Dư luận nói gì về trường hợp ông Giám đốc Sở có “sở thích” và “nghệ thuật” hót hay nhảy giỏi?
Trong một bài trước BVN
đã nói việc ông Lê Phước Hoài Bảo, vừa được bổ nhiệm chức Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, chàng thanh niên có sở thích nuôi các
thứ chim chào mào chích chòe “hót hay nhảy giỏi”, và luôn chăm lo công
việc nuôi chim này kỳ công như một nghệ thuật, vốn không phải là bẩm
chất tự nhiên của ông mà là do ông ta sở đắc từ thân phụ, ông Lê Phước
Thanh, người cộng sản suốt cả một đời đã tận tụy với việc “hót hay nhảy
giỏi” cho đến lúc xin về hưu, sau khi đã bổ nhiệm cấp tốc con trai mình hai
lần trong vòng một năm, một lần là điều động ông con từ khu kinh tế mở
Chu Lai về UBND huyện Thăng Bình và một lần nữa điều động ông ta từ chức
Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình đến nhận công tác tại Sở Kế hoạch và
Đầu tư và bổ nhiệm luôn cho ông chức Phó Giám đốc Sở này. Nhờ đó, trong
vòng 3 năm, từ một chàng học sinh chân trắng, ông Lê Phước Hoài Bảo đã
“nhảy liên tiếp và nhảy rất cao” để vọt lên Giám đốc một Sở.
Cần
nói rằng hiện tượng nói ở trên trong vòng dăm năm lại đây hình như
không còn xảy ra cá biệt ở một vài tỉnh riêng rẽ nữa mà đã rộ lên gần
như phổ biến trên địa bàn cả nước. Vậy liệu có phải đó là “gène trội”
của người cộng sản, được bộc lộ đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn “chạy
đua nước rút” của CNCS hay chăng?
Đó
là chưa nói, với ông Lê Phước Hoài Bảo thì việc đi học Thạc sĩ nằm
trong quy hoạch của tỉnh cũng là việc rất “bị động” đối với ông, bởi sau
khi đã phải bỏ tiền nhà xuất ngoại du học được một năm ông mới đệ đơn
về nước để xin và được Tỉnh ủy Quảng Nam chấp thuận, xuất ra hơn một tỷ
để ông tiêu dùng. May sao cuối cùng mọi việc lại hanh thông, thậm chí là
rất “có hậu”. Quả là đại phúc.
Xin mời độc giả tham khảo thêm một vài ý kiến trên các báo mạng mà chúng tôi vừa thu thập được.
Bauxite Việt Nam
|
P. Hoàng thực hiện
Người
trẻ làm lãnh đạo không phải là chuyện lạ và luôn được thế hệ đi trước
khuyến khích phát triển. Tuy nhiên những người quá trẻ và lại có những
yếu tố “nhạy cảm” cần phải làm gì khi có những chức vụ quan trọng dồn
dập đến với mình?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có cuộc chia sẻ với chúng tôi xung quanh câu chuyện về những người lãnh đạo trẻ tuổi.
Bà
Ninh từng giữ các chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Đại sứ
tại Liên minh Châu Âu và nay là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển
TPHCM | Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam | Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Xã hội & Giáo dục Trí Việt
PV:
Thưa bà, gần đây có những người rất trẻ được bổ nhiệm vào một số vị trí
lãnh đạo quan trọng, bà nghĩ sao về những người lãnh đạo trẻ tuổi nói
chung?
Tôi luôn ủng hộ tất cả các thanh niên
và thế hệ trẻ. Tôi cũng rất hoan nghênh việc “trẻ hóa” đội ngũ lãnh
đạo. Nếu họ xứng đáng để bổ nhiệm vào một vị trí nào đó và có khả năng
phát huy được tài năng thì tại sao lại không ủng hộ cho họ?
PV:
Tỉnh Quảng Nam vừa bổ nhiệm Giám đốc Sở cho một người 30 tuổi khiến dư
luận bàn tán rất nhiều. Và vị tân Giám đốc Sở lại là con của Bí thư tỉnh
ủy tỉnh Quảng Nam vừa xin về hưu trước thời hạn. Bà thấy điều này có
phù hợp với tư tưởng “trẻ hóa” lãnh đạo không?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh
Về
câu chuyện này thì tôi nghĩ đến hai vấn đề. Thứ nhất là sự minh bạch.
Vậy việc bổ nhiệm đã thực sự đảm bảo tính minh bạch, khách quan và đúng
tiêu chuẩn, đúng quy trình chưa?
Thứ hai là câu
chuyện mối quan hệ. Tôi nghĩ rằng, nếu người đó không phải là con Bí thư
tỉnh ủy vừa về hưu thì câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn. Hoặc nếu người đó
là con bí thư của tỉnh khác thì vấn đề cũng sẽ ít phức tạp.
Ở
đây, người được bổ nhiệm lại là con của Bí thư của chính tỉnh này nên
việc băn khoăn của dư luận không có gì lạ. Nếu Quảng Nam có chủ trương
trẻ hóa lãnh đạo thì việc làm này phải có sự đồng bộ và sẽ có một số
người trẻ khác trở thành lãnh đạo ở các vị trí quan trọng cấp tỉnh.
Những người trẻ có năng lực, có sự năng động và có ý chí phấn đấu được
đề bạt ở vị trí nào đó thì sẽ không có gì là đặc biệt.
