Arap Saudi,... Khi Mỹ thấy có lợi thì chơi thôi, nhân quyền là chuyện nhỏ".
Đây là cách nhìn đúng đắn và tích cực. Nhân quyền là chuyện nhỏ. Tấm thảm đỏ dài ngắn còn là chuyện nhỏ hơn. Tuy nhiên, việc chơi với Việt Nam không chỉ vì thực dụng, “thấy có lợi thì chơi”, mà còn vì sự thôi thúc của một luồng cảm hứng canh tân văn hoá chính trị Hoa Kỳ theo hướng mới. Có nhiều yếu tố minh triết, linh hoạt, phá chấp, và tìm kiếm đồng thuận trong văn hoá truyền thống Việt Nam.
Lâu nay chúng ta mới chỉ nhìn người Mỹ như những người thực dụng, nguyên tắc và ích kỷ. Thực ra, người Mỹ có tính cống hiến lớn nhất, cả về khoa học, luật chơi, đạo đức và trách nhiệm. Đến Obama, người Mỹ đã kết nối với nhau, đồng thuận với nhau hơn trong cảm hứng văn hoá mới có tính minh triết và phá chấp của con người Việt Nam. Điều này sẽ vấp phải phản ứng của những người bảo thủ trong chính trị và văn hoá ở cả Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng nó sẽ là nguồn cảm hứng ngày càng lan rộng của thời đại. Tôi sẽ phân tích sâu trong một loạt bài về cuộc cách mạng văn hoá của Hoa Kỳ hé lộ qua cách thực hiện chiến lược xoay trục về Châu Á của Obama.
Đ.M.T.

3. Nhận xét về bài viết “Hoa Kỳ sẽ trừng phạt các quan chức Hà Nội vi phạm nhân quyền” (Xem ở đây)

Đỗ Minh Tuấn
Có lẽ ông Trọng tưởng rằng khi đã vào Nhà Trắng rồi thì thoát cấm vận và trừng phạt, có thể qua cầu rút ván. Tập Cận Bình cũng vào Nhà Trắng đấy thôi, nhưng Mỹ chưa bao giờ quên mục tiếu xé lẻ Trung Quốc làm 5 mảnh. Một người lãnh đạo bình thường tử tế là phải lo làm sao cho dân tộc tiến bộ, nhân dân no ấm, "sánh vai với các cường quốc 5 châu trên thế giới" như Hồ Chí Minh đã nói chứ không phải lải nhải nhai lại mãi mấy thứ chủ nghĩa ngoại lai của mấy ông Tây mà nhân loại đã vứt vào sọt rác. Đại hội có thể đạt được mục đích chia lại tiền tham nhũng, bớt đố kỵ ghen ăn tức ở. Nhưng chia lại tiền tham nhũng khác với vì nước vì dân. Để xem sau Đại hội này, TQ có nể ekip thân mình mà dừng việc lấn chiếm biển đảo hay sẽ lấn chiếm và vi phạm lãnh hải và vùng chủ quyền bay nhiều hơn? Nhập siêu từ TQ và hàng hóa độc hại nhập từ Trung Quốc có giảm đi không, hay tiếp tục tăng vọt? Phim lịch sử và bạo lực Tàu có bớt đi trên sóng TH không hay sẽ nhiều hơn? Tin tức về tội ác trong xã hội có giảm đi trên báo chí hàng ngày không hay sẽ tăng hơn? Thu nhập đầu người ở mức quá thấp hạng bét thế giới hiện nay có giữ nguyên không hay sẽ giảm đi hơn nữa? Đảng CSVN hãy đối mặt với những cái đó chứ không phải lảm nhảm "kiên dịnh" như những kẻ tâm thần vô cảm.
Đ.M.T.
27-1-2016
Nguồn: https://www.facebook.com/daodiendominhtuan?fref=nf&pnref=story
4. Tôi tiếc vì đã lau nước bọt trên mặt ông Tổng Trọng
Đỗ Minh Tuấn
Trích một vài comments:
Rất trung thực và vì đại nghĩa
Lưu Trọng Văn
[...]
Sau Đại hội nhiều bạn bè nhắn tin trách tôi và giễu cợt niềm tin về sự đổi mới của Đảng của tôi, cho rằng tôi ảo tưởrng khi đeo đuổi con đường cách mạng cung đình, nên tôi buồn lắm, tôi phải viết thôi bạn ạ! Bạn hiểu cho nhé, đừng vội chửi một chiều!
Artist Đỗ Minh Tuấn
Anh nói thật thế này! Sợ anh không mua vé kịp.
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Đừng nghĩ thế! Cuộc đời này, Đảng này còn có chỗ cho chúng ta sống thật, nói thật. Cổ nhân đã dạy rằng cái gì khó nói thì cứ nói thật. Không nói bây giờ, sau bận bịu nhiều việc khác, không còn nhiều thời gian viết FB nữa thì cứ bị chửi oan mãi hay sao?
Artist Đỗ Minh Tuấn
Đỗ minh Tuấn nói sấu người khác là đang tự nói sấu mình.
Tan Phung Quang
Xấu chứ ko phải sấu đâu ông ạ, sai chính tả rồi.
Chắc bạn muốn nói bác Tuấn thích ăn sấu chín vì sấu xanh thì chua lắm.
Nguyễn Tuấn Sơn
Ban Tan Phung Quang nói đúng đấy! Tôi đã có những bài chống lại bọn CCCĐ để bảo vệ uy tín ông Trọng khi ông đến Mỹ. Nên nói xấu ông cũng là nói xấu mình. Tuy nhiên, ông đã thay đổi nên tôi cũng thay đổi cho sòng phẳng. Xin bạn xem những bài cũ tôi vừa post để chứng minh rằng tôi không hề ác ý với ông ấy từ đầu, mà trái lại rất tử tế và chịu búa rìu để bảo vệ ông ấy vì nghĩa lớn. Đây là là hai bài trong số hàng chục bài tôi đã post. Mong bạn đọc để hiểu đầu đuôi.
Artist Đỗ Minh Tuấn
Báo vừa đưa tin Đảng Dân chủ và Obama bị phê phán vì đã đón ông Nguyễn Phú Trọng vào Nhà Trắng. Chắc ông Trọng sẽ nghĩ: “Mình phải thế nào thì người ta mới đón mình vào Nhà Trắng để sau đó bị chửi chứ!” Với tư duy ấy ông không bao giờ có thể biết ơn nhân dân, biết ơn đồng chí và bè bạn đã giúp mình, Ông nghĩ tất cả do ông làm nên cả. Thật là lú lẫn, lố bịch và vô cảm. Thực ra, nhiều khi cuộc đời chắt chiu nhen nhóm từng đốm lửa của tương lai dân tộc trong ông, đại lượng với ông, xá tội cho ông khi thấy ông bước về ánh sáng...
Khi ông sang Mỹ tất cả những người xưa kia khinh ghét coi thường ông đều hướng tới tương lai. Họ đâu biết sau khi kiếm được vài dòng trong lý lịch để hãnh diện, để tìm kiếm thêm những đại gia vệ tinh như Tân Hiệp Phát, ông sẵn sàng đẩy dân tộc lùi lại vài thập kỷ như những gì ông đã làm trong Đại hội vừa qua.
Năm 1989, trong một cuộc nói chuyện thẳng thừng với ông Lê Đức Thọ, ông [Thọ] đã tâm sự với tôi đại ý “Các bác yêu nước đi làm cách mạng chứ có được học hành gì đâu, cứ vừa làm vừa học, nhưng các bác luôn giữ vững mục đích, lý tưởng của mình. Như đứa trẻ muốn hái bông hoa, nó đi tới bông hoa nhưng bị vấp ngã, nó không bỏ cuộc mà lại đứng dậy đi tiếp đến bông hoa ấy”. Câu nói này đã làm tôi thông cảm sâu xa với Đảng và hành xử với lòng thông cảm ấy. Sau này, tôi bỗng nhận thức rằng: “Sao dân tộc có những người cứng cáp có thể hái bông hoa ấy nhanh hơn mà cứ phải chờ đứa bé Đảng hết vấp rồi lại ngã hái bông hoa ấy”. Nhưng cái hình ảnh đứa bé kiên trì lý tưởng và luôn vấp ngã vẫn ám ảnh trong sâu thẳm tâm thức tôi, khiến cho khi thấy đứa bé Đảng hướng tới Hoa Kỳ, hướng tới những vườn hoa dân chủ, tôi đã viết những bài động viên nó, dỗ dành nó, để nó vững vàng đi tiếp tới bông hoa ấy, đừng dừng lại giữa đường bỏ cuộc. Đó là lý do vì sao tôi viết bài giải mã “5 thông điệp từ 21 phát đại bác Hàn Quốc bắn chào TBT”, bài “Nếu Obama hỏi vậy Nguyễn Phú Trọng nên trả lời sao”...và những bài khác viết theo cách nhồi những tư tưởng khoa học nhân văn dân chủ và tiến bộ vào trong vinh quang của ông để ông dễ dàng tiêu hóa và đồng thuận với ước vọng của toàn dân tộc.
Một lý do sâu xa khác nữa là vì cái tình với bác Đỗ Mười và bác Đào Duy Tùng là những người tôi gần gũi lâu năm và rất quý tôi đã nâng đỡ ông thăng tiến từ TCCS đi lên TBT. Trước Đại hội 11, bác Mười giới thiệu ông Nguyễn Duy Quý thầy giáo của tôi và Vĩnh Quang Lê làm TBT, nhưng sau đó không hiểu sao bác lại đổi ý giới thiệu ông. Chúng tôi khuyên thầy Quý cáo ốm đừng đi họp trù bị để khỏi phải rút. Nhưng thầy bảo: "Thôi anh ấy đã bảo thế thì tôi cứ rút”. Vậy là ông thênh thang con đường thành TBT. Nói như thế để ông thấy mọi điều tôi viết không chỉ từ đầu óc, mà còn có gốc rễ trong trái tim, trong tình người. Vì thế, khi ông làm dân tộc lo lắng hay thất vọng, tôi không khỏi buồn đau.
Ông có biết tôi đã bị mọi người hiểu sai và khó chịu khi thấy tôi viết những bài ủng hộ ông không? Họ không biết tôi đang chế biến những khúc dồi chính trị, nhồi các tư tưởng mới vào trong cái vỏ bảo thủ của ông để máu thịt của nhân loại, của đồng bào biến thành máu thịt của ông. Họ không biết tôi đang cho đứa trẻ những chiếc kẹo để dỗ nó vững bước đi tới đích, hái bông hoa hạnh phúc cho dân tộc. Mọi hiểu lầm, khó chịu hay ghét bỏ của bạn bè xã hội tôi sẵn sàng chịu đựng chỉ vì muốn cho việc lớn được thành công. Vậy mà, buồn thay, khi trở về ông lại chui tọt vào lòng thằng Trung Quốc, làm ngơ trước các hành vi xâm lược trắng trợn của nó, vô cảm trước nỗi đau mất nước của toàn dân tộc, đón thằng Tập Cận bình vào Hội trường Ba Đình linh thiêng để nó nói láo, thậm chí gần Đại hội Đảng ông còn có những hành vi nhờ Trung Quốc chống khủng bố giống như dùng vũ khí của nó để bảo kê quyền lực cho ông, khiến mọi người hiểu rằng nếu loại bỏ ông sẽ bị bọn Thiên triều trị tội. Và tệ hại nhất là ông đã áp đặt quy chế 244 để biến Đại hội Đảng 12 đầy hy vọng đổi đời của dân tộc thành một nơi tạo ra những xiềng xích mới đẩy lùi dân tộc về thời Maoist thập kỷ 80.
Tôi tiếc những ngày tôi soi từng mililet thảm đỏ sân bay phóng to lên trên FB để bác bỏ dư luận xã hội là ông không được Mỹ trọng thị, nhếch nhác ở sân bay như đám ăn mày. Cái thảm đỏ ngắn chũn trong toàn cảnh, tôi phải chụp đi chụp lại, phóng to lên, cho rõ thảm đỏ, để dư luận thấy Mỹ có rải thảm đỏ đón ông, đừng chế giễu sỷ nhục làm ông tự ái, hỏng cơ hội lớn của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên là tôi có phần bảo vệ TTXVN vì tôi biết họ không photoshop vẽ thêm thảm đỏ như dư luận quy tội. Nhưng nếu tôi biết khi về, có được dòng lý lịch đã ngồi vào chiếc ghế giành cho thượng khách trong Nhà Trắng ông lại làm cho mọi người thấy rằng ông đang dựa dẫm bọn Tàu để đẩy lùi lịch sử thì không bao giờ tôi phí thời gian và tâm trí lau nước bọt dư luận đã phỉ nhổ vào ông.
Ai nói ông là Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống là đề cao ông quá! Hai tội đồ kia của dân tộc họ bán nước giữa ban ngày và chịu tội trước lịch sử. Còn ông, ông đã làm mọi chuyện gây dị nghị sau tấm bình phong cao quý làm bằng xương máu của hàng hàng triệu đảng viên và triệu người dân đi theo cách mạng hơn nửa thế kỷ nay. Giá đi Mỹ về ông thực thi những nhiệm vụ đổi mới chính trị trong Nghị quyết Đại hội 11 và tiếp tục đổi mới trong Đại hội 12 thì ông đâu bị nhân dân và các đảng viên chân chính thất vọng đến thế! Nhưng ông đã đẩy dân tộc lùi lại vài thập kỷ. Thật đáng giận. Vì thế tôi phải viết ra sự thật của lòng mình cho ông và bè bạn hiểu. Nếu tôi không viết ra tất cả những điều này thì bạn bè có thể hiểu sai tôi là cơ hội “phò tay Lú” còn ông thì vẫn cứ tự tin rằng: “Mình phải thế nào người ta mới viết ủng hộ mình như thế chứ!”
Nếu tôi có viết những suy nghĩ trung thực về ông thì ông hãy hiểu đó là chuyện nợ đời, có vay có trả. Tôi đang hết lòng cùng mọi người dắt tay cổ vũ ông đến hái bông hoa đẹp cho dân tộc không phải tự nhiên mà buông ông ra để cầm bút viết những dòng này.
Đ.M.T.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

