Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
cọp của Tểu :
3- Tả cảnh trường em trước giờ học.Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú.
nguoilotgach: Nghĩ trước mộ Trần Đông Phong trên đất Nhật: Thứ hai, 17 Tháng 1 2011 Lê Thị Thanh Tâm Trước ngày tôi đến Nhật (với tư cách là người nghiên cứu t...
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
theo gocomay :
812 – Sở hữu đất đai và chuyện “nhích bút” của quan tham
Posted on 31/12/2013 by gocomay
Chả là cùng với những phát ngôn gây sốc của bác Cả Trọng, hôm qua báo QĐND (dạo này khá chăm “đánh giặc bằng mồm”), có bài của một trí thức khoa bảng của chế độ (PGS TS Nguyễn Đức Độ) với nhan đề: Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp. Để chứng minh cái sự đúng đắn và phù hợp đó, ông phó giáo sư Độ đã không ngần ngại lôi cả Lênin (bức tượng to lớn nhất của ngài vừa bị dân chúng Ukraina (thuộc Liên Xô cũ) giật đổ vào hôm Chủ nhật – 08.12.2013 vừa rồi). Cho rằng: tính chất vô lý của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nguồn gốc đẻ ra địa tô, làm cho giá cảnông phẩm tăng, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, V.I. Lênin đãchủ trương phải quốc hữu hoá đất đai, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, thay vào đó là chế độ công hữu về đất đai.
Chuyện công hay tư hữu về đất đai, cái nào tốt cái nào xấu đã có nhiều phân tích bàn luận rồi. Những bậc đại công thần của chế độ cũng đã có ý kiến về việc này (ở đây), tôi không muốn nhắc lại nữa. Nhưng việc nhà nước ta đang ra sức quảng bá và thuyết phục các định chế kinh tế lớn trên thế giới (như EU; TPP là ví dụ) sớm công nhận nền kinh tế thị trường của VN, mà nhà nước lại cứ khư khư giữ cái thế độc quyền (như về sở hữu đất đai chẳng hạn) như vậy, thật khó coi.
Những khái niệm của của Mác về địa tô đẻ ra bất công và áp bức được giải thích là do sự “phát canh thu tô” của địa chủ (với tư cách là chủ sở hữu ruộng đất). Còn lý giải sự bóc lột của giới chủ tư bản nông nghiệp, nằm ở sự chệnh lệch về địa tô (lợi nhuận siêu ngạch) mà nhà tư bản thu được ngoài khoản (tiền) đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã nộp tô cho địa chủ. (Xem ở đây; và ở đây).
Cái gọi là “chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nguồn gốc đẻ ra địa tô, làm cho giá cảnông phẩm tăng, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp”. Thật khó đứng vững cả mặt lý thuyết lẫn trên thực tiễn.
Chả cần nói đâu xa, thời bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngày công của một lao động chính (Xã viên HTX), cao nhất mới được khoảng 4 lạng thóc. Thì dù có muốn lạc quan tếu đến đâu cũng không thể nói đó là một mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến với giá thành nông sản hạ được.
Thực tế sinh động này đã được nhà báo Huy Đức mô tả khá thuyết phục ở 2 chương: Chương 9 – Xé Rào và Chương 10 – Đổi Mới trong cuốn Bên thắng cuộc. Thiết nghĩ, ước muốn của Anh chủ nhiệm của Hoàng Trung Thông có chính đáng đến đâu thì cái ý tưởng: Tay anh nắm chặt tay xã viên/ Xốc cảphong trào vững tiến lên. Cũng mãi chỉ là giấc mơ hoa phù phiếm. Trên thực tế những đàn lợn béo tốt của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN), tại sao chúng không chịu sống chan hoà với nhau như trong các trang trại của CNTB giẫy chết? Những thửa ruộng của HTXNN sao lúa ở xung quanh bờ lại xanh tốt hơn ở phần giữa ruộng?
Xin thưa, mỗi khi có đoàn tham quan ở trên về thì Ban quản trị HTX đành mượn tạm số lợn béo tốt của nhà dân vào trang trại để quay phim chụp ảnh tuyên truyền cho nó đã. Vì chưa quen hơi nhau, chúng đuổi cắn nhau cũng là lẽ thường thôi mà. Còn chuyện lúa ven bờ xanh tốt hơn, là nguyên nhân một công chỉ được trả từ 1 đến 3 lạng thóc (như chương trình Ký Ức Thời Gian của VTV vừa loan), nên người ta chỉ cần đứng trên bờ mà rải phân cho nó tương xứng chứ ai hơi đâu mà “ăn kỹ làm thật” cho nó nhọc mình.
Người ta cho đầu óc tư hữu của người nông dân là xấu. Nhưng họ có biết đâu, tư hữu chính là động lực để con người ta nỗ lực vươn lên. Nhờ tư hữu mà người nông dân chịu một nắng hai sương làm ra nhiều nông phẩm cho xã hội.
Thói quen của người nông dân, bất kỳ ở đâu là thức khuya dậy sớm. Dịp mùa hè nắng gắt, người ta dậy sớm từ 4, 5 giờ sáng. Ra đồng từ lúc trời mới tang tảng. Làm đồng lúc này vừa mát, năng xuất lao động lại cao. Khi mặt trời lên cao, người ta về nhà phơi phóng, chăm đàn lợn gà, chuẩn bị cái rau cái cỏ, thổi nấu ăn uống. Nghỉ trưa cho lại sức dưới bóng cây râm mát. Chờ đến chiều, nắng đỡ rát lại ra đồng…
Vào làm ăn tập thể, cha chung không ai khóc, đi làm theo kẻng hiệu. Ra nơi tập trung, ngồi dãi thẻ ra ngã 3 ngã 7 tán phét chờ sự phân công việc là từ đội trưởng sản xuất. Gặp ông (bà) đội trưởng công tâm và thạo việc còn đỡ. Ngược lại sinh mâu thuẫn, ty nạnh dẫn đến cãi nhau ầm ĩ là khó tránh. Có khi 8, 9 giờ sáng mới ra tới đồng. Mùa hè, mặt trời đã lên cao, chả mấy chốc nắng mệt, hò nhau về. Buổi chiều, lại kẻng tập trung…. 3, 4 giờ chiều mới ra đồng… 6, 7 giờ giẫm chết cóc chết nhái thì kéo về. Tối kẻng họp bình công. Nếu bình không công bằng hay thiên vị, lại cãi nhau như mổ bò.
Những ai từng nằm trong chăn, đều cảm nhận một cách rõ nét rằng, “công trạng” duy nhất của phong trào Hợp tác hóa NN ởMiền Bắc là đã gián tiếpđẩy hàng triệu thanh niên (cả nam lẫn nữ) vào trận chiến mười đổi một mang tên “Chống Mỹ cứu nước” để giúp cho ĐCS leo lên đỉnh cao quyền lực. Còn bản thân những người được cho là “đội quân chủ lực” của cuộc cách mạng long trời lở đất ấy thì:
Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
…
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu?
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người.
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
…
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu?
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người.
(Trích: Trên đại lộ – Nguyễn Quang Thiều)
Có lẽ hiếm có cây bút nào mô tả về số phận người phụ nữ nông thôn nói riêng và những người nông dân VN nói chung lại khiến ta phải giật mình xót xa đến thế. Quốc hữu hoá đất đai, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, thay vào đó bằng chế độcông hữu về đất đai để giải quyết rốt ráo được vấn nạn địa tô. Góp phần hạ giá thành nông phẩm và nâng cao năng xuất lao động lại làm đội quân chủ lực của công cuộc cách mạng tiến lên CNXH tàn tạ đến thế sao?
Xây dựng một xã hội không giai cấp, không có tư hữu… mọi người được bình đẳng, không có “người bóc lột người”, …. người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau. Trong một “thế giới đại đồng” với năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào… mà lại khiến bức tranh ở “xứ thiên đường” mình có qúa nhiều mảng tối như vậy?
Có phải vì qúa thất vọng với những cuồng ngôn không tưởng đó mà bức tôn tượng to lớn của lãnh tụ Lênin vĩ đại ngày nào, đã bị chính người dân ở nơi được mệnh danh thành trì của CNXH một thời đứng lên giật đổ đập nát chăng?
Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp ở nơi đâu không biết, chứ như làng quê của tôi, hàng trăm Ha đồng đất bờ xôi ruộng mật, được tạo dựng bằng mồ hôi xương máu của bao thế hệ cha ông từ hàng ngàn đời. Nay đùng cái lọt vào mắt xanh của cái gọi là ”Sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đã biến thành Khu đô thị mới với các “Dự án ma“ nhà hoang cỏ mọc . Mà không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí bởi lối làm ăn chụp giật, tắc trách, gây hậu qủa nghiệm trọng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên qúi giá của quốc gia.
Cứ xem cái cách người ta lừa ép người dân đi họp, lừa dân ký vào các bản giấy khống gọi là ký biên nhận “tiền bồi dưỡng ăn trưa” (20 ngàn VNĐ/ suất). Nhưng sau đó lại biến báo thành ”đồng thuận của dân” trong Biên bản cuộc họp dân về việc bàn giao ruộng đất cho mục đích phát triển kinh tế (Khu đô thị mới). Với giá đền bù rẻ mạt (theo qui định của nhà nước) thấp hơn giá thị trường hàng chục, hàng trăm lần. Những người không tán thành lập tức bị “cưỡng chế” bị đàn áp, bắt bớ giam cầm… rồi truy tố ra tòa và nhận các mức án tù về tội “chống người thi hành công vụ”.
Chính yếu tố “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” mang tính chất tước đoạt, rất vô lý đã lànguyên nhân sinh ra biết bao tệ hại, tiêu cực. (Ý kiến của vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh).
Tán đồng với nhận xét ấy, giáo sư Tương Lai khẳng định thêm: “đất đai là vấn đề của mọi vấn đề“. Do tấc đất tấc vàng theo cả nghiã đen lẫn nghiã bóng và “người ta” cũng biết “không bền” nên cố “ngoạm” nhanh rồi “chuồn”, do vậy họ đã dùng mọi thủ đoạn để “ngoạm” nó bằng mọi danh nghiã…
Cách đây ngót hai năm, từ lúc chưa có việc phát động cuộc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã giãi bày trên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 18/01/ 2012 rằng:
Tôi hiện đang sống ở thịxã Hà Đông. Nhà tôi cósổ đỏ. Mấy năm nay tôi rất muốn làm lại ngôi nhà cho hợp lý. Nhưng tôi không dám làm. Lýdo duy nhất là tôi sợ làm xong có thể bị chuyển đi nơi khác. Vì chỗ tôi ở liền với một khu đất rộng vốn là khu triển lãm của tỉnh Hà Tây cũ. Tôi cứ nghĩđã là một công trình, mộtđịa chỉ hay một không gian văn hóa thì không bao giờ người ta lấy đểlàm những việc khác. Nhưng một ngày, khu triển lãm bị san bằng và mảnh đất rộng có thể nói đẹp nhất thị xã Hà Đông đã được bán cho một nhà đầu tư để làm trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp. Và cái trung tâm này có thể sẽ thôn tính khu nhà chúng tôi đang ở cho trọn vẹn thông qua một quyết định nào đó nhiều lúc rất mơ hồ của chính quyền địa phương nhưng đố ai dám cưỡng lại. Khu triển lãm đã bị san phẳng hơn bốn năm nay rồi nhưng chẳng thấy ai làm gì. Nó trở thành bãi đất hoang đầy rác rưởi hôi thối.
Tôi muốn kể ra câu chuyện trà dư tửu hậu mà có lẽ ai cũng đã từng nghe, còn tôi thìđược trải nghiệm với tư cách người trong cuộc, đó là có hôm một vị là quan chức nói với tôi “Nếu nhà văn muốn đi nơi khác thì chúng tôi chỉ dịch bút xuống là đi, nếu nhàvăn muốn ở lại chúng tôi chỉ nhích bút lên là ở lại”.
Nghe câu chuyện sao mà đau đến thế. Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp theo kiểu “dịch” và “nhích” ngòi bút lên xuống của những kẻ tự xưng “đầy tớ nhân dân” như thế à? Một nhà nước luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân” có lối hành xử vô luân vô pháp như vậy sao?
Đành rằng, ai cũng hiểu, muốn đất nước đi lên, từng người dân phải biết tự thay đổi cả về tư duy, nhận thức và hành xử để bắt kịp với bước tiến của thời đại. Một nhà nước vì dân thực sự là nhà nước phải biết lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Với tiêu chí ấy, việc công khai tuyên bố “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”, tự nó đã tố cáo sự sai trái của cái gọi là Sở hữu toàn dân về đất đai. Sự sai trái này đang được tiếp tay của những trí thức khoa bảng như tác giả bài đăng trên QĐND trước thềm năm mới (28/12/2013) này. Đó là sự phỉ báng dư luận của phường giá áo túi cơm “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Chỉ còn biết vinh thân phì gia bất chấp đời sống khốn cùng của muôn dân!
Tiếc thay, tờ QĐND lại đi tiếp tay, truyền bá những tư duy giáo điều. không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới văn minh nữa.
Để kết cho cái sự “cực chẳng đã” mà phải thưa thốt, chỉ xin dẫn lại câu nói của Lã Tư Phúc, một danh sỹ thời Xuân Thu rằng:
- Có học vấn mà không có đạo đức là người ác, có đạo đức mà không có học vấn là người quê.
Không biết những anh chàng bồi bút bợ đỡ cho đám quan tham (“dịch” và “nhích” bút) trên đây, thuộc hạng người nào trong câu nói này?
cop of Alan Phan :
HẠNH PHÚC VÀ THU NHẬP
HẠNH PHÚC VÀ THU NHẬP
Alan Phan
30/12/2013
Phần lớn những người nghèo thường dùng một biện giải là chúng tôi có đói khổ thiếu kém nhưng chắc chắn là dân nghèo thường có “đạo đức và hạnh phúc” hơn các người giàu. Nguyên lý này có thể đúng dù rằng rất khó định lượng và các chuẩn giá trị để kiểm nhận lại là một vấn đề lớn khác. Tuy nhiên, nó cũng đã giúp cho rất nhiều chánh quyền xây và giữ quyền lực trên lý thuyết mơ hồ này. Một lợi điểm khác là số lượng người nghèo thường đông hơn người giàu và lòng ghen tị là một động lực hàng đầu cho nhiều cuộc cải tổ biến động.
Nghe qua thì nguyên lý cũng khá hợp lý. Phần lớn người nghèo phải tất bật từ sáng sớm đến tối mịt để mưu sinh cho gia đình. Họ không có phương tiện hay thì giờ rảnh rỗi để phát huy những thói hư tật xấu gọi là tứ đổ tường như người giàu. Vì có ít thì giờ trong ngày nên họ chăm sóc gia đình chu đáo hơn vì đây có lẽ là tài sản lớn lao nhất của họ. Trên khía cạnh hạnh phúc, vì ít học và cũng không nhiều tham vọng, người nghèo bằng lòng với cuộc sống, an phận với hàng xóm bạn bè và chỉ cần vài lon bia cùng một show vớ vẩn trên TV, họ cũng thoả mãn về một đêm thú vị.
Cùng nhãn quan này, những quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thường là các nước nghèo mạt rệp từ Á sang Phi Châu. Các tổ chức xếp hạng lại nằm ở những nước giàu, dùng các tiêu chí của những anh chị thừa cơm rỉnh mỡ. Ngoài ra, các chánh trị gia thưởng tuyên dương rầm rộ cho những xếp hạng này để khoe thành tích vĩ đại (về nghèo kém) và để dân quên đi những thực tế khó nuốt.
Đây là bức tranh khá trung thực vẫn tìm thấy ở các xóm nghèo đông đúc tại Mỹ hay các quốc gia phát triển. Ở những nước nghèo, nhất là Việt nam thì hoàn cảnh khác nhiều do tỷ lệ thất nghiệp, sự ỷ lại vào tiền “xin-cho”, nợ nần phức tạp, tính ham ăn nhậu, tật sĩ diện hảo….
