Đã Đến Lúc Hoa Kỳ Phải Cứng Rắn với Việt Nam
Khanh Vu Duc
Bài được đăng lại trên Quê Choa
Tối Hậu Thư Cho Những Thay Đổi Cần Thiết
Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam nhìn chung là một thất bại. Hà Nội tiếp tục lợi dụng mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng lại không làm gì để đáp lại. Đây là lúc Hoa Kỳ cần làm rõ xem Hà Nội muốn quan hệ kiểu nào với Washington.
Trước hết cần nói rõ là bài này nhằm vào chính quyền cộng sản hiện nay ở Hà Nội chứ không phải là đất nước Việt Nam. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu đánh đồng hai khái niệm này.
Tuy nhiên, đi vào cụ thể thì không hề đơn giản. Nói gì thì nói, chính quyền cộng sản vẫn nắm quyền lực ở Việt Nam, và nếu Hoa Kỳ muốn thiết lập bất kỳ hình thức quan hệ đối tác chiến lược nào với Việt Nam, trước tiên Washington phải nói chuyện với Hà Nội. Thật không may cho Hoa Kỳ, Hà Nội là một chính quyền tham nhũng và thường xuyên vi phạm nhân quyền.
Thực ra thì Hoa Kỳ cũng đã từng phải quan hệ với nhiều chính phủ tham nhũng và độc tài trước đây, ví dụ như chế độ Shah ở Iran, chế độ Saddam Hussein trong cuộc chiến Iran-Iraq, hay chính phủ Pinochet của Chile. Nhưng ít nhất là các chính phủ đó còn có lợi cho Hoa Kỳ. Những người cộng sản ở Việt Nam hiện chẳng mang lại lợi ích gì cho Hoa Kỳ cả.
Khuyến nghị này không nhằm kêu gọi sự thay thế cái chính thể tham nhũng, độc tài hiện nay ở Việt Nam bằng một chính quyền khác thích hợp hơn với quyền lợi của Hoa Kỳ . Thay vào đó, dựa trên những hiểu biết và sự tôn trọng những nguyện vọng của người dân Việt Nam, khuyến nghị này kêu gọi Washington hãy ngừng chơi ván cờ của Hà Nội, và phải đòi hỏi mạnh mẽ hơn, không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn cho chính lợi ích của Washington.
Bắt tay cũng đủ rồi, giờ là lúc hành động.
Hà Nội không phải là một đối tác của Bắc Kinh và không có nhiều ảnh hưởng với Trung Quốc. Tuy nhiên, với mong muốn quay trở lại vùng châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Washington đã bắt đầu xem Hà Nội không chỉ là một đối tác kinh tế mà còn là một đối tác chiến lược trong khu vực.
Sự làm mới và cải thiện trong quan hệ giữa hai nước đã được khẳng định qua việc công bố mối quan hệ đối tác toàn diện của tổng thống Barack Obama và chủ tịch Trương Tấn Sang vào 07/2013. Sự hợp tác toàn diện này được mong đợi sẽ làm gia tăng đầu tư của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ hàng hải, kinh tế, môi trường, giáo dục và nhân quyền. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng được mong đợi là sẽ giúp mở đường cho Việt Nam gia nhập một hiệp định tự do thương mại đầy tham vọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tức quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mặc cho những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam, Washington đã có được những gì từ Việt Nam? Nhiều người đã hy vọng rằng qua việc giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Hà Nội sẽ tôn trọng các yêu cầu của Washington trong việc nới lỏng quyền tự do ngôn luận. Còn lâu, Hà Nội vẫn tiếp tục đàn áp một cách có hệ thống các nhà bất đồng chính kiến và những người hoạt động cho nhân quyền.
Hoặc Phải Thay Đổi, hoặc Không Có Gì Hết
Washington đang nắm trong tay các quân bài, chứ không phải Hà Nội. Sẽ là cường điệu về khả năng của Hà Nội khi nói rằng các nhà lãnh đạo của Việt Nam có thể chơi ngang hàng và bình đẳng với Bắc Kinh. Washington cần hiểu rằng chế độ hiện hành tại Hà Nội là một trở ngại không cần thiết cho các mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương. Đi cùng một con đường với chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ mang lại ít hiệu quả thực tế nhất.
Mặc cho sự đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam và việc ủng hộ nước này gia nhập WTO, chưa nói đến sự hỗ trợ đang được mong đợi của Hoa Kỳ để Việt Nam gia nhập TPP, Việt Nam đã cho thấy họ thờ ơ với các mối quan tâm của Hoa Kỳ. Hà Nội đã được hưởng lợi từ mối quan hệ gần gũi hơn với Washington, nhưng lại không cho lại bất cứ điều gì. Một mối quan hệ như vậy cần phải được chấm dứt.
Hoa Kỳ cần phải yêu cầu Việt Nam làm rõ một lần ý định của mình. Tất nhiên, một quyết định như vậy không phải là điều dễ dàng cho Việt Nam. Theo đúng nghĩa đen, Trung Quốc luôn phủ bóng trong các quyết định như vậy ở Việt Nam.
Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam thống nhất quan điểm trong mối quan ngại với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Hà Nội dường như thoả mãn trong mối quan hệ như hiện nay với hai tay chơi lớn. Không muốn ngả hẳn về Hoa Kỳ hay Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chọn cách đi dây trong hai mối quan hệ này. Hà Nội đã luôn cẩn thận trong việc chọn các mặt trận, và cũng không vội vã gì để chọn theo bên nào.
Tuy nhiên, bây giờ là lúc mà chính quyền Việt Nam phải chọn một bên. Chứ không phải cứ đứng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và làm cho cả hai đều khó chịu, Hà Nội phải quyết định nhanh chóng là sẽ ngả theo phe nào. Tất nhiên, Hà Nội có thể chọn đi một mình, nhưng ngay cả trong trường hợp đó Hoa Kỳ sẽ không có lý do gì để tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam, điều có thể ảnh hưởng đến việc gia nhập TPP của nước này.
Cũng có những lo lắng là một tối hậu thư như vậy sẽ làm các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam lo sợ và ngả hẳn về phe của Trung Quốc. Tuy nhiên, cần nhớ là nếu Hà Nội tìm cách làm vừa lòng Bắc Kinh như vậy, họ sẽ lộ ra trong con mắt của người dân Việt Nam như những kẻ phản bội bán nước. Một chế độ như vậy sẽ không tồn tại lâu ở Việt Nam.
Hoa Kỳ sẽ mất rất ít khi đưa ra một tối hậu thư như vậy. Những thiệt hại về kinh tế hay chiến lược nếu có trong trường hợp Hà Nội quay lưng lại với Hoa Kỳ có thể được thay thế bằng Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines và/hoặc Thái Lan. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ sẽ mất một đối tác nằm ngay sát Trung Quốc, nhưng duy trì nguyên trạng mối quan hệ như hiện nay với một chính quyền Việt Nam không dám ngả theo Hoa Kỳ thì cũng chẳng có lợi gì cho Hoa Kỳ cả.
Nếu Việt Nam về phe Hoa Kỳ thì các điều khoản với Hà Nội phải được đặt ra một cách rõ ràng: Việt Nam phải trải qua cải cách chính trị và dân chủ, và Washington sẽ chỉ tiếp tục mối quan hệ khi Hà Nội cho thấy các nỗ lực mạnh mẽ để cải cách thể chế. Đây có thể chỉ là một giả định cực đoan, nhưng giờ là lúc Washington nên chấm dứt sự nhầm lẫn là Hà Nội đang nắm trong tay tất cả các quân bài.
Khanh Vu Duc
Bài được đăng lại trên Quê Choa
Tối Hậu Thư Cho Những Thay Đổi Cần Thiết
Tối Hậu Thư Cho Những Thay Đổi Cần Thiết
Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam nhìn chung là một thất bại. Hà Nội tiếp tục lợi dụng mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng lại không làm gì để đáp lại. Đây là lúc Hoa Kỳ cần làm rõ xem Hà Nội muốn quan hệ kiểu nào với Washington.
Trước hết cần nói rõ là bài này nhằm vào chính quyền cộng sản hiện nay ở Hà Nội chứ không phải là đất nước Việt Nam. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu đánh đồng hai khái niệm này.
Tuy nhiên, đi vào cụ thể thì không hề đơn giản. Nói gì thì nói, chính quyền cộng sản vẫn nắm quyền lực ở Việt Nam, và nếu Hoa Kỳ muốn thiết lập bất kỳ hình thức quan hệ đối tác chiến lược nào với Việt Nam, trước tiên Washington phải nói chuyện với Hà Nội. Thật không may cho Hoa Kỳ, Hà Nội là một chính quyền tham nhũng và thường xuyên vi phạm nhân quyền.
Thực ra thì Hoa Kỳ cũng đã từng phải quan hệ với nhiều chính phủ tham nhũng và độc tài trước đây, ví dụ như chế độ Shah ở Iran, chế độ Saddam Hussein trong cuộc chiến Iran-Iraq, hay chính phủ Pinochet của Chile. Nhưng ít nhất là các chính phủ đó còn có lợi cho Hoa Kỳ. Những người cộng sản ở Việt Nam hiện chẳng mang lại lợi ích gì cho Hoa Kỳ cả.
Khuyến nghị này không nhằm kêu gọi sự thay thế cái chính thể tham nhũng, độc tài hiện nay ở Việt Nam bằng một chính quyền khác thích hợp hơn với quyền lợi của Hoa Kỳ . Thay vào đó, dựa trên những hiểu biết và sự tôn trọng những nguyện vọng của người dân Việt Nam, khuyến nghị này kêu gọi Washington hãy ngừng chơi ván cờ của Hà Nội, và phải đòi hỏi mạnh mẽ hơn, không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn cho chính lợi ích của Washington.