6716. Đại hội 12: Bất ngờ ở ‘phút 89’?

adminbasam tại BA SÀM - 2 phút trước
BBC TS. Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc 25-1-2016 Chính trị ở Việt Nam dưới chế độ Cộng sản từ trước tới giờ luôn đơn điệu. Rất ít, hay không có, thay đổi và hiếm khi có bất ngờ. Thường bầu cử chưa diễn ra, người ta đã biết ai sẽ được […]

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (V) ? (Nguyễn Thị Từ Huy)

Việt Hoàng tại Thông luận - 16 phút trước
*…ở thời điểm này không thể có sự thay đổi về cơ chế chính trị... Hy vọng vào một sự thay đổi căn bản của chính trị Việt Nam vào lúc này là một hy vọng không có cơ sở.* Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (V) ? (Nguyễn Thị Từ Huy) Bây giờ ta sẽ nói đến cái lý do khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lệ thuộc vào Trung Quốc. Lý do đó là sự kiên định trong việc lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội và thể chế chính trị độc đảng. Mô hình này khiến cho Trung Quốc và Bắc Triều tiên trở... thêm »

6715. Rạn nứt nghiêm trọng tại Đại hội Đảng: nỗi sợ hãi của Nguyễn Phú Trọng đã thành hiện thực

adminbasam tại BA SÀM - 17 phút trước
Người Cấp Tiến 25-1-2016 Theo thông tin chính thức, 35/68 đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Số đề cử này đã biến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành người có […]

Một qui ước sinh hoạt dân chủ? (Nguyễn Gia Kiểng)

Việt Hoàng tại Thông luận - 20 phút trước
“…*Không gian truyền thông tự do cũng phải có những qui luật và bó buộc đạo đức của nó. Đó phải là không gian thảo luận của những người chỉ có một mục đích là tìm sự thực và lẽ phải, tuyệt đối không thể chấp nhận sự giả dối…”* Một qui ước sinh hoạt dân chủ? (Nguyễn Gia Kiểng) Tôi ngồi trước máy vi tính gõ những dòng này chiều 23/01/2016 tại Paris, sau khi phiên họp thứ ba của Đại Hội 12 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã kết thúc. Giờ này tất cả đã được quyết định. Như vậy bài này hoàn toàn không thể có bất cứ một ảnh hưởng nào lên đại hội này. Mục đích duy nhất của nó chỉ là để r... thêm »

