Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng trong hòa bình tại Việt Nam ? (Nguyễn Văn Đài)
Việc
chuyển đổi một cách hòa bình, ổn định từ chế độ độc đảng toàn trị sang
chế độ dân chủ đa đảng hoàn toàn có thể thực hiện được…
Đa
số Nhân dân đều mơ ước và mong muốn chuyển đổi từ một xã hội độc đảng
toàn trị sang một xã hội dân chủ đa đảng. Bởi chỉ có xã hội dân chủ đa
đảng mới thực sự đáp ứng các quyền tự do dân chủ, tôn trọng các quyền
con người, đem lại bình đảng, công lý cho mọi người dân. Và nó là nền
tảng vững trắc để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh và văn
minh.
Đồng
thời còn một số ý kiến e ngại rằng khi chuyển sang xã hội dân chủ đa
đảng sẽ tạo ra sự tranh chấp quyền lực và dẫn đến bất ổn và rối loạn xã
hội.
Nhưng
chúng ta cần phải hiểu rằng mọi bất ổn và rối loạn xã hội đều đã được
ươm mầm, nuôi dưỡng từ trong xã hội độc đảng toàn trị trong suốt nhiều
thập kỷ. Bởi các chế độ toàn trị cai trị xã hội bằng cảnh sát, an ninh,
luật rừng và gây ra nỗi sợ hãi trong xã hội.
Các
chế độ độc tài, độc đảng tạo hàng trăm ngàn dân oan, hàng ngàn vụ án
oan, bóc lột Nhân dân bằng hàng trăm loại thuế, phí hết sức vô lý. Giáo
viên bóc lột học sinh, sinh viên bằng học thêm, mua điểm. Bác sĩ bóc lột
bệnh nhân bằng phong bì… Tham nhũng tràn lan, yếu kém trong quản lý,
điều hành đất nước… Tất cả những điều đó đang dồn nén xã hội. Khi Nhân
dân không thể chịu đựng được, cách mạng xã hội sẽ bùng phát. Chế độ độc
đảng toàn trị tan dã và sụp đổ. Chế độ dân chủ đa đảng được xây dựng
lên. Nhưng người dân và các đảng phái chính trị mới được ra đời chưa
được trải nghiệm nền văn hóa chính trị dân chủ. Bởi vậy trong giai đoạn
đầu của chế độ dân chủ đa đảng sẽ có những bất ổn.
Vậy
làm thế nào để Việt Nam có thể xây dựng được xã hội dân chủ đa đảng đáp
ứng được mơ ước và mong muốn của Nhân dân và không gây ra những bất ổn
và rối loạn xã hội ?
Tôi
cho rằng mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, các tổ chức tôn
giáo và đảng cộng sản cần phải hiểu và cùng thực hiện các giải pháp sau :
1. Thành lập các tổ chức xã hội dân sự độc lập
Trong
hơn hai năm qua, đã có hơn 20 tổ chức xã hội dân sự(xã hội dân sự) ra
đời. Mặc dù đã tạo được chỗ đứng và không gian hoạt động. Nhưng hầu hết
còn nhỏ bé và chưa đáp ứng và giải quyết được các nhu cầu của xã hội.
Bởi vậy các tổ chức xã hội dân sự cần phải tìm ra điểm yếu của mỗi tổ
chức để khắc phục và phát triển. Các tổ chức xã hội dân sự cũng cần phải
liên kết, hợp tác với nhau trong việc bảo vệ lợi ích chung cũng như
cùng nhau thực hiện các sứ mệnh xã hội.
Còn
rất nhiều những khoảng trống và không gian cho các tổ chức xã hội dân
sự độc lập mới ra đời để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Như các tổ chức bảo
vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ học sinh, sinh viên, các
tổ chức xã hội nghề nghiệp...
Mỗi
công dân cần phải ý thức và quyền, lương tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ
của mình trong việc chuyển đổi từ xã hội phi dân chủ, lạc hậu sang một
xã hội dân chủ, văn minh. Bởi vậy mỗi người cần phải tham gia hay cùng
nhau xây dựng lên các tổ chức xã hội dân sự đáp ứng các nhu cầu của bản
thân và cộng đồng xã hội.
Các
tổ chức xã hội dân sự sẽ đóng vai trò quan trọng cùng với các tầng lớp
Nhân dân quản lý và điều hành xã hội từ cấp cơ sở để đảm bảo một tiến
trình chuyển đổi từ xã hội độc đảng sang xã hội dân chủ đa đảng một cách
hòa bình và ổn định.
2. Thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị
Việc
xây dựng các tổ chức, đảng phái chính trị là vô cùng cần thiết trong
tiến trình thay đổi xã hội. Các tổ chức, đảng phái chính trị đóng vai
trò tập hợp, đào tạo ra đội ngũ cán bộ có khả năng quản trị đất nước.
Các tổ chức, đảng phái chính trị đưa các cán bộ của mình ra tranh cử với
nhau vào các cơ quan dân cử và chính quyền từ trung ương đến địa
phương.
Việc
thành lập lên các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ tạo điều kiện cho mọi
công dân có quyền và cơ hội tham gia hoạt động chính trị. Họ có quyền
và cơ hội được phục vụ Nhân dân nếu được Nhân dân quyết định lựa chọn.
Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, đảng chính trị mới với
đảng cộng sản. Và Nhân dân cũng có nhiều ứng cử viên, nhiều đảng để đưa
ra quyết định lựa chọn thông qua bầu cử.