Một khảo sát do Đại Học Polytechnic ở Hong Kong hoàn tất khoảng 10 năm trước (tác giả đọc trên tạp chí City Life nhưng không lưu lại bài viết) xác nhận nhiều điều nói trên. Họ phỏng vấn hơn 2,000 người giúp việc Phi Luật Tân ở Hong Kong và khoảng 300 người chủ của các chị osin này. Tôi còn nhớ vài kết luận sau đây:
- Gần như 99% người được khảo hạch đều đồng ý là theo tiêu chuẩn đặt ra bởi các nghiên cứu viên về chất lượng và tinh thần an sinh trong cuộc sống thì hơn 92% người giúp việc Phi “hạnh phúc” hơn các ông bà chủ.
- Tuy nhiên, khi hỏi nếu được hoán đổi vị trí xã hội để trở thành người chủ họ đang làm việc cho, thì 100% các chị giúp việc đồng ý làm liền. Dù họ biết rất rõ là người chủ họ hàng ngày phải đối phó với bao nhiêu là vấn nạn: áp lực công việc, nhu cầu tiền bạc, thời giờ cho mình và gia đình, ganh đua trong xã hội….
- Ngược lại, khi hỏi họ có muốn hoán đổi vị trí với các osin, thì 100% các ông bà chủ dứt khoát là không, dù họ vừa công nhận là những bạn giúp việc “hạnh phúc” hơn họ nhiều.
Nhà bình luận trong bài viết cho rằng, giữa hạnh phúc và thu nhập, ngay cả tại những quốc gia giàu và công bằng nhất, cán cân lựa chọn của người dân thường nghiêng về thu nhập.
Dù không khoa học khi chỉ trưng ra một khảo sát, nhưng chúng ta có thể suy luận là mặc dù ai cũng nói phải đi tìm hạnh phúc cho đời sống, phần lớn có thể vẫn quan tâm đến những mục tiêu khác hơn. Cái bản ngã quá lớn của nhiều người xua đẩy họ chạy vào những con đường tắt, không những đầy cạm bẫy và thủ đoạn, mà còn tha hoá con người trong tham ô, trì trệ, mất nhân tính và đạp tranh nhau từng mẩu bánh mì vụn.
Tệ hại hơn cả là ở Việt Nam, một thành phần rất lớn những người nghèo, dù không phương tiện hay quyền lực, đang bầy đàn và học đòi theo những lớp người trên đỉnh giàu sang. Ăn nhậu, cờ bạc, trai gái, khoe mẽ, bạo lực, vô cảm, hôi của…đang chiếm lĩnh lần hồi các vùng quê, vùng xa, vùng sâu…nghèo đói nhất. Để chi trả, họ sẵn sàng nhận nợ nần từ xã hội đen, chơi trò bịp bợm với hàng xóm bà con, hy sinh tương lai của những đứa trẻ vô tội sinh nhầm nơi chốn. Kết quả là một văn hoá quái thai, tạo nên một hệ thống y tế tàn nhẫn và một nền giáo dục càng ngày ngày càng làm thấp dân trí.
Dĩ nhiên, ông già Alan thì thiếu kỹ năng và kinh nghiệm để bàn sâu việc này. Có lẽ tôi sẽ mời những quan chức cao cấp và đáng kính của xã hội Việt Nam để chia sẻ?
gocnhinalan :
Gói 30.000 tỷ là một chiêu PR?
TS Alan Phan: Gói 30.000 tỷ là một chiêu PR?
Nguyên Thảo Theo Đất Việt 30/12/2013
(Bài phỏng vấn tôi phải biên tập lại cho rõ ràng. Xin đọc bản viết dưới đây)
TS Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho biết, gói 30.000 tỷ chỉ là một chiêu PR. Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả. Hoặc thu nhập người dân sẽ tăng hoặc giá bất động sản phải giảm; nếu không tình trạng bất động sản đóng băng sẽ tiếp diễn trong năm 2014, 2015, 2016…
“Đóng băng” đến năm 2016?
PV: - Về mặt quản lý nhà nước, gói 30.000 tỷ được kỳ vọng như liều thuốc cứu bất động sản. Trong suốt quá trình triển khai, Bộ Xây dựng liên tục đưa ra các đề xuất nới điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng vay, cho phép chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội… Tuy nhiên, thất bại của gói 30.000 tỷ đã nhìn thấy rõ.
Theo ông, những biện pháp giải cứu bất động sản năm qua đã thực chất chưa, đã xử lý được vấn đề của bất động sản Việt Nam chưa?
TS Alan Phan: - Theo tôi, gói 30.000 tỷ là một chiêu PR vì thực tình không ai muốn bỏ tiền ra như “muối bỏ biển” nhất là thời điểm đang phải ráo riết truy thu thuế, ngân sách đang thiếu hụt, các dự án khác mang nhiều ưu tiên hơn… Tóm lại, , rất nhiều thứ để chi, cho 30.000 tỷ đưa vào bất động sản chẳng đi đến đâu vì ngân hàng đang ôm khối nợ xấu bất động sản gấp chục lần.
Tôi tin là gói 30.000 tỷ, như một PR, có mục đích chính là tác động tâm lý thị trường và người dân để kích cầu; cũng như một thủ thuật chính trị để yên lòng các nhà đầu tư BDS. Do đó, giới chức giải ngân đã đặt rất nhiều điều kiện và luôn thay đổi nên khó ai có thể tiếp cận được
Thực ra, nếu muốn giúp người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội sẽ dễ thôi, ai đủ khả năng, điều kiện để giúp đỡ, thì sẽ được cấp giấy, phiếu bảo đảm.. ra ngân hàng làm thủ tục, vay tiền. Số tiền nhiều ít tùy từng trường hợp cụ thể của mỗi hộ dân; chánh phủ không cần liên quan đến việc xét hồ sơ vay hay đưa qua các nhà xây dựng chủ dự án. Chỉ 3 ngày sẽ hết ngay 30.000 tỷ. Còn 300 ngàn tỷ chắc mất 3 tháng. Vấn đề muốn làm thì dễ, còn đây không ai muốn thực làm.
Khi chánh quyền dính đến kinh doanh, họ biến thành một phần của doanh nghiệp chứ không còn là cơ quan kiểm soát. Họ tìm cách để các thành viên khác bán được hàng. Dĩ nhiên, điều này không đáng ngạc nhiên khi mà nền kinh tế Việt Nam không phải là kinh tế thị trường.
PV: - Xin ông cho biết, kịch bản cho thị trường bất động sản sắp tới sẽ như thế nào, bất động sản sẽ đổ vỡ rồi phục hồi hay phải chạm đáy rồi phục hồi dần?
Theo ông, biện pháp nào có thể giải cứu thị trường bất động sản sắp tới? Nhà đầu tư có nên kỳ vọng vào thị trường bất động sản năm 2014?
TS Alan Phan: - Vấn đề bất động sản ở Việt Nam không phải là vấn đề nhu cầu vì nhu cầu rất lớn, cũng không phải là vấn đề người dân không có tiền, tiền của dân rất nhiều dù bất cứ phân khúc nào.
Vấn đề của bất động sản là vấn đề giá cả. Giá thị trường còn cao vì các công ty địa ốc luôn nói giá như vậy là sát lắm rồi, không thể bán dưới giá vì sẽ lỗ. Nhưng nếu lỗ thì ai bắt ông kinh doanh ? Vấn đề lỗ lãi là vấn đề của doanh nghiệp, giá thị trường là giá thị trường người dân thấy đúng giá họ sẽ mua, không đúng giá họ sẽ chê.
Những người sản xuất bất động sản họ nhất định không xuống giá trong khi thu nhập của người dân giỏi lắm chỉ tăng khoảng 10% trong vòng vài năm tới. Giá bất động sản còn xa cách như vậy thì thị trường sẽ không có gì thay đổi. Thị trường không lên không xuống mà sẽ đi ngang.
Sẽ không có bất kỳ sự chuyển động nào của thị trường bất động sản đến khi 1 trong 2 điều xẩy ra: thu nhập của người dân tăng hoặc giá bất động sản giảm. Không cần giải pháp của nhà nước hay bất kỳ ai, hãy là để thị trường lo liệu, vừa mua thuận bán..