VNTB - Tận mắt chứng kiến bầu cử dân chủ ở Đài Loan

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 35 phút trước
*Nguyễn Nguyên Bình (VNTB) Rất tiếc ngày 19-01 vừa qua đã không ở Hà Nội để tham gia lễ kỉ niệm dâng hương các cán binh nghĩa sĩ VNCH trong trận chống TQ xâm lược Hoàng Sa. Lúc đó tôi đang ở Đài Loan, cũng có cái may là đã được tận mắt chứng kiến một cuộc bầu cử mà không khí cởi mở như vậy chưa bao giờ được thấy ở nước mình. (Nhất là cuộc bầu cử đang chuẩn bị diễn ra, rất quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc mà nhân dân không có được một chút thông tin chính thức nào về các ứng viên.)* Tác giả chụp chung với ứng viên Lã Hân Khiết. Đến được Đài Loan vào tối 14- 01- 2016 tức trước n... thêm »

6714. Tới luôn đi anh Ba…

adminbasam tại BA SÀM - 49 phút trước
FB Thiêm Võ Tâm sự cùng chú Ba 25-1-2015 Không có bài học nào dễ hiểu bằng bài học thực tiễn. Dân chủ, công bằng, văn minh, đạo đức… cần thiết như thế nào thì bây giờ ông Ba Dũng mới thấy một cách cụ thể. Xưa nay ông chà đạp lên, tước đoạt quyền […]

6713. Khi lòng yêu nước bị từ khước

adminbasam tại BA SÀM - 49 phút trước
Nguyễn Hưng Quốc 24-1-2016 Suốt mấy tuần vừa qua, hầu như ngày nào tôi cũng vào các trang báo mạng trong nước cũng như trên facebook để tìm tòi các tin tức liên quan đến đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam. Hết theo dõi hội nghị 13 lại theo dõi […]

6712. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất với 270 phiếu?

adminbasam tại BA SÀM - 1 giờ trước
Đôi lời: Bài viết này đã được gửi tới trang Ba Sàm, nhưng do không có điều kiện kiểm chứng các thông tin trong bài, như số đoàn đại biểu, số phiếu của từng ứng viên… Xin được đăng tại đây để độc giả tham khảo. ____ Người Đưa Tin 24-1-2016 Tại phiên họp các […]

6711. “Tất cả Uỷ viên Bộ Chính trị không được Trung ương giới thiệu xin rút“

adminbasam tại BA SÀM - 1 giờ trước
VOV 24-1-2016 Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết thông tin này và nhấn mạnh: “Ý thức Đảng của các đồng chí rất cao và đã có ý nguyện xin rút từ lâu” Trả lời báo chí bên lề Đại hội XII của Đảng ngay sau khi các đại biểu […]

6710. Thủ tướng Dũng ‘được đề cử nhiều nhất’

adminbasam tại BA SÀM - 1 giờ trước
BBC 24-1-2016 Đương kim Thủ tướng Việt Nam được ‘đề cử nhiều nhất’ tại Đại hội 12 trong số hàng chục trường hợp được giới thiệu nằm ngoài ‘danh sách đã chốt’ của Hội nghị Trung ương 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo truyền thông trong nước. Hôm 24/01/2016, tờ Vietnamnet.vn đưa tin […]

Có thể tiến tới bầu trực tiếp Tổng Bí thư

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
[image: Có thể tiến tới bầu trực tiếp Tổng Bí thư] Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương khóa XI, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương khóa XI, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương - tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động thì có thể tiến tới bầu trực tiếp Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng *Phóng viên:** Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong Đảng sẽ giúp đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?* *- Ông Vũ Ngọc Hoàng:* Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong Đảng nên có tranh cử để nh... thêm »

6709. Miền Trung nắm truyền thông cho Đảng trong đại hội 12

adminbasam tại BA SÀM - 2 giờ trước
Người Buôn Gió 24-1-2016 Mấy ngày qua, thông tin trên báo chí hoàn toàn nghiêng về phía có lợi cho phe Đảng tức phe Nguyễn Phú Trọng. Tất cả những thông tin này đều được tán dương là chính thống, công bằng, khách quan. Phụ trách báo chí bây giờ là thứ trưởng Trương Minh […]

6708. Tường thuật trực tiếp giải đấu vô địch UVBCT

adminbasam tại BA SÀM - 2 giờ trước
Người Buôn Gió 24-1-2016 Tiếp theo phần 1: Giải vô địch các UVBCT – Người Buôn Gió tường thuật trực tiếp phần 2: Giải vô địch các UVBCT (tiếp theo) — Giải vô địch các UVBCT – Phần 3 — Tường thuật giải bóng đá vô địch các uỷ viên BCT – phần 4 Xin chào các […]

6707. Hãy tỉnh lại đi!

adminbasam tại BA SÀM - 2 giờ trước
Vũ Duy Phú 24-1-2016 Tôi đã nghe hết và khá tập trung bản báo cáo chính trị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc tại Đaị hội Đảng. Về cơ bản nội dung quá ư đầy đủ và phong phú, rất đúng đắn, chân thành, duy chỉ có một điểm sai cơ bản nhất […]

6706. Đất nước tiếp tục bị dìm trong độc tài, tụt hậu, tham nhũng, thối nát và đứng trước nguy cơ lệ thuộc !

adminbasam tại BA SÀM - 2 giờ trước
Báo cáo Chính trị-Kinh tế của Nguyễn Phú Trọng báo hiệu: Đất nước tiếp tục bị dìm trong độc tài, tụt hậu, tham nhũng, thối nát và đứng trước nguy cơ lệ thuộc ! Âu Dương Thệ 24-1-2016 Sáng ngày 21.1.16 Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đương nhiệm, đã trình bày suốt gần một […]

Các tay súng giết chết 5 người tại thành phố Aden ở Yemen

VOA - 3 giờ trước
Những kẻ tấn công không rõ lai lịch hôm nay đã giết chết 1 cảnh sát viên và 4 người khác tại Aden, thủ đô tạm của Yemen

6705. KHÔNG LÝ DO GÌ ĐỂ ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG Ở LẠI

adminbasam tại BA SÀM - 3 giờ trước
Nguyễn Thanh Giang 24-1-2016 Phe cánh Nguyến Phú Trọng mấy tháng qua đã sử dụng nhiều chân gỗ cò mồi thượng thặng kiểu Phan Diễn và 3 giáo sư Học viện Hồ Chí Minh … để vu cáo, bôi nhọ một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị của Đảng của các đồng chí ấy. […]

Đất nước tiếp tục bị dìm trong độc tài, tụt hậu, tham nhũng, thối nát và đứng trước nguy cơ lệ thuộc!

noreply@blogger.com (Danlambao 2012) tại Dân Làm Báo - 3 giờ trước
*Âu Dương Thệ (Danlambao)* - Sáng ngày 21.1.16 Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đương nhiệm, đã trình bày suốt gần một giờ trước trên 1500 đại biểu tham dự Đại hội 12 bản tóm lược Báo cáo chính trị-kinh tế 5 năm vừa qua của Khóa 11 (2011-16) và mục tiêu cũng như kế hoạch cho Khóa 12 (2016-20). Trong toàn bộ Báo cáo dài 13 trang, ông Trọng đã vạch ra một sợi chỉ đỏ không ai có thể lầm lẫn được, đó là ĐCS vẫn muốn giữ độc quyền toàn diện trong mọi lãnh vực và chủ nghĩa Marx-Lenin vẫn là kim chỉ nam của ĐCSVN. Nghĩa là sau hơn một phần tư thế kỉ Liên xô và các nước CS Đông Âu đã chầu trờ... thêm »

Nhân dân có đặt cược dân tộc vào đảng cộng sản?

noreply@blogger.com (Danlambao 2012) tại Dân Làm Báo - 3 giờ trước
*Paulus Lê Sơn (Danlambao) - *Những ngày cuối tháng 1 năm mới này, người cộng sản bận rộn vì lo tổ chức đại hội và sự tranh giành quyền lực trong nội bộ của đảng. Song song việc đó, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin nhiều thông tin trái chiều nhau về quyền lực của các phe nhóm lợi ích có thể nắm quyền sau khi kết thúc đại hội XII này. Nhân dân có người cho rằng, không cần phải để ý đến đại hội đảng cộng sản vì chẳng liên quan gì đến họ, mà họ cũng không có tiếng nói gì đối với đảng cộng sản cả. Có người thì cho rằng chúng ta cần phải quan tâm đến những gì mà cộng ... thêm »

Khi lòng yêu nước bị từ khước

VietnameseWeb@voanews.com (Nguyễn Hưng Quốc) tại VOA - 3 giờ trước
Dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư, tình hình chính trị VN cũng không có gì thay đổi

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Tấn công đẫm máu ở Indonesia


