Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Cảo thơm lần giở ! Lịch sử và Bài thơ Thần !

CẢO THƠM LẦN GIỞ !
Không biết môn Lịch sử nhà ta có là 'nạn nhân' cùng chiến thuật, theo số phận từng bước như biên đảo Biển Đông từ từ Hán hóa hay không !? Khô khan, cắt giảm, một chiều, thiếu sinh khí ..rồi tính đường tháo bỏ !? Bản dịch Nam Quốc Sơn Hà của cụ Trần Trọng Kim bị cưỡng chế thô bạo, chắc cũng 'đúng qui trình' !


Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !
Một bản dịch hào hùng đanh thép được chấp nhận qua rất nhiều thế hệ lại được biện dẫn lòng vòng, vô lối "hiểu được cặn kẽ bài thơ không đơn giản. Không có văn bản nào dịch hoàn thiện cả".. Vì bản củ "êm tai nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất", "bản dịch nói lên vấn đề bờ cõi, biên giới nên đã cân nhắc rất nhiều"..Thế nên:" Vằng vặc sách trời chia xứ sở" thế cho " Rành rành định phận tại sách trời", vì 'định phận' không là 'bờ cõi' như ' xứ sở' !? Và vì "vằng vặc vừa sáng vừa rõ ràng, nó cụ thể và ý nghĩa hơn rành rành" !? Nên được thay bằng bản dịch "cụ thể" :
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”
Người ta ca Hán lên.. bộ dưới bộ trên, giảng giải dịch thuật 'tín, đạt, nhã' rồi phán theo cho là bản dịch của cụ Trần 'hay nhưng chưa hẳn đã đạt', không toát ''hết chiều sâu, tính minh triết của nguyên tác'' ! ?
Không biết bao đời Thượng thư bộ học trước có "cân nhắc" chuyện dịch thuật không !? ..Và hàng bao nhiêu thế hệ qua đi, chắc không hiểu đúng "tiêu chuẩn cao nhất" và tính "minh triết" của bài thơ này !?!
Không hiểu dịch thuật một bài thơ cổ Hán cần nghĩa từ sát hay phải lột tả được thần thái, khí khái của tác phẩm ! Nguyên tác tự hơn ngàn năm, vốn có cảm giác, ngôn ngữ lúc đó với cái thần hồn dịch thuật ngày nay có phải khác đi đôi chút không !? Khi để " hiểu được cặn kẽ " thì phải thấu tới giới hạn ngôn ngữ, tâm linh ý thức của nguyên tác với hoàn cảnh xã hội, cảm xúc ngôn từ của con người lúc ấy ..Và sự tương tác dịch, thuật, ngôn ngữ, mục đích và đối tượng cần hướng định của bản dịch trong thời hiện tại.
Một bài thơ được tạo xưng là bài thơ "Thần" nhằm khích lệ trăm dân, tướng sĩ, viết bằng ngôn ngữ tượng hình trong niềm tin thiên mệnh trước một trận đánh lớn ..Cái giá 'nhân văn' đúng với cảm xúc, suy nghỉ, ngôn ngữ con người trong thời đại đó ..là tất yếu !, Và bản dịch của Cụ Trần đã 'lột' và được chấp nhận trong thời chúng ta, xuyên suốt gần thế kỷ !
Thời đại ngày nay mà đem mật ong viết lên lá bồ đề hai chử "Đại cục" thì dân Việt này được một trận cười vỡ bụng !? Đao búa quân thù đang giáng xuống mà bảo trăm dân chờ cho 'chính chủ' "Thủ bại hư" thì .."Việt nam tôi đâu ?" là cái chắc !!!
Không một bản văn cổ nào còn lại tới ngày nay lại không có tính hàn lâm minh triết cả ..Nhưng nó thuộc Hàn viện, trong bản gốc Hán, trong bản dịch Hán-Việt, trong lời bình giảng của thầy cô trên lớp.. Có câu "Ý tại ngôn ngoại", bản dịch thân quen này là bản dịch không những phù hợp đưa vào giáo khoa phổ thông, mà nó còn có tính phổ quát, gần gũi với mọi giai tầng xã hội, qua quá trình non thế kỷ !
Lấy lý do sát từ, sát nghĩa, viện 'thâm ý' người xưa(!) để thay bằng một bản dịch khác, mà lờ đi tác giả bản dịch củ và cả rất nhiều những người từng học bản dịch đó cũng đã là "Những người muôn năm củ" ! Bản dịch được nhân gian và thời gian chấp nhận ..nó đã là Một tác phẩm !
Bản dịch mới làm giảm nhẹ tính kích thích chiến đấu của nguyên tác và bản dịch cũ (vằng vặc, giặc dử, sao phạm,chúng mày, tan vỡ)*, làm thụ động lòng ái quốc trong tình hình hiện nay ! Bản dịch mới dựa vào ngôn ngữ hàn lâm, bỏ qua cái hồn, tính cách của nguyên tác để xoa dịu lòng dân, hòng biện minh cho thái độ nhà cầm quyền hiện tại trước vận mệnh mong manh bờ cõi !
Với một đạo quân truyền kiếp mộng xâm lăng, nhất là trước những ngông cuồng, ngang ngạnh trong tình hình Biển Đông hiện tại ..Mà một bản dịch mạnh mẽ, có bề dày Lịch sử như thế lại bị đem ra 'xét lại' cấu tứ ngôn từ, thay thế bằng bản khác của những "nhà Hán học cự phách" hơn và có công Cách mạng hơn ! Cho nó nhẹ nhàng phù hợp hơn, cho nó 'văn hóa' với 'vận mệnh' hơn, cho nó 'tương đồng' với 'tương quan' hơn ! ..Thì có lẻ xám ngét một góc nhìn nào đó "Trăng Trung quốc sáng hơn trăng.." xứ mình, là não trạng nô lệ thâm căn mà những Trí thức yêu nước cần thức tỉnh !!!
Nếu không trả lại bản dịch của Cụ Trần Trọng Kim vào chương trình giáo khoa phổ thông, nếu môn Lịch sử bị xóa bỏ hay gán ghép tích hợp gì đó, thì hiện tại mãi mãi là đống rác sẽ được gìn giữ, trân trọng ở tương lai !!!