SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC
KIẾN NGHỊ Chưa thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 đối với nội dung quy định về quyền sở hữu đất đai – Trịnh Minh Tân
⋅ OCTOBER 30, 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2013
KIẾN NGHỊ
Chưa thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đối với nội
dung quy định về quyền sở hữu đất đai
Kính gửi:
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng
- Các đại biểu Quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ 6
Họ và tên
người kiến nghi : Trịnh Minh Tân Sinh năm 1955 tại Hà Tây
Nghề nghiệp :
Luật sư thuộc Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh
Thường trú :
22 đường 53, phường Bình Thuận, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại :
08 6262 4841
Lý do kiến
nghị:
Qua các ý
kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi thấy còn rất nhiều ý
kiến trái chiều cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và làm rõ về mặt lý luận cũng
như thực tiễn. Cụ thể là vấn đề về quyền sở hữu đất đai.
Quy định đất
đai thuộc sở hữu toàn dân và quy định quyền sử dụng đất đối với cá nhân và hộ
gia đình đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế, không kích thích
được sản xuất, sai với lý luận và trái với quy định của Bộ luật dân sự hiện
hành về quyền sở hữu tài sản.
Quy định đất
đai thuộc sở hữu toàn dân đã và sẽ tiếp tục kéo theo nhiều hệ lụy đối với người
dân và với cả Nhà nước. Người hưởng lợi lại chính là những cá nhân hoặc các
nhóm cá nhân (mà trong nhiều phát biểu, lãnh đạo Đảng và Nhà nước nói là các
“nhóm lợi ích”).
Quy định về
quyền sở hữu đất đai là vấn đề hệ trọng, liên quan đến dân sinh và dân quyền,
đến sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các vị đại biểu Quốc hội
cần nắm được nhiều thông tin và cả những kiến thức về quyền sở hữu nói chung và
quyền sở hữu đất đai nói riêng để xác quyết vấn đề hệ trọng này hợp với lòng
dân.
Có nhiều đại
biểu Quốc hội là những chuyên gia luật, đã từng công tác trong các cơ quan pháp
luật nên tôi nghĩ rằng các vị sẽ có ý kiến thiết thực, trí tuệ để Quốc hội
quyết định vấn đề về quyền sở hữu đất đai đúng với lý luận và phù hợp với thực
tiễn.
Là một cử
tri, tôi sẵn sàng trao đổi trực tiếp, thẳng thắng với các đại biểu Quốc hội về
vấn đề này. Có lẽ dễ hơn là với những đại biểu Quốc hội đã từng là bạn học cùng
lớp, cùng trường, cùng thầy, cùng nghề như đại biểu Tòng Thị Phóng (phó Chủ
tịch quốc hội), đại biểu Hà Công Long (phó Ban dân nguyện, Cơ quan chuyên môn
trực thuộc UBTV Quốc hội), đại biểu Đỗ Văn Đương (ủy viên thường trực Ủy ban tư
pháp của Quốc hội), …
Việc sửa đổi
Hiến pháp không nhất thiết phải sửa đổi tất cả các nội dung trong cùng một kỳ
họp hoặc trong một khóa Quốc hội, đặc biệt là vấn đề về quyền sở hữu đất đai còn
nhiều tranh cãi.
Do còn nhiều
ý kiến trái chiều nên theo tôi, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về nội dung
quyền sở hữu đất đai và việc sửa đổi Luật đất đai nên được dời lại để Quốc hội
khóa XIV quyết định sau khi đã có Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
12.
Trân trọng
kính chào ông Chủ tịch và các vị đại biểu Quốc hội!
Người kiến nghị
Luật sư Trịnh Minh Tân
Nguồn:
Tác giả gửi trực tiếp cho Cùng Viết Hiến Pháp