3. Vai trò của các tổ chức tôn giáo
Vai
trò của các tổ chức tôn giáo là hết sức quan trong trong tiến trình dân
chủ hóa đất nước. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có số lượng thành
viên đông đảo, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa
phương.
Các
tổ chức tôn giáo, các chức sắc tôn giáo thì không làm chính trị, nhưng
các tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo cần phải động viên, khích lệ,
ủng hộ các tín đồ, thành viên của mình tham gia vào các tổ chức xã hội
dân sự, các tổ chức, đảng phái chính trị.
Nền
tảng đạo đức, luân lý của các tôn giáo là tài sản quí báu. Nó không nên
chỉ được thực hiện trong cộng đồng các tôn giáo, mà cần được ảnh hưởng
vào các tổ chức, đảng phái chính trị. Và khi các giá trị đạo đức, luân
lý được các chính trị gia thực hiện trong đời sống phục sự quốc gia của
họ. Nó sẽ giúp cho nền chính trị minh bạch, trong sáng và giữ được các
chuẩn mực đạo đức.
Các
tổ chức tôn giáo cùng với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức,
đảng phái chính trị sẽ cùng hợp tác với nhau trong tiến trình thay đổi
đất nước. Chắc chắn sự chuyển đổi từ độc đảng sang dân chủ đa đảng sẽ
diễn ra trong trật tự và hòa bình. Đem lại lợi ích chung cho cả quốc
gia, dân tộc.
4. Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại
Trong
những năm qua, cộng đồng người Việt Hải ngoại đã và đang đóng vai trò
rất quan trọng trong việc vận động cộng đồng quốc tế quan tâm và và gây áp
lực với chính quyền Việt Nam về nhân quyền. Đồng thời cộng đồng người
Việt Hải ngoại đã và đang trở thành hậu phương vững chắc cho phong trào
dân chủ trong nước.
Có
thể khẳng định rằng trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, cộng đồng
người Việt Hải ngoại đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sự tồn tại và
phát triển của phong trào dân chủ trong nước. Bởi vậy, cộng đồng người
Việt cần phải nỗ lực hơn nữa hợp tác, ủng hộ, tham gia và giúp đỡ cho sự
ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức, đảng
phái chính trị ở trong nước.
5. Vai trò của đảng cộng sản trong tiến trình dân chủ hóa hòa bình và trật tự
Một
lần nữa, chúng ta cần phải khẳng định lại rằng : mọi sự rối loạn, bất
ổn đều được nảy sinh, ươm mầm và ấp ủ trong lòng của chế độ độc đảng
toàn trị. Khi chế độ toàn trị vững mạnh, họ sử dụng bạo lực, trấn áp để
kiểm soát mọi mâu thuẫn, bất ổn. Nhưng không bao giờ giải quyết được tận
gốc, hay xóa bỏ được mâu thuẫn và nguồn gốc, nguyên nhân của bất ổn.
Mọi sự bất ổn, mâu thuẫn vẫn được nuôi dưỡng, ấp ủ chờ thời cơ bùng
phát.
Chúng
ta cũng cần khẳng định thêm rằng : Tiến trình thay đổi từ xã hội độc
đảng toàn trị sang xã hội dân chủ đa đảng tại Việt Nam là không thể đảo
ngược. Đảng cộng sản chỉ có thể làm chậm đi chứ không thể xóa bỏ được
tiến trình này. Đảng cộng sản càng cố cản trở, kìm hãm bao nhiêu thì
nguy cơ bùng phát bất ổn và rối loạn càng cao. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay đảng cộng sản đang rơi vào suy thoái và suy yếu. Nhân dân ngày
càng mất niềm tin vào đảng cộng sản. Các mâu thuẫn, bất ổn xã hội đang
được tích tụ và dồn nén.
Bởi
vậy trong khi còn cơ hội và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc
chuyển đổi một cách hòa từ độc đảng toàn trị sang dân chủ đa đảng. Đảng
cộng sản cần phải thay đổi nhận thức, tôn trọng các quyền con người.
Đảng cộng sản cần phải thực hiện những bước đi cụ thể như sau :
a.
Xây dựng luật về hội một rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho các tổ
chức xã hội dân sự, các tổ chức, đảng phái chính trị ra đời và hoạt
động. Tạo điều kiện có các tổ chức xã hội dân sự, đảng chính trị từng
bước đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong đời sống xã hội và đời sống
chính trị.
b.
Trả lại quyền làm báo chí tư nhân cho công dân, sửa đổi luật báo chí để
cho phép các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình,… tư nhân được
thành lập.
c./ Sửa đổi luật bầu cử cho phép các tổ chức, đảng phái chính trị tham gia tranh cử ở cấp địa phương, sau đó là quốc hội.
Kết luận
Việc
chuyển đổi một cách hòa bình, ổn định từ chế độ độc đảng toàn trị sang
chế độ dân chủ đa đảng hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi mà mỗi người
dân đều có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng các tổ chức xã hội
dân sự, các tổ chức, đảng phái chính trị. Cùng với các tổ chức tôn giáo,
cộng đồng người Việt hải ngoại, chắc chắn phong trào dân chủ Việt Nam
sẽ lớn mạnh nhanh chóng, tạo đủ áp lực để đảng cộng sản phải thực thi
cải cách. Và trong đó có vai trò không thể phủ nhận của đảng cộng sản
trong việc chuyển đổi hòa bình hay bất ổn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Theo RFA, 21/09/2015 (nguyenvandai's blog)
Thông luận: Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng tro...