Nhà nước Hồi giáo nhận thực hiện vụ tấn công đẫm máu ở Indonesia

 Nhà nước Hồi giáo (IS) lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra các vụ đánh bom và xả súng có phối hợp ở thủ đô của Indonesia hôm nay, làm 7 người chết, trong đó có tất cả 5 kẻ tấn công.
Hãng tin Aamaq có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo tuyên bố rằng vụ tấn công tại một khu vực sang trọng ở trung tâm Jakarta “nhắm vào các công dân nước ngoài và các lực lượng an ninh được giao nhiệm vụ bảo vệ họ”.
Trước đó,  phát ngôn viên của cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết rằng nhiều khả năng một nhóm liên hệ với IS muốn thực hiện một cuộc tấn công tương tự như các vụ khủng bố ở Paris gần đây.
Bạo lực bùng ra với một loạt các vụ nổ sáng nay ở khu vực gần một trung tâm mua sắm sang trọng, các khách sạn hạng sang, các đại sứ quán và các tòa nhà văn phòng. Tin cho hay, có tổng cộng 6 vụ nổ.
Suốt ngày hôm nay, những kẻ tấn công đã đọ súng với cảnh sát. Đến chiều tối, chính quyền thông báo vụ tấn công đã kết thúc, đồng thời cho biết tất cả 5 phần tử chủ chiến đã bị triệt hạ. Theo cảnh sát, hai thường dân, trong đó có một công dân Đan Mạch, đã thiệt mạng.
Cảnh sát Indonesia tới hiện trường vụ nổ ở thủ đô Jakarta, ngày 14/1/2016.
Cảnh sát Indonesia tới hiện trường vụ nổ ở thủ đô Jakarta, ngày 14/1/2016.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Indonesia đã nhận được lời đe dọa về một vụ tấn công có phối hợp bằng bom ở thủ đô Jakarta.
Ít nhất một trong các vụ nổ xảy ra gần một quán cà phê Starbucks, nơi người nước ngoài hay lui tới. Hãng sở hữu chuỗi cửa hàng này sau đó thông báo đóng cửa tất cả các quán cà phê của mình ở Jakarta để đề phòng.
Các nhân chứng cho biết một số vụ nổ do những kẻ đánh bom tự sát gây ra, dù các quan chức cảnh sát nói rằng những kẻ tấn công ném lựu đạn khi chúng dùng xe máy phóng qua các địa điểm bị tấn công.
Nói trên truyền hình địa phương trong khi tới thăm đảo Java, Tổng thống Joko Widodo lên án “hành động khủng bố”, và nhấn mạnh rằng giới hữu trách đang nỗ lực xử lý vụ việc.
“Đất nước và toàn thể người dân chúng ta không nên sợ hãi. Chúng ta không thể bị đánh bại bởi các hành động khủng bố này. Tôi mong công chúng bình tĩnh”, ông Widodo nói.
Các nhà lãnh đạo khắp thế giới cũng đã gửi lời chia buồn và tăng cường các biện pháp an ninh ở nước mình.

Ngoại trưởng Australia cũng lên án hành động bạo lực và đề nghị “ trợ giúp bất kỳ điều gì Indonesia cần để đối phó với các vụ tấn công kiểu này”.
Cảnh sát Indonesia canh gác bên ngoài quán cà phê Starbucks ở Jakarta sau vụ tấn công, ngày 14/1/2016.
Cảnh sát Indonesia canh gác bên ngoài quán cà phê Starbucks ở Jakarta sau vụ tấn công, ngày 14/1/2016.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia cho biết ông “bị sốc và đau buồn” vì vụ tấn công. Trên tài khoản Twitter, ông viết rằng Malaysia “sẵn sàng giúp đỡ” Indonesia.
Tại Singapore, các quan chức cho biết họ “rất sốc” vì vụ tấn công xảy ra ở Indonesia và đã tăng cường các biện pháp an ninh.
Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, đã là mục tiêu của nhiều vụ tấn công khủng bố, mà đáng chú ý nhất là các vụ đánh bom ở Bali hồi năm 2002 làm 202 người chết, trong đó phần lớn là các du khách.
Vụ tấn công gần đây nhất nhắm vào người nước ngoài là vụ đánh bom kép nhắm vào khách sạn ở Jakarta năm 2009.
Jakarta lâu nay đã lên tiếng cảnh báo về mối nguy từ việc tuyển mộ của Nhà nước Hồi giáo và các nhóm cực đoan khác.
Hàng trăm người Indonesia được cho là đã rời quê hương để tới Iraq và Syria chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo.
 http://www.voatiengviet.com/content/nha-nuoc-hoi-giao-nhan-thuc-hien-vu-tan-cong-dam-mau-o-indonesia/3145392.html