Nếu không có gì thay đổi về giá cả thì tình trạng bất động sản sẽ đóng băng cho đến năm 2014, 2015, 2016… Nếu doanh nghiệp muốn bán phải giảm giá, bán tống, bán tháo sẽ có người mua ngay.
Lợi ích đằng sau những dự báo thị trường
PV: - Thời gian vừa qua, nhiều công ty nghiên cứu thị trường đưa ra những dự báo thị trường sai, có lợi cho doanh nghiệp mình. Ông bình luận như thế nào về hiện tượng này? Liệu có sự làm ngơ để cứu vãn bất động sản bằng mọi giá trong trường hợp này không, thưa ông?
TS Alan Phan: - Điều này xảy ra trên khắp thế giới, doanh nghiệp bỏ tiền ra để thu lợi nên bất cứ chiêu PR nào cũng đều có mục đích đằng sau; có khi là mục đích dài hạn có khi là mục đích ngắn hạn, có khi họ cải trang là nghiên cứu thị trường. Nhưng thực chất trong nền kinh tế thị trường , doanh nhiệp nào cũng phải có mục tiêu, lộ liễu hay che dấu, để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
PV: - Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, chưa có dự án nhà ở nào giảm giá trên địa bàn Hà Nội, thông tin giảm giá chỉ có trên các báo cáo. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phản pháo Chủ tịch Hà Nội, tiếp tục khẳng định các dự án bất động sản năm vừa qua đã giảm giá mạnh, nhiều dự án giảm 50% về mức giá của năm 2006. Ông bình luận như thế nào về 2 ý kiến trái chiều trên?
TS Alan Phan: - Tất cả những số liệu thống kê của Việt Nam luôn bị bóp méo theo lợi ích nào đó. Người ngoài cuộc khó có thể kiểm chứng được vì bên nào cũng đều muốn che giấu mục tiêu trong một thị trường ảo. Con số chính xác gần như không hiện diện.
Thứ hai, bất cứ ai khi tuyên bố điều gì đều phải xem lại mục đích đằng sau của mỗi tuyên bố. Tôi không quan tâm ai nói thế này, ai nói thế kia nhưng những người đó họ chắc chắn sẽ có những mối lợi khi nói những điều này.
Ở Mỹ hay các quốc gia khác đều có những công ty hay cơ quan độc lập không thuộc về chính phủ hay những công ty địa ốc kể cả là người tiêu dùng, để đưa ra những phân tích thống kê. Họ lấy dữ liệu từ 40-50 nơi khác nhau như từ ngân hàng, từ báo cáo mua bán, hồ sơ xây dựng, từ đăng ký chủ quyền, các chánh phủ địa phương… và tổng hợp lại, sau khi loại bỏ những con số khác thường (outliers).
Không lệ thuộc vào ai thì người tiêu dùng mới tin được. Còn bạn vừa bán hàng vừa nghiên cứu thì khó ai tin.
PV: - Có ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng đã lạc quan khi đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, ông có đồng tình với quan điểm này hay không?
TS Alan Phan: - Ở Mỹ, họ không hề có Bộ Xây Dựng vì các luật lệ về hành chính, tài chính, an toàn, pháp lý… thường do các chánh phủ địa phương quản lý. Các thanh tra nắm chặt chẽ tình hình hơn vì họ có thể tiếp cận, theo dõi, xử phạt …ngay tại chỗ, rất tiện lợi. Chính quyền không dính dáng đến việc kinh doanh xây dựng. Ở Việt Nam, Hiệp hội BDS, xây dựng đều có Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch, Phó chủ tịch tức là bằng hình thức nào đó, chánh quyền liên quan rất mật thiết đến doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
cop face :
Theo FB Phát Định
Theo FB Phát Định
Phát Định - Nhân đọc bài “Tôi muốn vào Đảng Cộng Sản Việt Nam” của anh Lê Thăng Long
Đọc bài “Tôi muốn vào Đảng Cộng Sản Việt Nam” của anh Lê Thăng Long đăng trên BBC mà thấy tức cười. Trước giờ vẫn luôn kính trọng anh này vì những hành động xả thân của anh. Nhưng thật ngây thơ khi cho rằng vào Đảng Cộng Sản anh sẽ giúp được họ và cho cả dân tộc Việt Nam. Nếu anh được làm Tổng Bí Thư, anh sẽ thay đổi Việt Nam trong vòng 1 năm, giúp Việt Nam trở nên giàu mạnh trong 10 năm, 20 năm. Tôi hoàn toàn choáng váng trước sự “chém gió kinh hồn” này từ anh. Phải chăng những năm tháng tù đày đã khiến anh trở nên hoang tưởng đến thế ? Không hề có ý định công kích cá nhân nhưng những “vấn đề” anh đề cập trong bài viết nói trên không khỏi khiến cho những người quan tâm đến thời cuộc xét lại “tầm nhìn chính trị” của 1 trong những người sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam.
“Nếu tôi được làm Tổng bí thư thì chỉ trong vòng 11 tháng tôi sẽ tái cấu trúc xong toàn diện nền kinh tế Việt Nam”. Vâng, với 1 chữ nếu, người ta sẽ bỏ cả Paris vào trong cái chai, thưa anh! Tư duy, viễn kiến và hành động chính trị không có chỗ cho chữ Nếu. Qua những lời kêu gọi của anh đối với “toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, công chức chính quyền hãy học theo tấm gương đạo đức, dũng cảm của nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng”, rõ ràng đây là cách thức hoạt động chính trị kiểu nhân sỹ. Hoàn toàn thiếu vắng 1 triết lý chính trị, một đội ngũ chính trị tinh hoa nhận được ủng hộ dân chúng. Hoạt động chính trị phải là hoạt động Đảng phái, có tổ chức, không thể chỉ là những hành động đơn phương kiểu nhân sỹ. Sở dĩ Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay phớt lờ mọi lời chỉ trích từ quốc tế, vượt trội so với các tổ chức, cá nhân đấu tranh cho Dân chủ ở Việt Nam là vì họ là một tổ chức đích thực. Chỉ riêng tính tổ chức thôi đã đánh bại được tất cả “các bạn Dân chủ” rồi, chưa kể đến “83 năm kinh nghiệm” cùng một nguồn lực khổng lồ đằng sau. Hãy thôi mơ mộng về cuộc đấu tranh không cân sức này nếu như không có văn hóa tổ chức. Nhưng văn hóa tổ chức là điều mà hầu hết “các bạn Dân chủ” chưa có, hoặc chưa đạt tới cấp độ như Đảng Cộng Sản Việt Nam và nó cũng chỉ là một điều kiện cần.
Điều kiện thứ hai cần phải có. Đó là một đội ngũ chính trị tinh hoa được tôi luyện dưới một triết lý chính trị và thực tế cuộc sống. Đội ngũ này gần gũi với người dân, hiểu được cần phải làm những gì tốt nhất cho dân tộc nhưng cũng cần có viễn kiến đế có thể đưa ra quyết định không phụ thuộc bởi đám đông gào thét.
Hậu thuẫn cho đội ngũ này phải là tầng lớp Doanh nhân, trí thức trung lưu của đất nước, những người đã tích lũy đủ tiền bạc, kiến thức để không bị lòng tham và cái ác ngự trị một khi đã giành được quyền lực. Như một đàn anh của tôi đã nói: ”Trên con đường tích lúy tài sản ta sẽ không ngờ nghệch mà tin vào bề nổi vấn đề. Trên con đường tích lũy kiến thức ta sẽ có khả năng nói 'sao mình (hay thằng kia) ngu thế”. Từ đó có sự tương kính để cùng làm việc với nhau. “Một sự toàn vẹn.” Đó cũng là cách để đất nước này không bị tan vỡ, xâu xé và chia rẽ lẫn nhau. Kinh nghiệm từ những cuộc Cách Mạng dân chủ Tư sản Châu Âu là tham chiếu rõ ràng nhất cho một đất nước quằn quại bởi độc tài toàn trị, di sản chiến tranh và chia rẽ nhân tâm sâu sắc như chúng ta. Không phải Việt Nam đã không ủng hộ Phan Châu Trinh mà chính là Việt Nam không đủ sức để ủng hộ Phan Châu Trinh cho cuộc Cách Mạng của ông ấy. Đã hơn 100 năm mà bài học Phan Châu Trinh vẫn chưa được chúng ta hiểu và đánh giá 1 cách đúng đắn.