Bắt tay cũng đủ rồi, giờ là lúc hành động. |
Sự làm mới và cải thiện trong quan hệ giữa hai nước đã được khẳng định qua việc công bố mối quan hệ đối tác toàn diện của tổng thống Barack Obama và chủ tịch Trương Tấn Sang vào 07/2013. Sự hợp tác toàn diện này được mong đợi sẽ làm gia tăng đầu tư của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ hàng hải, kinh tế, môi trường, giáo dục và nhân quyền. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng được mong đợi là sẽ giúp mở đường cho Việt Nam gia nhập một hiệp định tự do thương mại đầy tham vọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tức quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mặc cho những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam, Washington đã có được những gì từ Việt Nam? Nhiều người đã hy vọng rằng qua việc giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Hà Nội sẽ tôn trọng các yêu cầu của Washington trong việc nới lỏng quyền tự do ngôn luận. Còn lâu, Hà Nội vẫn tiếp tục đàn áp một cách có hệ thống các nhà bất đồng chính kiến và những người hoạt động cho nhân quyền.
Hoặc Phải Thay Đổi, hoặc Không Có Gì Hết
Washington đang nắm trong tay các quân bài, chứ không phải Hà Nội. Sẽ là cường điệu về khả năng của Hà Nội khi nói rằng các nhà lãnh đạo của Việt Nam có thể chơi ngang hàng và bình đẳng với Bắc Kinh. Washington cần hiểu rằng chế độ hiện hành tại Hà Nội là một trở ngại không cần thiết cho các mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương. Đi cùng một con đường với chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ mang lại ít hiệu quả thực tế nhất.
Mặc cho sự đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam và việc ủng hộ nước này gia nhập WTO, chưa nói đến sự hỗ trợ đang được mong đợi của Hoa Kỳ để Việt Nam gia nhập TPP, Việt Nam đã cho thấy họ thờ ơ với các mối quan tâm của Hoa Kỳ. Hà Nội đã được hưởng lợi từ mối quan hệ gần gũi hơn với Washington, nhưng lại không cho lại bất cứ điều gì. Một mối quan hệ như vậy cần phải được chấm dứt.
Hoa Kỳ cần phải yêu cầu Việt Nam làm rõ một lần ý định của mình. Tất nhiên, một quyết định như vậy không phải là điều dễ dàng cho Việt Nam. Theo đúng nghĩa đen, Trung Quốc luôn phủ bóng trong các quyết định như vậy ở Việt Nam.
Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam thống nhất quan điểm trong mối quan ngại với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Hà Nội dường như thoả mãn trong mối quan hệ như hiện nay với hai tay chơi lớn. Không muốn ngả hẳn về Hoa Kỳ hay Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chọn cách đi dây trong hai mối quan hệ này. Hà Nội đã luôn cẩn thận trong việc chọn các mặt trận, và cũng không vội vã gì để chọn theo bên nào.
Tuy nhiên, bây giờ là lúc mà chính quyền Việt Nam phải chọn một bên. Chứ không phải cứ đứng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và làm cho cả hai đều khó chịu, Hà Nội phải quyết định nhanh chóng là sẽ ngả theo phe nào. Tất nhiên, Hà Nội có thể chọn đi một mình, nhưng ngay cả trong trường hợp đó Hoa Kỳ sẽ không có lý do gì để tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam, điều có thể ảnh hưởng đến việc gia nhập TPP của nước này.
Cũng có những lo lắng là một tối hậu thư như vậy sẽ làm các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam lo sợ và ngả hẳn về phe của Trung Quốc. Tuy nhiên, cần nhớ là nếu Hà Nội tìm cách làm vừa lòng Bắc Kinh như vậy, họ sẽ lộ ra trong con mắt của người dân Việt Nam như những kẻ phản bội bán nước. Một chế độ như vậy sẽ không tồn tại lâu ở Việt Nam.
Hoa Kỳ sẽ mất rất ít khi đưa ra một tối hậu thư như vậy. Những thiệt hại về kinh tế hay chiến lược nếu có trong trường hợp Hà Nội quay lưng lại với Hoa Kỳ có thể được thay thế bằng Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines và/hoặc Thái Lan. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ sẽ mất một đối tác nằm ngay sát Trung Quốc, nhưng duy trì nguyên trạng mối quan hệ như hiện nay với một chính quyền Việt Nam không dám ngả theo Hoa Kỳ thì cũng chẳng có lợi gì cho Hoa Kỳ cả.
Nếu Việt Nam về phe Hoa Kỳ thì các điều khoản với Hà Nội phải được đặt ra một cách rõ ràng: Việt Nam phải trải qua cải cách chính trị và dân chủ, và Washington sẽ chỉ tiếp tục mối quan hệ khi Hà Nội cho thấy các nỗ lực mạnh mẽ để cải cách thể chế. Đây có thể chỉ là một giả định cực đoan, nhưng giờ là lúc Washington nên chấm dứt sự nhầm lẫn là Hà Nội đang nắm trong tay tất cả các quân bài.