Giải pháp bạo lực


  Ngày 21.12.15 Hội nghị trung ương (HNTU) 13 bế mạc, nhưng vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất „tứ trụ“, đặc biệt là ghế Tổng bí thư (TBT), vẫn hoàn toàn bế tắc và lại phải khất tới HNTU 14, mặc dù Đại hội (ĐH) 12 đã được quyết định khai mạc vào ngày 20.1.16. Ngay ngày hôm sau, 22.12.15 trên Tạp chí CS, cơ quan lí luận của Trung ương đảng, Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã viết bài „Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay“. Sau khi lập lại nội dung nhận định của Nguyễn Phú Trọng khi gặp cử tri Hà nội đầu tháng 12.15 „nguy cơ đối với cách mạng, trước nhất từ trong nội bộ Đảng“, Nhị Lê đã kết luận “tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được!” Và „chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể“. Bài này sau đó cũng phổ biến trên tờ CA điện tử.
Ngay hai ngày đầu năm 1. và 2.1.16 người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã thân hành thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động. Tại Bộ Tư lênh Thủ đô đứng cạnh Nguyễn Phú Trọng là hai đại tướng Phùng Quang Thanh đương kim Bộ trưởng Quốc phòng và Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh. Tại Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ để ông Trọng duyệt binh.
Ngày 29.12.15 tại Hội nghị Công an toàn quốc tổng kết công tác năm 2015 và bàn công tác năm 2016 do Trần Đại Quang chủ trì, nhưng người chỉ đạo hội nghị lần này lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Mặc dầu từ trước tới nay ngành Công an thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đầu năm 2015 ông Dũng còn gởi „Thông điệp năm mới“ hứa hẹn dân chủ cuội, nhưng đầu năm nay hoàn toàn vắng bóng. Thay vào đó nhiều báo lề đảng phổ biến bài phỏng vấn ông Sang.
Trước, trong và sau HNTU 13 các phe đang tung ra hàng loạt tin tố cáo, kết tội và mạt sát nhau, trong đó trích cả những tài liệu thuộc loại „tuyệt mật“. Khiến ngay cả Bộ trưởng Công an cũng phải nhìn nhận là „rất nghiêm trọng“.
Tại sao chỉ ít ngày trước ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng phải chứng tỏ cho dư luận trong đảng và ngoài xã hội là, ta đang nắm được cả quân đội lẫn công an? Vì sao Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đạo ngành Công an như thường lệ? Tuy đang thắng thế, nhưng tại sao phe Nguyễn Phú Trọng vẫn phải lên tiếng đe dọa phe Nguyễn Tấn Dũng và sau hai HNTU liên tiếp chức TBT về tay ai cũng chưa rõ? Tất cả những sự kiện chính trị, quân sự và an ninh rồn rập sau HNTU 13 nêu trên đây nói lên điều gì? Tín hiệu gì?
Trong bài này người viết không làm công việc dự đoán hay phỏng đoán ai đi ai ở lại, hay ai thắng ai thua. Vì ngay cả những nhân vật chính trong cuộc vào giờ phút này chính họ cũng chưa biết số phận chính trị của họ sẽ ra sao. Mục đích chính của bài là căn cứ trên những dữ kiện chính trị, phân tích cách sử dụng quyền lực của họ trong các mưu đồ và thủ đoạn giành giựt các ghế cao, quyền lớn, tiền nhiều của một số người chính. Bài này đặt trọng tâm phân tích các tính toán và sách lược của TBT Nguyễn Phú Trọng chống các đối thủ trong đảng. [Các bài phân tích của cùng tác giả về các mưu đồ và thủ đoạn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể xem trên Web DCvaPT] Họ đã và đang toan tính giở những đòn ma giáo quỉ quyệt và tàn bạo như thế nào nhằm thanh toán giữa các „đồng chí„ với nhau? Nhân dân ta, đi đầu là trí thức, thanh niên, kể cả những đảng viên tiến bộ có thể tin vào „đạo đức“ „nhân cách“ và lòng liêm sỉ của họ nữa không? Hay vẫn hi vọng là đồ tể sẽ thành bồ tát, an tâm gửi trứng cho ác?
Hội nghị Trung ương 13 vẫn bế tắc tại các ghế „Tứ trụ“
Theo thông báo đầu tiên, HNTU 13 kéo dài từ 14 tới 22.12.15 để bàn về „tiếp thu ý kiến đóng góp“ của các đảng bộ, Mặt trận tổ quốc, đảng viên và nhân dân về hai văn kiện Dự thảo Báo cáo chính trị và Kinh tế-xã hội; „tổng kết thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 về xây dựng đảng“; nhân sự Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị (BCT), Ban bí thư (BBT) và Ủy ban kiểm tra trung ương (UBKTTU) khóa 12; „Qui chế bầu cử tại ĐH 12“. Trong đó then chốt nhất là nhân sự BCT và „Tứ trụ“.
Chủ đề nhân sự đã được HNTU 13 bàn chính thức từ ngày Thứ 6, 18.12 tới sáng 21.12. Vì chiều 21. 12 HNTU 13 đã chấm dứt đột ngột, sớm hơn một ngày theo chương trình ban đầu.
Về nhân sự ở cấp cao, trong diễn văn khai mạc ông Trọng đã cho biết, HNTU 13 sẽ thảo luận và quyết định 4 vấn đề:
1. Bỏ phiếu biểu quyết danh sách các Ủy viên trung ương (UVTU) khóa 11 „trong độ tuổi“ được tái nhiệm vào Khóa 12. Đây chính là cách tự bầu!
2. Bỏ phiểu biểu quyết các UVTU khóa 11 thuộc trường hợp „đặc biệt“ tái cử vào khóa 12.Tức những người đã quá tuổi qui định nhưng đòi vẫn muốn ở lại để tiếp tục nắm các chức vụ cao.
3. Bỏ phiếu biểu quyết đề cử các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII và UBKTTU (trong số các UVTU khóa 11 được tái cử và các UVTU mới vừa được bầu vào)
4. Các UVTU khóa 11 (chính thức & dự khuyết) „viết phiếu giới thiệu“ các ủy viên BCT và BBT khóa 11 –„đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi“- ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt. Đây là cách gianh ghế cho phe mình!
Trong Thông báo kết thúc của HNTU 13 ngày 21. 12 cho biết, về chủ đề nhân sự đã đi tới các quyết định.:
1. „Thông qua danh sách các đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII“. Tức là Ban chấp hành trung ương Khóa 11 chọn trước các Ủy viên chính thức và dự khuyết Ban chấp hành trung ương Khóa 12. Tại HNTU 12 (10.15) „Trung ương [mới chỉ] bỏ phiếu biểu quyết danh sách nhân sự lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XII (cả chính thức và dự khuyết)“
2. „Thông qua danh sách các đồng chí đủ điều kiện, trong độ tuổi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.Tức là Ban chấp hành trung ương 11 chọn sẵn các người làm ứng cử vào BCT, BBT và UBKTTU cho Khóa 12 để ĐH thông qua
3. Giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định.
Về Điểm ba này trong diễn văn bế mạc, Nguyễn Phú Trọng nói hơi khác: „Các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) cũng đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. “ Nếu hiểu cách này thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT khóa 11 đã quá tuổi qui định theo Điều lệ đảng đều không được xét. Nhưng Thông cáo chung lại nói rõ, tiếp tục xét các „trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI „quá tuổi, tái cử“ để nắm các ghế „tứ trụ“. Nếu trường hợp này đúng thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT vẫn ngấp nghé tiếp ghế TBT và 3 ghế cao khác!
Kết quả HNTU 13 dẫn tới một số kết luận:
1. Các phe nhóm có quyền lực nhưng đối nghịch nhau trong Trung ương đảng như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, vì lợi ích riêng của mỗi phe, đã thỏa thuận ngầm với nhau cướp quyền của ĐH, từ một cơ quan có quyền lực cao nhất theo Điều lệ đảng, ĐH 12 sắp tới trở thành một cuộc họp chỉ để thông qua các quyết định của các phe trước đó tại các HNTU. Việc này đã diễn ra từ HNTU 9 (5.14) với Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng do Nguyễn Phú Trọng kí. Nghĩa là, vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm, họ chỉ lợi dụng đảng như một bình phong để tranh quyền, giữ ghế và chia tiền.
2. Như vậy là xuyên qua cả hai HNTU 12 và 13 nhưng các phe phái, các nhóm trong Trung ương đảng vẫn bất đồng sâu sắc với nhau về những ai sẽ làm TBT, Chủ tịch nước,Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội trong ĐH 12 sẽ diễn ra vào 20.1.16. Điều này tự chứng tỏ uy tín rất yếu của những người thuộc các „trường hợp đặc biệt“ hiện còn đang ngồi ghế „tứ trụ“ và BCT đã quá tuổi qui định, nhưng vẫn đòi chia phần tiếp, không ai nổi trội để được đa số HNTU tán thành, mặc dù họ đã ngấm ngầm và công khai vận động trong các năm qua.
3. Họ vỗ ngực tự nhận là đảng cầm quyền, phục vụ quyền lợi nhân dân và thề thốt là để „dân biết, dân bàn, dân kiểm tra“. Nhưng trong việc chọn lựa nhân sự ở cấp cao nhất có liên quan trực tiếp tới sinh mạng và đời sống của nhân dân cũng như tương lai của đất nước, họ đã cố tình khóa cửa lại, không cho nhân dân được biết và đóng góp ý kiến. Các cuộc họp của HNTU 12, 13 với chủ đề nhân sự cấp cao nhất cho Đảng và Nhà nước đã được cố tình tổ chức tù mù, che đậy, lấp liếm với các thông cáo họp hằng ngày chỉ vài dòng, không cho biết nội dung và kết quả. Vì các phe đánh phá nhau bằng nhiều thủ đoạn: „Họ đối xử với nhau “lạnh tanh máu cá”. Câu này của Nhị Lê kết án lòng dạ của phe Nguyễn Tấn Dũng, nhưng thực tế cũng là tâm địa của phe Nguyễn Phú Trọng.
Giành nhau các ghế cao trong HNTU không xong, lôi nhau ra bên ngoài đánh tiếp
Như phần đầu đã nói, sau 8 ngày họp HNTU 13 nhưng thắng bại giữa hai phe vẫn chưa ngã ngũ, nên chỉ một ngày sau trên Tạp chí CS đã phổ biến bài „Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay“ của Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã tấn công trực diện vào phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng, tuy trong cả bài không nêu danh ông trực tiếp. Tạp chí CS vẫn được coi là cái miệng của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhị Lê đã tỏ ý cho biết là, từ sau HNTU 4 (12.11) mở màn cuộc thanh trừng chống „một bộ phận không nhỏ“ trong đảng thất bại, nên nó đang mạnh lên và trở thành nguy cơ tồn vong cho chế độ:
