Có gì ầm ỉ, nó là thế ! Biết rõ mà khó nói, nó thế mà !
theo gocnhinalan :
Đàm phán TPP một lần nữa lỗi hẹn
DECEMBER 12, 2013 BY LEAVE A COMMENT
Đàm phán TPP một lần nữa lỗi hẹn
Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Singapore đã kết thúc ngày 10/12 mà không đạt được thỏa thuận.
Phóng viên TTXVN (10/12/2013) tại Singapore đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, về kết quả hội nghị.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, đàm phán TPP đã một lần nữa lỗi hẹn với các doanh nghiệp cũng như với người dân của các nước tham gia đàm phán.
Thứ trưởng nhận định có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc các bên đàm phán mặc dù đã rất nỗ lực nhưng không đi đến được thỏa thuận cuối cùng.
Thứ nhất, do có quá nhiều vấn đề còn tồn tại khó có thể xử lý được trong phiên đàm phán lần này, trong đó có những vấn đề rất phức tạp như sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp nhà nước.
Nguyên nhân quan trọng thứ hai là lĩnh vực đàm phán hàng hóa không đạt nhiều tiến triển như mong đợi. Trong bất kỳ cuộc thương lượng nào, việc đàm phán hàng hóa luôn đóng vai trò cốt lõi, đặc biệt là với những nước có quyền lợi xuất khẩu như Việt Nam. Một khi quyền lợi xuất khẩu chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng thì rất khó đưa ra những quyết định trong việc thương lượng về các lĩnh vực quan trọng khác.
Chẳng hạn Bộ trưởng của Australia nói ông sẵn sàng đưa ra quyết định chính trị trong một số lĩnh vực đàm phán khác với điều kiện đàm phán mở cửa thị trường phải đáp ứng được các yêu cầu do Australia đặt ra. Nhưng vì các yêu cầu của Australia chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng nên Australia chưa thể kết thúc đàm phán trong một số lĩnh vực mà các nước khác quan tâm.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, đây là lý do chính khiến các bên đàm phán chưa thể đạt được thỏa thuận lần này tại Singapore.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng cho biết tại phiên đàm phán lần này, các bên đã tạo được đà rất tốt để tiến vào giai đoạn đàm phán cuối cùng. Vì vậy, các bộ trưởng quyết định tiếp tục đàm phán và sẽ hết sức nỗ lực để có thể kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất.
Hiện các bên đang tiếp tục bàn về phiên Hội nghị Bộ trưởng tiếp theo, có thể tổ chức ngay trong tháng 1/2014, để tiếp tục bàn thảo dựa trên các tiến bộ đã đạt được lần này tại Singapore./.
VIETNAM+
3 THẤT VỌNG CỦA VIỆT NAM Ở CÁC VÒNG ĐÀM PHÁN TPP
Tác giả: B/S Hồ Hải (11/12/2013)
TPP – TransPacific Partnership: Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương – vừa kết thúc sau 4 ngày cho vòng đàm phán cuối cùng tại Singapore chiều hôm qua 10/12/2013. Triển vọng đàm phán TPP chưa thể xác định thời điểm kết thúc, vì nhiều vấn đề cốt lõi khó có thể hoàn tất trong một vài năm tới.
Như tôi đã dự đoán cách đây 4 tháng, 3 vấn đề lớn này sẽ là các rào cản cho Việt Nam hội nhập vào TPP trong bài viết: Xóa cấm vận, WTO và TPP: Những cơ hội cho Việt Nam từ Hoa Kỳ. Cho nên về phía Việt Nam theo ông Trần Quốc Khánh – thứ trưởng bộ công thương kiêm trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại TPP – có 3 yếu tố mà Việt Nam chưa và sẽ khó có thể vượt qua trong tương lai gần.
Thứ nhất là, phía Việt Nam yêu cầu 10 thành viên còn lại phải công nhận doanh nghiệp nhà nước như doanh nghiệp tư nhân, không nên phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong TPP, làm ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán TPP. Điểm này là điểm bế tắc mọi cửa trong tương lai cho Việt Nam.
Thứ hai là, Việt Nam đề nghị luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các nước đã thừa nhận sự chênh lệch về quyền sở hữu trí tuệ, và các quốc gia được quyền chọn lựa cho mình các bước đi trong lộ trình TPP. Việt Nam yêu cầu các quốc gia đã phát triển có kỹ thuật cao phải đưa ra những qui định phù hợp cho các nước kém phát triễn vì sự chênh lệch trình độ kỹ thuật giữa 11 thành viên trong TPP.
Cuối cùng là, đàm phán về lĩnh vực hàng hóa không có tiến triển như mong đợi. Giá cả hàng hóa nông nghiệp, may mặc và giày da là ưu thế của Việt Nam trong một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu với Hoa Kỳ. Nên chưa thể đi đến thống nhất.
Với tình hình này, chuyện Việt Nam vào được TPP sẽ tính bằng thập kỷ như quá trình đàm phán WTO trong quá khứ. Liệu kinh tế Việt Nam đang suy thoái như hiện nay thì cái gì sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có thể thoát đáy đang trên đường đi xuống?