Ba điều kiện này, nếu được tập hợp bởi một tổ chức hay một liên minh đứng đắn sẽ chuyển hóa Dân chủ một cách ôn hòa cho đất nước này.
Và đó cũng là điều mà mọi người dân trông đợi.
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013
cop từ danluan :
Trọng Thiện - Học từ sự sụp đổ của Nho giáo
Trọng Thiện
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt giới trí thức tinh hoa. Văn hóa Nho giáo coi lễ là cách quản lý gia đình và xã hội, nên sự phục tùng được đặt lên hàng đầu. Trong gia đình, con trái ý cha mẹ là con bất hiếu. Ở cấp quốc gia, quân trái ý vua là bất trung. Những hành vi này trở thành nền tảng giá trị đạo đức trong xã hội cũng như triết lý trong cai trị của nhà nước phong kiến. Trong quá khứ, khi xã hội khá đồng nhất thì lễ đã rất thành công trong sắp đặt xã hội và duy trì vai trò quản lý của nhà nước.
Suốt một thế kỷ qua, Việt Nam đã trải qua những biến động lịch sử, văn hóa và chính trị to lớn. Các tư tưởng triết học phương Tây nhanh chóng thâm nhập vào Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta. Cùng với sự tan rã của triều đình phong kiến, các giá trị truyền thống như lễ đã bị vỡ vụn. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ sự đổ vỡ của Nho giáo. Theo nhà văn hóa, nhà sử học Trần Trọng Kim, một tư tưởng đã thống trị Việt Nam hơn 2000 năm mà bị đạp đổ nhanh chóng là do nhiều nguyên nhân nội sinh, cũng như ngoại sinh dưới đây.
Thứ nhất, Việt Nam ta xưa tôn sùng Nho giáo, cho là chính đạo độc tôn. Luân lý, phong tục, chính trị, bất cứ việc gì cũng lấy Nho giáo làm cốt. Tuy nhiên, các học thuyết về tôn giáo hay chính trị cũng tuân theo cái lẽ huyền bí của trời đất. Khi chiếm vị trí độc tôn, không ai dám phê bình đến, không dám sửa đổi nữa, lâu ngày thành cái vỏ cứng, rồi cứ khô dần đi. Khi đó, Nho giáo không có cái sinh khí sinh hoạt hàng ngày làm cho ngày càng mới thêm, càng tươi tốt thêm, thì tất là cái tinh thần mất mòn đi, sau chỉ còn cái xác không mà thôi.
Thứ hai, bỏ qua việc tiếp thu đôi khi hời hợt, thấy cái vỏ chứ không thấy cái hồn, nhiều trí thức người Việt cứ quen tiếp thu thụ động, theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại. Việc phải trái hay dở thế nào, cũng chỉ ở trong cái khuôn đó, chứ không chệch ra ngoài được. Mặc trời đất vận động, xã hội biến đổi, họ vẫn thuận theo lễ, nể sợ bề trên nên sự phê bình phản biện càng ngày càng hẹp lại, thậm chí không dám cất tiếng, chỉ phù họa với ý của bề trên.
Thứ ba, do coi Nho giáo là tư tưởng độc tôn nên không biết có cái tư tưởng gì khác nữa mà so sánh cái hơn, cái kém. Trí thức chỉ sáng tác văn chương, học thuộc chữ nghĩa trong cái lồng Nho giáo và nghĩ rằng mình đã thấu hiểu và thuận theo thiên lý. Vì không tìm hiểu rộng ra ngoài Nho giáo, nên đất nước rất kém về khoa học kỹ thuật cũng như nền kỹ trị xã hội. Đến khi thời thế biến đổi, bỗng chốc tư tưởng phương Tây tràn vào, mà nhất là cái thế lực ấy lại mạnh hơn và năng động hơn, thì làm thế nào mà đứng được? Người trong nước lúc đó như đang ngủ mê, thức dậy, ngơ ngác không biết xoay xở thế nào. Lúc đầu tìm cách kháng cự lại, sau thấy càng cựa bao nhiêu lại càng bị đè bẹp bấy nhiêu, thế bất đắc dĩ mới đành chịu bẹp.
Từ bài học lịch sử chúng ta phải thấy việc tôn sùng bất cứ một điều duy nhất nào đó sẽ dẫn đến xơ cứng, suy kiệt và thụt lùi. Nó ngăn cản xã hội sáng tạo trong tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình. Điều này cũng được chia sẻ bởi Albert Einstein khi ông nói “vấn đề không thể được giải quyết bằng lối suy nghĩ cũ, lối suy nghĩ đã tạo ra chính vấn đề đó.”
copy từ danluan :
Nguyễn Đình Bổn - định hướng và kiểm duyệt báo chí xuất bản, một cách sát thương dân tộc
Nguyễn Đình Bổn
Thủ tướng rồi bộ trưởng bộ TTTT tại Việt Nam đã tuyên bố: VN không thể có báo chí, nhà xuất bản tư nhân. Nghĩa là toàn bộ cái quyền đọc, viết phải nằm trong sự kiểm duyệt và định hướng của nhà cầm quyền. Điều này đã, đang và sẽ tạo ra những hệ lụy khủng khiếp, mà tôi cho là có tính sát thương dân tộc.
Ngày nay chúng ta thấy chuyện giết người, cướp của, hiếp dâm... liên tục xảy ra, tội phạm ngày càng trẻ, hành động ngày càng tàn bạo, mất hẳn tính người. Chuyện này chẳng cần đưa ví dụ vì nó xảy ra hằng giờ và báo chí, các trang mạng khai thác tối đa mọi ngóc ngách, nhằm câu độc giả với mục đích cuối cùng là kiếm tiền.(xem tại đây)
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013
cop of quechoa :
Nướng muỗi cho khét lẹt để đỡ nhớ mùi vị của thịt. Dùng làm đèn pin trong đêm tối tăm và lạnh lẽo của núi rừng. Nhưng đắc dụng nhất, chiếc vợt muỗi trở thành một chiếc ăng ten bắt sóng 3G, để trong chập chờn điện nước (thủy điện nhỏ), có thể vào… internet.
Câu chuyện cái vợt muỗi trứ danh xuất xứ từ bên kia biên giới hôm nay đã được nhắc lại trong tương quan so sánh với thứ hạng trong bảng xếp hạng PISA ở ta “cao hơn nhiều so với Anh, Pháp, Mỹ”, một thứ hạng “gây bất ngờ cho cả thế giới”.
Một quan chức của Bộ Giáo dục sung sướng cho biết “Cả thế giới bị thuyết phục”.
Và trong khi chúng ta có thứ hạng PISA (kết quả xếp hạng các nền giáo dục) “gây bất ngờ cho cả thế giới”. Chúng ta có cả bộ sưu tập những nhà vô địch Olympic toán quốc tế. Robotcon không bao giờ chịu đứng thứ 2. Chúng ta chế UAV. Chúng ta vừa phóng vệ tinh. Doanh nhân của chúng ta nghĩ đến chuyện đóng tàu ngầm.
Thế rồi thì sao?
Thế rồi những cái vợt muỗi vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
Nói cho công bằng, không phải chúng ta thiếu tri thức để chế tạo một dụng cụ mà một học sinh cấp 2 cũng có thể giảng vanh vách cơ cấu, vẽ thành thục mạch điện, chúng ta chỉ thiếu… tất cả để tạo ra một sản phẩm hàng hóa đơn giản, hữu dụng có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Lâu lắm rồi không có một sản phẩm mới có thể cạnh tranh và chiến thắng trong “ao nhà” ngoài sóng 3G giá rẻ, đến nỗi vừa phải tăng đến 40% cước, và keo diệt chuột của “trung tâm công nghệ hóa màu”.
Mấy hôm trước, trả lời câu hỏi về sự thiên lệch trong đào tạo nguồn nhân lực “rất nhiều người giỏi tự nhiên, có tư duy khoa học nhưng lại yếu môn xã hội, nhất là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và ngược lại”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lập tức đính chính “Không phải những người giỏi Toán, Lý mà kĩ năng giao tiếp kém, tôi có những người bạn hàng đầu trong lĩnh vực Toán học nhưng họ lại là những nhà thơ”, dù sau đó ông cũng thừa nhận việc học lệch là “do cách thức tổ chức thi tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay, thi thế nào thì các cháu sẽ học như vậy”.