„Qua bốn năm, từ việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, phát hiện những hiện trạng nóng bỏng, với những “tầng chìm thực thể”, như C. Mác nói, tinh vi, giảo quyệt hơn, đặt ra những thách thức ngày càng cấp bách, thật sự là nguy cơ.“
Nhị Lê liệt kê một loạt những âm mưu phá hoại của họ đang dẫn tới các nguy cơ cho chế độ:
-„Nguy cơ chệch hướng trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối chính trị“
-„Nguy cơ buông lỏng, làm trái những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng“
-„Nguy cơ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó đáng lo ngại là người đứng đầu suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, sa sút về phẩm hạnh và lối sống“
-„Nguy cơ xa rời cơ sở xã hội – chính trị của Đảng“
-„Nguy cơ vừa cát cứ, cục bộ, vừa phân ly, phá vỡ thống nhất, mà một số người đứng đầu là sự “kết tụ” dưới đủ hình thức và cấp độ, có thể làm xuất hiện “lợi ích nhóm” và những “nhóm lợi ích” làm phân rã Đảng“
Các „nguy cơ“ nêu trên của Phó Tổng biên tập Tạp chí CS, phản ảnh những nguồn dư luận cả trong đảng và ngoài xã hội là, Nguyễn Tấn Dũng đang có âm mưu nắm cả ghế TBT lẫn Chủ tịch nước để trở thành Tổng thống! Phó Tổng biên tập Tạp chí CS còn kết án gay gắt những người này là:
„Họ đối xử với nhau “lạnh tanh máu cá”, thậm chí chà xéo cả lên tình người, tình đồng chí để giành đoạt cho mình quyền lực, lợi lộc cá nhân và cho phường hội. Một số người không còn cả liêm sỉ, mà nói như người xưa: Không có liêm sỉ thì không thành người được nữa! „
Từ đó Nhị Lê đòi hỏi phải ra tay trừng trị sớm:
„Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng liên quan tới sinh mệnh, sự tồn vong của Đảng, sự mất còn của chế độ, sự thăng trầm của đất nước, sự an nguy của dân tộc, nên không thể trì hoãn giải quyết.“
Nhị Lê còn ví von ám chỉ âm mưu và tham vọng của Nguyễn Tấn Dũng như cục máu đông có thể làm con người chết bất tử; vì thế, theo ông phải có biện pháp làm “tan những cục nghẽn mạch đau đớn” ấy“ bằng cách „chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể“. Và „Vì, tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được“
Để thực hiện mục tiêu này, Nhị Lê đã hùng hổ bảo vệ cho giải pháp “tài không nệ tuổi”, dỡ bỏ mọi khuôn sáo cơ học cứng nhắc về vấn đề này.“ Qua đó Phó Tổng biên tập Tạp chí CS đã ủng hộ và bênh vực tham vọng của Nguyễn Phú Trọng vẫn nằng nặc đòi giữ ghế TBT tiếp, mặc dù đã 71 tuổi và là người cao tuổi nhất trong BCT hiện nay. Để thực hiện tham vọng này phe Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng đạp lên Điều lệ đảng, mặc dầu chính họ đã dựng lên!
Việc HNTU 13 chấm dứt đột ngột một ngày theo chương trình dự tính, thay vì ngày 22.12 nhưng chiều 21.12 đã kết thúc, vẫn còn là một câu hỏi cho các quan sát viên theo dõi chính trị VN. Người ta ghi nhận một số sự kiện có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp tới việc này. Theo „Thông cáo báo chí“ của Hội nghị thì sáng 21.12 HNTU 13 còn bàn tiếp „công tác nhân sự“. Buổi chiều „họp phiên bế mạc“. Vẫn theo Thông cáo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì và điều hành phiên họp. Những nhân vật đóng vai chính và các vấn đề giải trình tại phiên họp bế mạc là: 1. UV BCT, Thường trực BBT Lê Hồng Anh giải trình: a) „ đọc Báo cáo trả lời chất vấn của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 13 khoá XI.“ b) „đọc Báo cáo  tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về“: kiểm điểm sự lãnh đạo của BCThủ tướngU Khóa 11; „thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI“; „tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng.“ c) đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về thời gian, nội dung và chương trình Đại hội XII. Ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa „đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về  Dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội XII; Dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội XII của Đảng.“ Đặc biệt là ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh không chỉ đọc báo cáo của BCT tiếp thu và giải trình ý kiến của Trung ương đảng về Dự thảo Báo cáo chính trị, mà còn đọc cả “ Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI trình Đại hội XII của Đảng.“ Đúng ra phần này thuộc thẩm quyền và lãnh vực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó Ban chấp hành trung ương „đã biểu quyết thông qua Nghị quyết  Hội nghị lần thứ 13“.
Cuối cùng TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc. Đáng chú ý là trong Điểm 2 của diễn văn khi nói tới những thành quả trong kinh tế-xã hội, ngoại giao, an ninh…5 năm qua trong nhiệm kì Khóa 11, Nguyễn Phú Trọng đã coi đó là công lao „Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư“. Cụm từ này được Nguyễn Phú Trọng lập đi lập lại tới ít nhất 4 lần. Trong khi đó không một lần nào nhắc tới Chính phủ. Nhưng ông Trọng đã chỉ trích mạnh những khó khăn và thất bại trong kinh tế-xã hội:
„Kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết vẫn là khâu yếu. Việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, chưa có những chuyển biến cơ bản. Lãnh đạo, chỉ đạo một số lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội còn hạn chế.“
Tuy không một lần nào nhắc tới Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ai cũng biết, những việc nêu trên Nguyễn Phú Trọng đã chĩa mũi dùi chỉ trích thẳng vào ông Dũng, vì đây là lãnh vực thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Thủ tướng. Cả trên truyền hình tường thuật lễ bế mạc HNTU 13 cũng cho thấy giọng nói và dáng điệu tỏ ra tự tin, phấn khởi của Nguyễn Phú Trọng, trái với cách nói buồn tẻ của ông trong buổi bế mạc HNTU 12 hai tháng trước. Trong khi đó ngồi ở hàng ghế đầu lần này Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra ưu tư, lo lắng khác hẳn với cử chỉ cười ruồi bữu môi nửa miệng của ông tại buổi bế mạc HNTU 12.
Ngoài ra, đúng vào ngày HNTU 13 bắt đầu thảo luận về nhân sự cấp cao (18.12) thì một thư dược gọi là „Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị“ đề ngày 10.12.15 được phổ biến rộng rãi trên nhiều báo điện từ lề dân. Trong Thư 9 trang nêu ra 12 vấn đề liên quan tới trách nhiệm trực tiếp của Thủ tướng, lí lịch gia đình của Nguyễn Tấn Dũng; song song có trích dẫn các phần giải trình thanh minh và biện hộ cho Nguyễn Tấn Dũng của UBKTTU và nhiều cơ quan trong đảng và chính phủ. Đáng chú ý nữa là, trong Thư này đánh lớn mấy chữ „TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ“ ( điểm 8, tr.8).
Thực giả của Thư này vẫn còn là vấn đề tranh luận. 12 điều nêu ra trong Thư không có gì mới, đều đã được đồn đãi trong dư luận từ nhiều năm. Đáng nói ở đây là các phần trích các văn kiện của các cơ quan cao của đảng được coi là tối mật thực hay giả? Đặc biệt quan trọng nữa, có phải chính ông Dũng đã viết và phổ biến Thư này, hay phe đối thủ chính trị của ông đã viết và tung ra vào đúng dịp bàn về nhân sự cấp cao nhất của ĐH 12, với dụng ý làm hoang mang và làm tê liệt phe Nguyễn Tấn Dũng? Vì nếu ông Dũng rút ra khỏi cuộc tranh đua ghế TBT thì sẽ làm đổi hướng theo dõi của dư luận và thay đổi chương trình làm việc của HNTU 13, vì thế Hội nghị này đã nghỉ sớm một ngày ? Các tài liệu „tối mật“ của các cơ quan cao nhất của đảng bị tung ra bên ngoài làm cho ủy viên BCT, Bộ trưởng công an tướng Trần Đại Quang đã phải lên tiếng báo động „tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thanh“ ngày 28.12 là „tình hình lộ lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng.“
Sau khi lá Thư gởi TBT và BCT được coi là của ông Dũng thì có nhiều „kiến nghị“ và thư tố cáo khác gởi cho BCT và Trung ương đảng liên quan tới việc tuyển chọn „Tứ trụ“ từ bênh vực cho tới chống đối Nguyễn Tấn Dũng hoặc Nguyễn Phú Trọng.
Dường như những thắng lợi ban đầu trong HNTU 13 phe ông Trọng đang giở các đòn chiến tranh tâm lí để biểu giương lực lượng. Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tiếp trong nhiều dịp. Đáng kể như ông đã chọn thăm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh Lực lượng cảnh sát cơ động ngay trong hai ngày đầu năm. Đứng cạnh ông trong hai dịp này là các Ủy viên BCT, Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Phùng Quang Thanh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh và Bộ trưởng Trần Đại Quang, như nói ở phần đầu. Nguyễn Phú Trọng muốn để cho các đối thủ và dư luận biết là, cả quân đội lẫn công an đang đứng đằng sau ông. Trong dịp kỉ niệm 70 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên (6.1.1946- 6.1.2016) trước sự hiện diện đông đủ của các ủy viên BCT và cả hai cựu TBT, cựu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội…người đọc diễn văn chính là Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Nguyễn Sinh Hùng.
Tại Hội nghị Công an toàn quốc ngày 29.12.15 Nguyễn Tấn Dũng đã vắng mặt, tuy rằng lãnh vực này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Người đọc diễn văn chỉ đạo lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ cùng duyệt binh với ông Sang và đã giành những lời trang trọng cám ơn sự có mặt và chỉ đạo của Trương Tấn Sang:
„Lực lượng CAND rất vinh dự, tự hào được đồng chí Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những chiến công, thành tích xuất sắc đạt được trong năm qua. Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí là những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thời kỳ hội nhập sâu rộng, phát triển mới của đất nước. „