PV:
Nếu đặt vị trí khi bà 30 tuổi, được bổ nhiệm chức Phó giám đốc một Sở
và 5 tháng sau được bổ nhiệm thành Giám đốc chính Sở đó, bà sẽ ứng xử
thế nào?
Chỉ sau một thời gian ngắn làm
trong bộ máy nhà nước, mà trở thành Giám đốc Sở sao thuyết phục được?
Tôi thấy gần đây, con của một số vị lãnh đạo có con đường lên chức rất
“cấp tốc”. Nếu như anh là một người xuất chúng thì trước khi được bổ
nhiệm, có lẽ anh đã được nhân dân, công luận biết tới những tài năng của
mình. Còn nếu đến khi được bổ nhiệm, người ta mới biết đến anh thì sẽ
bị để ý ngay và chuyện bàn tán là việc đương nhiên.
Nếu
khi tôi 30 tuổi, có ai mời tôi làm Giám đốc Sở, tôi sẽ từ chối vì tôi
không đi đâu mà vội cả. Một cái ghế như thế, cần có đủ năng lực và sự
trải nghiệm mới có thể điều hành được tốt.
Tôi
chưa thấy ở nước Việt Nam này có ai thăng 2 cấp trong vòng 6 tháng như
thế. Như vậy là quá khó hiểu, là sai quy trình chung. Tôi cũng chưa từng
thấy Giám đốc Sở nào được bổ nhiệm ở tuổi 30. Trước đây, khi tôi còn
đương nhiệm, ở Bộ Ngoại Giao, lãnh đạo Vụ, Cục 40 tuổi đã được cho là
trẻ rồi.
PV: Câu chuyện của Quảng Nam làm cho
nhiều người liên tưởng đến một số vị lãnh đạo cao cấp của Đảng ta trước
kia, họ giữ những cương vị rất cao khi tuổi còn rất trẻ như Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Trần Phú…? Bà có so sánh thế nào giữa câu
chuyện lãnh đạo trẻ khi xưa và ngày nay?
Tôi
nghĩ, ở mỗi thời kỳ lịch sử, việc bố trí lãnh đạo có một số đặc điểm.
Trong những thời kỳ đặc biệt của lịch sử, nhất là trong chiến tranh, có
những hoàn cảnh đòi hỏi phải ra quyết định kịp thời. Chiến tranh và thời
thế đặc biệt đã tạo nên những nhân vật xuất chúng đi vào lịch sử.
Đại
tướng Võ Nguyên Giáp hay Tổng bí thư Trần Phú được giao trọng trách khi
còn rất trẻ nhưng mọi người thời đó đều thấy đó là điều thuyết phục.
Trước khi được giao trọng trách, họ đã làm được rất nhiều điều vì dân,
vì nước cho thấy họ xứng đáng đứng ở những cương vị chủ chốt để tiếp tục
con đường cứu nước.
Đất nước ta bây giờ là thời
bình. Tôi vẫn ủng hộ các lãnh đạo trẻ nếu người đó có năng lực đặc biệt
và thể hiện được họ thực sự xứng đáng với cương vị được giao phó. Họ
phải chứng minh được trong công việc có gì là nổi trội!?
Thông
thường, để trở thành một lãnh đạo cấp Sở, có thể cần đến hàng chục năm.
Quảng Nam có lý giải họ đã làm đúng quy trình của tỉnh nhưng tôi cho
rằng vẫn có điều không bình thường. Quy trình là một chuyện, giả sử
trường hợp này đúng quy trình của tỉnh còn tiêu chuẩn thì đã đạt chưa?
Tôi
thấy thất vọng vì anh Giám đốc Sở trẻ tuổi mới được bổ nhiệm này! Nếu
như anh ấy cứ chịu khó làm Phó giám đốc Sở vài ba năm và phấn đấu thực
sự và được đồng nghiệp công nhận sau được bổ nhiệm làm Giám đốc thì
thuyết phục hơn. Tôi nghĩ là một thanh niên biết suy nghĩ, có bản lĩnh
sẽ không muốn “ăn” trái chín ép, sẽ từ chối vị trí Giám đốc Sở khi mình
vừa trở thành cấp phó trước đó vài tháng!
P.H.
Nguồn: http://infonet.vn/ba-ton-nu-thi-ninh-toi-se-tu-choi-chuc-giam-doc-so-khi-moi-30-tuoi-post176866.info
....................................................
Luật về Hội: Miếng xương hóc nuốt chưa trôi nên… thôi thì hãy tạm hoãn
*1. Quyền lập hội trước thềm TPP*
*Người Buôn Gió*
Việt Nam đứng trước quyết định lớn về kinh tế chính trị, đó là hội nhập thế
giới bằng một bước đột phá lớn là gia nhập TPP.
Mang trên mình món nợ thống kê chính thức hơn 110 tỷ USD (con số sự thực có
tin cho rằng gần 200 tỷ usd ) và một tương lai bế tắc về kinh tế. Nạn thất
nghiệp phổ biến, đồng thời với mức lương rẻ mạt của đại đa số công nhân.
Con đường hướng tới TPP sẽ thu hút nguồn đầu tư bên ngoài đổ vào và giải
toả tình trạng bất động sản tồn đọng, cải thiện tiền công của người lao
động và có thêm việc làm mới.
[image: cl... thêm »