Nhưng thật ra, câu chuyện cái vợt muỗi Trung Quốc không chỉ cho thấy sự thiên lệch giữa lý thuyết và thực hành. Nó còn khiến người ta nhớ lại chuyện một “tiến sĩ giám đốc sở” làm luận án tiến sĩ ở Mỹ trong khi một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết. Cũng may thế giới chưa biết, chứ không chắc té ghế vì… bất ngờ.
Hình như không tình cờ khi nghe chuyện PISA, rất rất nhiều người đã nhắc lại cái câu đau điếng “Đừng tự hào mình nghèo mà vẫn giỏi mà hãy tự hỏi tại sao mình giỏi mà vẫn nghèo”.
Bởi cũng không tình cờ, một nghiên cứu từ cách đây vài năm cho thấy thực tế: “điểm số của một quốc gia cách đây 40 năm càng cao thì mức độ giàu có của quốc gia đó càng tệ”.
Hãy chỉ nên xem bảng xếp hạng PISA như một dạng tiềm năng trí tuệ mà chúng ta đang có lỗi khi không biết biến chúng thành vợt muỗi, thay vì ngồi tự khen mình tốt mã.
Giá mà PISA có thể ăn được như bánh pizza.
Chuyện chiếc vợt muỗi... hay là "Đừng quá say sưa với " chiếc bánh PISA"(*)
Dân Choa
Thứ gì có thể thiêu sống “kẻ nợ máu”? Thứ gì có thể mang lại ánh sáng trong đêm đen? Thứ gì có thể kết nối Vint Cert, Zukerberg, Ngọc Trinh và Lý Nhã Kỳ?
Bạn hãy lên Mã Hoàng Phìn, lên Hoàng Lỳ Pả, lên bất cứ một điểm bản ở vùng cao nào đó và sẽ tận mắt chứng kiến chính các thầy cô giáo biểu diễn cho xem “công cụ 3 trong 1” đó. Hoàn toàn bất ngờ: Đó là một chiếc vợt muỗi Trung Quốc.
Bạn hãy lên Mã Hoàng Phìn, lên Hoàng Lỳ Pả, lên bất cứ một điểm bản ở vùng cao nào đó và sẽ tận mắt chứng kiến chính các thầy cô giáo biểu diễn cho xem “công cụ 3 trong 1” đó. Hoàn toàn bất ngờ: Đó là một chiếc vợt muỗi Trung Quốc.
Nướng muỗi cho khét lẹt để đỡ nhớ mùi vị của thịt. Dùng làm đèn pin trong đêm tối tăm và lạnh lẽo của núi rừng. Nhưng đắc dụng nhất, chiếc vợt muỗi trở thành một chiếc ăng ten bắt sóng 3G, để trong chập chờn điện nước (thủy điện nhỏ), có thể vào… internet.
Câu chuyện cái vợt muỗi trứ danh xuất xứ từ bên kia biên giới hôm nay đã được nhắc lại trong tương quan so sánh với thứ hạng trong bảng xếp hạng PISA ở ta “cao hơn nhiều so với Anh, Pháp, Mỹ”, một thứ hạng “gây bất ngờ cho cả thế giới”.
Một quan chức của Bộ Giáo dục sung sướng cho biết “Cả thế giới bị thuyết phục”.
Và trong khi chúng ta có thứ hạng PISA (kết quả xếp hạng các nền giáo dục) “gây bất ngờ cho cả thế giới”. Chúng ta có cả bộ sưu tập những nhà vô địch Olympic toán quốc tế. Robotcon không bao giờ chịu đứng thứ 2. Chúng ta chế UAV. Chúng ta vừa phóng vệ tinh. Doanh nhân của chúng ta nghĩ đến chuyện đóng tàu ngầm.
Thế rồi thì sao?
Thế rồi những cái vợt muỗi vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
Nói cho công bằng, không phải chúng ta thiếu tri thức để chế tạo một dụng cụ mà một học sinh cấp 2 cũng có thể giảng vanh vách cơ cấu, vẽ thành thục mạch điện, chúng ta chỉ thiếu… tất cả để tạo ra một sản phẩm hàng hóa đơn giản, hữu dụng có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Lâu lắm rồi không có một sản phẩm mới có thể cạnh tranh và chiến thắng trong “ao nhà” ngoài sóng 3G giá rẻ, đến nỗi vừa phải tăng đến 40% cước, và keo diệt chuột của “trung tâm công nghệ hóa màu”.
Mấy hôm trước, trả lời câu hỏi về sự thiên lệch trong đào tạo nguồn nhân lực “rất nhiều người giỏi tự nhiên, có tư duy khoa học nhưng lại yếu môn xã hội, nhất là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và ngược lại”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lập tức đính chính “Không phải những người giỏi Toán, Lý mà kĩ năng giao tiếp kém, tôi có những người bạn hàng đầu trong lĩnh vực Toán học nhưng họ lại là những nhà thơ”, dù sau đó ông cũng thừa nhận việc học lệch là “do cách thức tổ chức thi tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay, thi thế nào thì các cháu sẽ học như vậy”.
Nhưng thật ra, câu chuyện cái vợt muỗi Trung Quốc không chỉ cho thấy sự thiên lệch giữa lý thuyết và thực hành. Nó còn khiến người ta nhớ lại chuyện một “tiến sĩ giám đốc sở” làm luận án tiến sĩ ở Mỹ trong khi một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết. Cũng may thế giới chưa biết, chứ không chắc té ghế vì… bất ngờ.
Hình như không tình cờ khi nghe chuyện PISA, rất rất nhiều người đã nhắc lại cái câu đau điếng “Đừng tự hào mình nghèo mà vẫn giỏi mà hãy tự hỏi tại sao mình giỏi mà vẫn nghèo”.
Bởi cũng không tình cờ, một nghiên cứu từ cách đây vài năm cho thấy thực tế: “điểm số của một quốc gia cách đây 40 năm càng cao thì mức độ giàu có của quốc gia đó càng tệ”.
Hãy chỉ nên xem bảng xếp hạng PISA như một dạng tiềm năng trí tuệ mà chúng ta đang có lỗi khi không biết biến chúng thành vợt muỗi, thay vì ngồi tự khen mình tốt mã.
Giá mà PISA có thể ăn được như bánh pizza.
theo laodong ;
Đừng quá say sưa với “chiếc bánh” PISA
ảnh minh họa
Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD) công bố kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2012, theo đó, VN xếp hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, vượt xa học sinh của Anh và Mỹ. Sau sự kiện này, đã có những ý kiến đầy hào hứng về thành tích giảng dạy và học tập của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu: “Tôi rất bất ngờ vì học sinh mình giỏi thế. Lâu nay, chúng ta cứ nói chất lượng học sinh Việt Nam thấp, chúng tôi lo lắm. Khi tham gia PISA, chúng tôi hy vọng học sinh đạt trung bình hoặc dưới trung bình, không ngờ lại có kết quả cao như vậy”.
Còn nhiều lời ca ngợi khác nữa, nhưng cũng không ít ý kiến bình tĩnh hơn trước kết quả này. Đó là, đừng tự ru ngủ mình với thứ hạng cao, mà hãy đánh giá thật trung thực chính bản thân mình để biết mình là ai.
Mọi thứ bậc được xếp hạng tạm thời chỉ là hư danh, vì giá trị cuối cùng của đào tạo chính là sản phẩm con người mà chúng ta đang sở hữu.
Học sinh Anh, Mỹ, Australia đứng sau Việt Nam vì họ không học nhồi, học nhét một số môn mà họ giáo dục con người toàn diện, phát triển đồng đều các kỹ năng, nhất là không chú trọng khai thác sức nhớ, mà khơi gợi tối đa sức sáng tạo. Cho nên, không lạ gì, du học sinh Việt Nam tại các nước này đều học giỏi môn toán hơn học sinh nước sở tại ở trung học. Nhưng càng lên cao, chương trình đào tạo của họ phân hóa rất rõ tài năng và học vẹt.