Kế hoạch bao vây và phá hoại dài hạn đối thủ của Nguyễn Phú Trọng
Ai theo dõi sát tình hình nội bộ ĐCSVN dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm TBT đều thấy một số điểm chính sau: 1. Để Nguyễn Phú Trọng nắm ghế TBT Khóa 12 (1.2011) cánh ông Trọng đã phải thỏa thuận ngầm với cánh ông Dũng bằng cách bỏ qua vụ Vinashin vào 2010, không kết án ông Dũng mà còn để cho làm Thủ tướng tiếp. 2. Nhưng sau khi nắm chắc ghế TBT, Nguyễn Phú Trọng bắt tay thanh toán Nguyễn Tấn Dũng, mở đầu với phong trào chỉnh đảng từ HNTU 4 (12.2011) với khẩu hiệu „Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay“, với điểm cao là „Hội nghị Cán bộ toàn quốc“ cuối tháng 2.12 phát động phong trào Tự phê bình và Phê bình rộng lớn chưa từng có. HNTU 5 (5.12) ông Trọng giành chức Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng. HNTU 6 (10.12) tính dùng Ban chấp hành trung ương ép Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức Thủ tướng, nhưng đã thất bại. Ông Trọng buồn bực phát khóc. 3. Sau đó cánh „Đồng chí X“ còn quật lại bẻ gẫy danh sách các ứng cử viên vào BCT của phe Nguyễn Phú Trọng và đưa Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân vào BCT tại HNTU 7 (5.13) .4. Tại HNTU 10 (1.15), trong cuộc „lấy phiếu tín nhiệm“ các ủy viên BCT, Nguyễn Phú Trọng lại tụt lại đằng sau, trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng lại được đa số lớn Trung ương đảng tín nhiệm.
Từ những thất bại đau đớn này phe Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi chiến lược từ trong nội bộ đảng tới ngoại giao với những trọng tâm chính: 1. Tái lập các Ban kinh tế và Nội chính trung ương để nắm lại túi tiền và điều động nhân sự. 2. Sử dụng phương thức „ tập trung dân chủ “ để sửa đổi Điều lệ bầu cử trong Trung ương đảng, BCT và ĐH đảng để vô hiệu hóa phe Nguyễn Tấn Dũng. 3. Chuẩn bị nhân sự ở „cấp chiến lược“ để đưa vây cánh vào Trung ương đảng nhằm nắm lại đa số trong các HNTU. 4. Cải thiện bộ mặt ngoại giao, đặc biệt với Hoa kì, để gây uy tín lại trong đảng và xã hội.
Trong hoạt động ngoại giao, chuyến thăm Mĩ tháng (6-10.7.15) là một „động tác giả chuyển trục“ của Nguyễn Phú Trọng. Chiêu thuật ngoại giao „đồng sàng dị mộng“ giúp phe ông Trọng cải thiện bộ mặt bị kết án là „bảo thủ và cúi đầu trước Bắc kinh“ trong đảng và ngoài xã hội nhằm tạo lại thanh thế đang bị phe Nguyễn Tấn Dũng đe dọa. Việc chấp nhận một số điều kiện để VN trở thành thành viên tương lai của TPP (Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương) vào đúng dịp HNTU 12 cũng là chiến thuật nhằm phá vỡ sự công kích của phe Nguyễn Tấn Dũng và qua đó mở rộng vây cánh.
Cùng với các thủ pháp ngoại giao, phe Nguyễn Phú Trọng còn thực hiện một loạt các biện pháp gài thân tín vào Trung ương đảng khóa 12. GS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lí luận trung ương, liền sau HNTU 13 đã cho biết, trong thời gian qua Ban tổ chúc trung ương và Ban tuyên giáo trung ương -hai cánh tay mặt của phe Nguyễn Phú Trọng- „ mở tới 6 lớp đào tạo lý luận đặc biệt. Tất cả ứng viên vào TW khóa XII bắt buộc phải qua những lớp đó.“ Nhiều „cán bộ cấp chiến lược“ này hiện nay đã trở thành ủy viên Trung ương khóa 12, hoặc là cán bộ chủ chốt ở trung ương và nhiều địa phương. Quan trọng nhất và cũng là độc tài gian hiểm nhất là „Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng“ do Nguyễn Phú Trọng kí sau HNTU 9 (5.14).
Khoản 3 trong Điều 13 của Quyết định này ghi rõ: „Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.“
Nghĩa là dưới danh nghĩa „tập trung dân chủ“, nắm đa số trong BCT nên phe Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng BCT làm cơ quan độc quyền thao túng ĐH 12 trong việc cử và bầu các người vào các ghế „tứ trụ“. Sự độc tài, lộng quyền thao túng của phe Nguyễn Phú Trọng đã đến mức không thể tưởng tượng được, vì tại HNTU 13 Nguyễn Phú Trọng đòi bắt trên 1500 đại biểu dự ĐH 12 phải „viết bằng tay đề cử những người vào BCH Trung ương hoặc vào 4 chức vụ cao nhất, chủ chốt trong Đảng“.
Khi mỗi đại biểu phải viết bằng tay những người mình muốn đề cử thì đã để lộ rõ, liền sau đó có thể diễn ra những cuộc tiếp xúc trực tiếp với những đại biểu muốn bầu người không thuộc cánh của Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu này sẽ phải chịu nhiều áp lực từ mua chuộc tới đe dọa để thay đổi quyết định. Nghĩa là nguyên tắc dân chủ bầu cử kín đã hoàn toàn bị thủ tiêu tại ĐH 12!
Như vậy là rút kinh nghiệm từ những thất bại đau đớn từ HNTU 6 tới HNTU 10, nên phe Nguyễn Phú Trọng lập kế hoạch phản công và lần này đi tới quyết định, sẵn sàng ra tay dùng cả các biện pháp đe dọa đến bạo lực đối phó với các „đồng chí“ chống lại.
Hội nghị trung ương 14 và Đại hội 12 đi về đâu ?
HNTU 14 (11-13.1.16) sẽ được coi là trận đánh quyết định cho phe Nguyễn Phú Trọng trong việc giành ghế trong Tứ trụ, nhất là chức TBT. Nhưng chưa có nghĩa là đạt tới chiến thắng dứt khoát. Các phe -tuy miệng vẫn gọi nhau là đồng chí- tiếp tục dùng mọi thủ đoạn từ hạ cấp tới nham hiểm từ công khai tới ngấm ngầm, trong đó dùng cả tiền bạc và quyền lực làm vật trao đổi, thậm chí cả đe dọa và bạo lực để tranh thủ trên 1500 đại biểu tại ĐH 12 từ 20-28.1.15 .
Trong suốt nhiệm kì 5 năm (1. 2011-1.2016) thay vì BCT và Ban chấp hành trung ương đoàn kết để tập trung tâm trí, sức lực và tiền của xây dựng đất nước theo tiêu chí chính họ hứa là, “làm cho dân giầu, nước mạnh, dân chủ, văn mnh”. Nhưng thay vì thế, suốt 5 năm qua hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ lợi dụng danh nghĩa đảng và nhà nước dùng quyền lực, phương tiện và tiền bạc của nhân dân để thanh toán và phá hoại lẫn nhau, giành dựt ghế cao và tự do tham nhũng, lập phe nhóm lợi ích và gia đình trị! Chính vì thế VN đang thua cả Cambod và Lào! Nhiều chuyên viên VN và quốc tế, nêu câu hỏi, tại sao VN không muốn tiến lên!
Quyền và tiền đã làm các đồng chí hại nhau, giết nhau; cho nên nhân dân, đi đầu là trí thức và thanh niên, và cả đảng viên tiến bộ đều bị cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng càng khinh thường và thẳng tay đàn áp. Những tiếng nói chân thành, các thư thúc giục dân chủ và canh tân của trí thức, chuyên viên và thanh niên đều bị nhóm cầm đầu toàn trị bỏ ngoài tai hay vứt vào sọt rác. Tờ Công an nhân dân ngày 21.12 kết án gay gắt “Thư ngỏ” của 127 người gồm nhiều đảng viên tên tuổi kêu gọi phải dân chủ hóa đảng. Lợi dụng Mĩ và Liên minh Âu châu phải tập trung giải quyết chiến tranh ở Syrien, Irak và làn sóng tị nạn, chế độ toàn trị ở VN đang mở các cuộc khủng bố các luật sư, trí thức và thanh niên; nuốt chửng những lời cam kết quốc tế, cụ thể như các tiêu chuẩn về tôn trọng các tổ chức dân sự, các nghiệp đoàn công nhân và nhân quyền…Họ cũng đang chụp mũ và đe dọa các đảng viên tiến bộ là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Trong khi đó cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trước sau như một vẫn quị lụy, cúi đầu trước Tập Cận Bình. Họ không hổ thẹn hay ngượng ngùng long trọng tiếp đón, vồ vập họ Tập như trong dịp ông ta sang Hà nội vào đầu tháng 11.15 để vảnh tai nghe những lời ca “16 chữ vàng và 4 tốt”; hay chuyến đi của Nguyễn Sinh Hùng tới Bắc kinh và thăm lăng Mao -một bạo chúa từng giết hàng chục triệu người Trung quốc, kể cả các đồng chí thân cận nhất- vào cuối tháng 12 vừa qua. Giữa khi ấy Tập Cận Bình tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, biến cải các đảo chiếm được của VN thành các căn cứ quân sự, mở thao diễn quân sự lớn ngay trên biển Đông. Trong khi đó, nhiều tầu đánh cá của ngư dân VN tiếp tục bị săn đuổi, giết hại và gây thương tích. Họ tôn thờ một chế độ toàn trị Bắc kinh, mù quáng đến nỗi không nhận ra là chế độ này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả trong chính trị lẫn kinh tế. Cụ thể như cuộc khủng hoảng tài chính chứng khoán lại đang tái bùng nổ trong những ngày vừa qua!
Họ đang trát bùn lên mặt nhau, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Cho nên dù ông Trọng hay ông Dũng ở hay đi cũng không thay đổi được tình thế. Một người thì tham quyền, cực kì bảo thủ, giáo điều, muốn kéo đất nước trở lại thời kì đầu của Thế kỉ 20. Người kia thì ham quyền, hám danh, gia đình trị. Cả BCT hiện nay cũng thế, đều xôi thịt, cá mè một lứa, đồng lõa. Họ đã đánh mất tư cách. Thực tế thì ĐCS không còn nữa, chỉ còn một vài cá nhân và nhóm lợi ích núp bóng đảng để giữ quyền, tham nhũng và đàn áp nhân dân. Vì thế chế độ này không thể tồn tại được!
Ngay cả cựu đại sứ và đảng viên Nguyễn Trung đã đưa ra kết luận về „tình đồng chí“ ở đỉnh cao trước ĐH 12 giữa những người có quyền lực cao nhất:
„  Đất nước chỉ còn lại là miếng mồi ngon cho lợi và quyền để giằng xé nhau giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa nhóm lợi ích này và nhóm lợi ích kia.”
Và “Đại hội XII có thể sẽ đi vào lịch sử là Đại hội tồi tệ nhất kể từ sau 30-04-1975 cho đến nay!“
9.1.2016
 ( http://www.danchimviet.info/archives/100254/nguyen-phu-trong-quyet-dung-ca-giai-phap-bao-luc-de-thanh-toan-doi-thu-trong-dang/2016/01)
© Âu Dương Thệ
© Đàn Chim Việt
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Nhà nước Hồi giáo nhận thực hiện vụ tấn công đẫm máu ở Indonesia

VOA - 17 phút trước
Nhà nước Hồi giáo lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra các vụ đánh bom và xả súng có phối hợp ở thủ đô Indonesia hôm nay, làm 7 người chết, trong đó có 5 kẻ tấn công

Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh: tôi được yêu nhiều hơn là ghét *

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
“Tôi chịu nhiều sức ép khi làm luật”, “tôi được yêu nhiều hơn là ghét”... là những chia sẻ của Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh mà ông nói “là lần cuối cùng” bởi ông sắp về hưu. Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh nói không đổi mới, VN sẽ khó khăn. Thực tế đang xuất hiện rất nhiều giấy phép con trở lại, doanh nghiệp vẫn bị “đòi phí” trắng trợn... Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng mấy chục năm đổi mới vừa qua VN đã có nhiều thành tựu, cải cách sâu rộng. Nhưng tác động từ những cải cách đó đã dần cạn rồi. Nếu không tiếp tục đổi mới thì VN sẽ khó khăn, tụt hậu... “Tôi chịu... thêm »

Lương khủng: Dây thần kinh xấu hổ đâu rồi! *

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 2 giờ trước
*Chuyện lương “khủng” của quan chức ở những công ty xổ số kiến thiết (XSKT) các tỉnh tiếp tục được xới lên, gây nhiều bức xúc trong xã hội.* Hôm 7-1, Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm trong chi trả lương tại Công ty TNHH MTV XSKT Tiền Giang, trong đó có nêu từ năm 2012 đến 2014, thu nhập bình quân của công chức, viên chức tại công ty này là 730 triệu đồng/năm, tức là 60,8 triệu đồng/tháng. Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh này có báo cáo gửi Bộ LĐ-TB-XH khẳng định tiền lương, thu nhập của người lao động và viên chức quản lý của công ty này làm đ... thêm »

Bao tải tiền của người Việt và dự định bán nhà của Phó TT Mỹ

Kim Dung/Kỳ Duyên tại Kim Dung/Kỳ Duyên - 2 giờ trước
Tác giả: Hiệu Minh KD: Đọc bài này, chỉ ước bao giờ nước Việt cũng có cơ chế công khai- minh bạch, để lũ sâu mọt chết hết đi. Sự công bằng về giá trị lao động mới có thể thiết lập lại. Và thấy xấu hổ thay cho những kẻ luôn mồm chửi Mỹ […]

Loại Nguyễn Tấn Dũng ra thì Đảng có vững mạnh hay trong sạch hơn không?

Trần Hồng Tâm tại Đàn Chim Việt - 2 giờ trước
Ông Trọng học chuyên ngành Xây dựng Đảng. Ông leo lên đỉnh quyền lực bằng những bài đăng trên báo Đảng. Những người cùng phe phái gọi ông là “Nhà lý luận hàng đầu của Đảng”. Giới bình dân gọi ông là Trọng lú. Cư dân mạng gọi ông là Trọng giáo mác. Bởi ông [...]

10 nhóm thông tin trên mạng không nên đọc, không nên tin

Baron Trịnh tại Baron Trịnh - 2 giờ trước
*1. Luận điệu tuyên truyền định hướng* (ví dụ: Hầu hết đồng bào Sơn La mong muốn xây tượng bác) *2. Ngụy biện chính sách* (ví dụ: Việc chưa giảm giá xăng là đúng đắn trong điều kiện hiện nay) *3. Đổ lỗi sai lầm quản lý cho khách quan* (ví dụ: Có nhiều nguyên sâu xa dẫn tới sự thất bại của tập đoàn Vinashin) *4. Giật tít dung tục của báo lá ngón* (ví dụ: Bố chồng nhìn trộm con dâu tắm) *5. Quảng cáo thuốc của đám lang vườn* (ví dụ: Bà lang đã giúp hàng chục nghìn cặp vợ chồng có con trai) *6. Dạy thiên hạ làm giàu* (ví dụ: Khóa học Làm Giàu không khó sẽ dẫn bạn đến thành công) *7. Dạy... thêm »

Việt Nam đạt 18 trên thang 100 điểm về minh bạch ngân sách

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 3 giờ trước
Việt Nam chỉ đạt 18 trên thang điểm 100 về mức độ minh bạch ngân sách, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình khoảng 45 điểm ở hơn 100 quốc gia khác. *Báo cáo chậm, thiếu* Đây là kết quả khảo sát "mức độ công khai ngân sách" đưa ra cho kỳ ngân sách năm 2015 được Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện trong 18 tháng (tháng 3/2014 đến tháng 9/2015) tại 102 quốc gia trong đó có Việt Nam. Kết quả vừa được phía IBP công bố sáng 14/1. Nói cụ thể hơn về kết quả trên, ông Joel Friedman, Nghiên cứu viên cao cấp của IBP cho hay, có 3 trụ cột cơ quan khảo sát đặt ra: mức độ minh ... thêm »

Mỹ sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông

Trang chủ - 3 giờ trước
Inquirer ngày 14/1 đưa tin, Hoa Kỳ sẽ duy trì sự có mặt tại Biển Đông thông qua tuần tra không quân và hải quân để đảm bảo tự do hàng không, hàng hải được thực hiện trên vùng biển này. Điều đó được thảo luận trong hội nghị "2+2" giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hai nước ở Washington hôm Thứ Ba. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cho biết, vấn đề Biển Đông được hai phía thảo luận rộng rãi trong cuộc họp. Mỹ tái khẳng ... thêm »