So sánh sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam với sinh viên các nước phát triển, sẽ thấy chúng ta đứng thấp hơn họ quá xa. Nếu không như thế thì người dân Việt Nam chẳng phải nhọc công tích cóp tiền bạc cho con sang Anh, Mỹ để học đại học, sau đại học.
Học sinh Việt Nam giỏi hơn học sinh Anh, Mỹ, nhưng tại sao sinh viên Việt Nam kém hơn họ, khoa học gia của Việt Nam kém hơn họ?
Thực tế chứng minh, Việt Nam quá ít những nhà khoa học đỉnh cao, Việt Nam không có phát minh, sáng chế có giá trị, không tạo ra được công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, ngành khoa học kỹ thuật của Việt Nam không làm được chiếc radio cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Về giá trị đổi mới, sáng tạo, chúng ta đang là quốc gia có thứ hạng trung bình trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO) thuộc Liên Hợp Quốc công bố năm 2012, đứng thứ 76/141 quốc gia. Cho nên, kết quả của giáo dục đào tạo, chính là chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.
Thứ hạng cao PISA 2012 chỉ là một sự khích lệ để ngành giáo dục tự tin và quyết tâm hơn trong cuộc cải cách mạnh mẽ sắp tới. Một điều không thể ảo tưởng, đó là sản phẩm đào tạo quá tròn trịa về lý thuyết mà khuyết tật về sáng tạo thì muôn đời vẫn chỉ theo sau làm gia công cho thiên hạ mà thôi.
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Lá đơn độc đáo !
...: Lá đơn độc đáo ! Tango : nhịp nhàng & sôi động. Phải nói là "vô ti...
...: Lá đơn độc đáo ! Tango : nhịp nhàng & sôi động. Phải nói là "vô ti...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Độc quyền nhómCó gì mà ú ớ...lí luận chín...: Độc quyền nhóm Có gì mà ú ớ...lí luận chính trị với kinh tế cho um lên !! chúng ta đang bị cướp ! trắng trợn và thô lổ !!! có giấ...
Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013
Quê Choa: Thiên đường mù: Triệu Xuân Thư bạn đọc: Kính gửi anh Lập. Mấy hôm nay, nghe các đồng chí " lề phải" ca ngợi Bắc TT ghê q...
Quê Choa: Quá dễ để chết ở Triều Tiên: Vũ Thành Công BVN dẫn theo Một thế giới Lời dẫn của BVN : Mấy ngày này, không hiểu sao bộ máy tuyên truyền của Đảng lại nồng nhiệt...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Thụy My RFI: « Khai trừ » Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – ...: Thụy My RFI: « Khai trừ » Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã từ b... : Thông thường, người bỏ Đảng ở Việt Nam chỉ cần gửi một thông báo ra đản...
cop cua AlanPhan :
Việt Nam Sẽ Học Bắc Triều Tiên?
Đại sứ Việt Nam “giải mã” “Không ngờ Triều Tiên phát triển đến như vậy!”
Bên lề Hội nghị ngoại giao 28 vừa diễn ra ở Hà Nội, PV Lao Động đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Quảng Ba về đời sống xã hội bên trong một đất nước Triều Tiên bị cấm vận, khép kín. Những thông tin được Đại sứ Lê Quảng Ba đưa ra đã hé mở hình ảnh về một đất nước Triều Tiên ít người biết đến, với cơ sở hạ tầng phát triển và thành phố được quy hoạch bài bản.
- Thưa Đại sứ, hình ảnh của Triều Tiên hiện nay chủ yếu được biết đến như một quốc gia nhiều tiềm lực quốc phòng, nhưng cuộc sống xã hội còn nhiều khó khăn. Từ góc nhìn của Đại sứ, một Triều Tiên thực sự sẽ như thế nào?
- Đúng là nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ, kiệt quệ.
Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm Triều Tiên về đều có chung cảm tưởng: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như vậy. Cơ sở hạ tầng của Triều Tiên rất phát triển, họ có tàu điện ngầm từ mấy chục năm trước, đường phố rộng rãi, sạch đẹp và có nhiều tòa nhà cao tầng hoành tráng.
Họ quy hoạch thành phố rất bài bản. Triều Tiên có sân vận động to gấp gần 4 lần sân Mỹ Đình của Việt Nam. Đó là nói về bên ngoài. Còn những chương trình biểu diễn nghệ thuật của họ thì thực sự đáng khâm phục.
Tôi nghĩ ở đây có vấn đề về thông tin. Chẳng hạn như có 100 thông tin, hình ảnh đăng tải trên thế giới về Triều Tiên thì có đến 80% là từ báo chí phương Tây, hay các nước mà Triều Tiên gọi là thù địch – tức chỉ nói xấu, hay không có thì dựng ra là có. Bản thân Triều Tiên cũng ít đưa hình ảnh của mình ra ngoài, nên dễ dẫn đến bị nhìn nhận sai lệch. Riêng tôi thấy rằng cần bình tĩnh xem xét và đặt lại câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?”
- Theo ông, đâu là những lĩnh vực mà Triều Tiên hiện vượt trội?
- Hoàn cảnh của họ hiện nay bị bên ngoài bao vây, cấm vận giống Việt Nam vài chục năm trước. Nhưng trong điều kiện đó, họ vẫn phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và đặc biệt là nghệ thuật đến mức tinh vi như vậy thì rất đáng nể. Tôi cho rằng đó cũng là điều để suy nghĩ.
- Một bài viết mới đây trên Hãng thông tấn Anh Reuters bình luận, Triều Tiên dưới thời kỳ của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un đã có tốc độ phát triển nhanh về xây dựng, không chỉ ở các khu vực thành thị mà cả ở vùng nông thôn. Đại sứ có chung nhận định?
- Ý kiến nhận xét này khá đúng. Tốc độ xây dựng đang lan nhanh không chỉ ở Bình Nhưỡng hay các thành phố lớn khác, mà cả ở các khu vực nông thôn. Những dịp tôi đi đến các tỉnh, địa phương của họ đều thấy các công trình công cộng từ cầu, đường cho đến nhà ở đang mọc lên khắp nơi.
Xây dựng mới từ năm 2012 trở lại đây nhiều hơn so với thời kỳ trước, gồm cả những công trình hoành tráng và tầm cỡ như khu công viên nước, khu đua ngựa. Nói thật là tôi chưa từng được nhìn thấy hay đến những khu vực đẹp và tầm cỡ hơn thế. Chúng rất rộng, to và hiện đại. Nếu thả bộ ở một khu phố của Bình Nhưỡng và không nhìn thấy chữ Triều Tiên thì ai cũng cứ nghĩ rằng họ đang ở một nước phương Tây nào đó.
- Thật đáng ngạc nhiên…
- Cảm nghĩ của bạn cũng giống nhiều người sau khi đến Triều Tiên. Trước khi đến, họ cứ nghĩ Triều Tiên là quốc gia vô cùng nghèo đói và khốn khổ, người dân thì hiếu chiến. Nhưng đó là bởi họ chưa trực tiếp tham quan Triều Tiên. Cha ông ta đã có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Nếu ta tiếp nhận thông tin qua nguồn gián tiếp, sự sai lệch sẽ rất nhiều.
Song, có một điều đặc biệt ở Triều Tiên là đi đến đâu sẽ chỉ biết đúng nơi đó, chứ không thể suy luận hết về mọi thứ. Nhất là về chính sách hay về quyết định của họ. Họ rất linh hoạt và có nhiều sự thay đổi. Trở lại với câu hỏi của bạn về nhận định của Reuters, thực ra Triều Tiên vốn đã có một mức phát triển như vậy, nhưng do họ không biết đến nên tưởng là mới.
- Trong một phân tích của phương Tây gần đây, có dự đoán nếu khả năng thống nhất bán đảo Triều Tiên diễn ra thì đây sẽ là đất nước vô cùng hùng mạnh, vì bản thân dân tộc Triều Tiên đã tiềm ẩn nhiều nội lực. Nhận định của đại sứ?
- Tôi nghĩ, có nhiều dân tộc bên ngoài làm được nhiều điều vĩ đại và Triều Tiên là trường hợp rất đáng nghiên cứu để tham khảo. Trước hết là để đánh giá được cho đúng họ và tìm ra được những lĩnh vực mà ta có thể hợp tác. Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng mộ.
Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc phòng của họ. Còn về khả năng thống nhất thì đó là câu chuyện còn dài.
- Đâu là điều mà Đại sứ ấn tượng nhất về con người và đất nước Triều Tiên?
- Đó chính là sự chịu khó, chịu khổ và tinh thần lao động của họ. Bên cạnh đó là ý chí dân tộc và phải nói dân tộc Triều Tiên rất tài hoa. Nếu đi xem một buổi biểu diễn của họ thì mới thấy tinh hoa và chiều sâu văn hóa của họ lớn đến thế nào.
Comment của Alan Phan: Tôi ghi câu nói để đời của Ngài Đại Sứ, “Bao giờ ta có thể làm được như họ?”. Xin báo cho Ngài và các quan mừng…ngày đó cũng gần đến rồi… Chúng ta nên chuẩn bị một đại thắng mùa xuân mới/
GDP Triều Tiên bằng 5% Hàn Quốc
Theo Vietnamnet 10/4/2013
Triều Tiên và Hàn Quốc đã bị phân tách vào cuối thế chiến thứ hai, kể từ đó họ đã đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau.
Sau mấy chục năm, Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế, đứng vào hàng ngũ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hàn Quốc có những công ty nổi tiếng toàn cầu như Samsung, Hyundai, LG…
Miền Bắc trung thành với triết lý tự cung tự cấp, trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Dưới đây là một số dữ liệu cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa hai miền về kinh tế và xã hội.
GDP của Hàn Quốc (sức mua tương đương) là 1,622 tỷ USD. Triều Tiên là 40 tỷ USD.
GDP của Hàn Quốc (tỷ lệ tăng trưởng thực tế) là 2,7%. Triều Tiên là 0,8%.
GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc là 32.400 USD tại Hàn Quốc. Triều Tiên chỉ là 1,800 USD.
Xuất khẩu của Hàn Quốc là 552,6 tỉ USD, trong khi của Triều Tiên chỉ là 4,71 tỉ USD
Tỉ lệ trẻ sơ sinh chết ở Hàn Quốc là 4,08 trẻ/1000 ca, còn ở Triều tiên là 26.21 trẻ/1000 ca.
Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79,3. Tuổi thọ ở Triều Tiên ít hơn 10 năm, ở mức 69,2 tuổi.
81,5% người của Hàn Quốc truy cập vào Internet trong khi chỉ có dưới 0,1% người Triều Tiên được trải nghiệm dịch vụ này.
Tỷ lệ giết người có chủ ý trên 100.000 dân là 2,6 ở miền Nam. Ở Triều Tiên là 15,2.
Qua thống kê, dường như Hàn Quốc hơn hẳn Triều Tiên về mọi mặt ngoại trừ một điểm đó là số lượng người phục vụ trong quân đội, ở Hàn Quốc là 655.000 người còn ở Triều tiên là 1,19 triệu người.
Ngoài ra còn một số yếu tố lạ trong mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là có một số lượng đáng kể những người tị nạn Triều Tiên đã trở lại miền Bắc sau khi sinh sống ở miền Nam một thời gian.
Những con số vô cùng khác nhau ấy đã cho thấy chính sách kinh tế đã làm thay đổi 2 miền như thế nào sau 50 năm.
Nếu 2 miền thống nhất, sự khác nhau về kinh tế xã hội sẽ là một rào cản lớn. Khi nước Đức thống nhất, GDP bình quân đầu người của Đông Đức bằng 40% của Tây Đức. Còn hiện giờ GDP bình quân đầu người của Triều Tiên bằng 5% của Hàn Quốc.
Nhị Anh (theo BI)
Lối sống khó tin của giới giàu có Triều Tiên
Triều Tiên thực sự là một ốc đảo nghèo đói nghèo khi đại đa số người dân phải chạy ăn từng bữa. Nhưng không thể phủ nhận rằng trong hai thập kỷ qua, có một bộ phận đang giàu lên trông thấy.
Theo Vietnamnet 20/12/2013
Người giàu, họ là ai?
Không phải tất cả những người giàu có Triều Tiên đều là các quan chức chính phủ. Rất nhiều trong số đó là nhà buôn, doanh nhân, những người có thu nhập khá cao so với mức trung bình cả nước.
Không có thống kế chính thức về số người giàu của Triều Tiên cũng như tài sản của họ nhưng theo tính toán, một gia đình kiếm được hơn 300-400 USD/ tháng đã được coi là khá dư giả. Còn những người thu nhập hàng ngàn USD thì hẳn là giàu có.
Ăn chơi nhưng theo kiểu…Triều Tiên
Nếu như trước đây, các quan chức có thể được ăn thịt lợn và xem Tivi màu trong căn hộ rộng rãi của mình- những điều mà dân thường không dám mơ tới thì ngày nay, tầng lớp giàu có mới nổi nước này đã biết sắm xe riêng, đi ăn nhà hàng…
Mua tủ lạnh để…khoe mẽ
Người giàu Triều Tiên thích thể hiện quyền lực và sự giàu có. Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa có thể là những vật dụng thông thường ở các quốc gia phát triển nhưng tại Triều Tiên, chúng lại là mặt hàng đẳng cấp thượng lưu. Người giàu và nổi tiếng nước này đôi khi bỏ tiền ra mua những sản phẩm như vậy không phải để sử dụng (vì tình trạng mất điện thường xuyên) mà là để khoe mẽ.
Ở Triều Tiên, việc sở hữu các thiết bị điện dân dụng như Tivi LCD, nồi cơm điện, nội thất Tàu hay máy tính cho trẻ con là biểu hiện của một gia đình giàu có.
Xe đạp, xe máy đã là giàu
Hay ngay cả những gia đình tương đối giàu có cũng chỉ sở hữu một chiếc xe đạp hoặc xe máy sịn. Những chiếc xe khách tư nhân không còn quá xa lạ nhưng chúng rất đắt và chỉ dành cho giới giàu có nhất. Vì việc sở hữu xe hơi riêng hiện còn bị cấm tại đất nước này nên để tránh phiền phức, chủ nhân đành nhờ một cơ quan nào đó đăng ký hộ với thông tin…xe là tài sản nhà nước. Tuy nhiên cũng phải nói, việc có xe hơi ở Triều Tiên vẫn còn vô cùng hiếm hoi.
Thích đi ăn nhà hàng
Người Triều Tiên yêu thích ẩm thực. Đi ăn ngoài vì thế trở thành phương thức giải trí ưu chuộng đối với người giàu nước này. Một bữa ăn tại nhà hàng cho mỗi người tiêu tốn khoảng 5-15 USD. Đối với người bình thường Triều Tiên thì điều này là không thể. Tuy vậy, hầu hết các nhà hàng ở Bình Nhưỡng đều rất đông khách.
Du lịch là xa xỉ
Đi du lịch vẫn là một hoạt động xa xỉ ở Bắc Triều Tiên. Hầu hết những người giàu nước này chỉ rời thành phố của họ khi cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Còn du lịch nước ngoài thì được xem là quá sức tưởng tượng. Chỉ một bộ phận rất nhỏ người giàu Triều Tiên mới đủ khả năng thực hiện những chuyến đi như vậy.
Bắt đầu mua nhà dù là…bất hợp pháp
Về bất động sản, mặc dù thương mại bất động sản vẫn bị cho là bất hợp pháp nhưng nhiều người giàu đã bắt đầu biết mua nhà. Một căn hộ cao tầng có giá khoảng 10.000-25.000 USD tại các thành phố nhỏ và 50.000-80.000 USD tại Bình Nhưỡng. Những khu bất động sản tốt nhất ở thủ đô còn có giá cao hơn, lên đến 150.000 USD.
Đầu tư giáo dục cho con cái
10 năm qua, bộ phận các trường dân lập tại nhiều thành phố Triều Tiên phát triển khá mạnh. Giới giàu có sẵn sàng chi nhiều tiền để đảm bảo con cái họ được học ở những trường tốt hơn. Chúng được học Toán, Tiếng Anh và âm nhạc, võ, vẽ…
HungNinh (Theo Nknews)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)