Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Quê Choa: Global Witness cho Việt Nam: Hãy hành động!: Phạm Chí Dũng Theo RFA   Ảnh bên: Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN phá rừng để trồng cao su ở Campuchia. Con sóng Global Witness Kh...

theo bbc :

'An ninh muốn biết tôi ra Hà Nội làm gì?'

Cập nhật: 16:28 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013

An ninh Việt Nam tạm giữ ông Phạm Chí Dũng tại Hà Nội vì muốn biết lý do, động cơ của việc ông ra thủ đô gặp gỡ nhiều nhân vật đấu tranh cho dân chủ, theo lời của nhà báo tự do này.
Trao đổi với BBC hôm 29/11/2013, ngay khi vừa đặt chân trở lại Sài Gòn sau khi bị câu lưu 6 giờ đồng hồ trong một đồn cảnh sát ở Huyện Từ Liêm, ông Dũng nói:
"Nội dung làm việc xoay quanh các vấn đề tôi ra Hà Nội gặp gỡ những ai, nhằm mục đích gì và có thể họ cũng muốn nhấn nhá một chút về việc liệu tổ chức nào có thể hình thành hay không,
"Chẳng hạn như là tôi có tham gia vào một tổ chức hội đoàn như là Hội Anh em Dân chủ của Luật sư Nguyễn Văn Đài hay là Diễn đàn Dân sự v.v..."

'Lộ liễu và phô diễn quá'

"Ngăn chặn quyền tự do đi lại như thế này nó lộ liễu và nó phô diễn quá, tôi cho là không nên một chút nào"
TS Phạm Chí Dũng
Ông Dũng nói ông đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn không cho tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Giang, khi dự kiến gặp mặt nhà bất đồng chính kiến tại nhà riêng của Tiến sỹ Giang.
Nhà báo tự do cho rằng chính quyền cần xem lại việc họ 'phong tỏa' Tiến sỹ Giang và cản trở nhà bất đồng chính kiến tiếp xúc với khách khứa.
Ông Dũng nói: "Ngăn chặn quyền tự do đi lại như thế này nó lộ liễu và nó phô diễn quá, tôi cho là không nên một chút nào."
Blogger cũng cho biết hôm thứ Năm, ông và Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị ngăn cản không cho tiếp xúc với một quan chức ngoại giao của Đại sứ Quán Pháp tại Hà Nội.
Nhân dịp này, trong cuộc trao đổi hôm thứ Sáu, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng lên tiếng bình luận về cách thức các Đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa thông qua với đa số rất cao bản Hiến pháp 1992, phiên bản sửa đổi 2013, cũng như nhận xét về nhiều nội dung mà ông không tán thành với bản Hiến pháp sửa đổi.
Cu Vinh Khoai Lang: BẤT THƯỜNG.: Đang có quy định quan nào bất thường giàu lên là phải giải trình, là phải đưa vào diện nghi vấn để xác định vì sao lại bất thường gi...

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Xem hình, coi ảnh, ngắm cảnh ...coi bộ, xem ra, ngắm chừng...đở tội hơn !
cọp từ boxit :

28/11/2013

HÌNH ẢNH NHỮNG NGƯỜI DÂN PHẢN ĐỐI CHẾ ĐỘ ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN

Thái Văn Dậu
Thay mặt 32 hộ nông dân khu liên hợp Bình Dương
Đây là những người dân bị cưỡng chế lấy đất làm khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương.
Không có điều kiện ra Hà Nội để gặp Quốc hội, xin gởi những hình ảnh biểu tình tại chỗ cho QH xem trước khi thông qua Hiến pháp và luật đất đai sửa đổi.
clip_image001
clip_image003clip_image005clip_image007clip_image009clip_image011clip_image013clip_image015clip_image017clip_image019clip_image021clip_image023clip_image025clip_image027clip_image028clip_image030clip_image032clip_image033clip_image035clip_image037clip_image039clip_image040
T.V.D.

KHÔNG CÀ PHÊ.

FRIDAY, NOVEMBER 29, 2013



Mình mở đầu bình luận sáng nay bằng cái tin này, vâng, không cà phê là kết quả kiểm định của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi với 4 mẫu cà phê. A há, hay nha, 4 mẫu cà phê đều gần như không có cà phê. 100 % gian dối. Võ ngoài thì ngoạc mồm tuyên bố ta là caphe nhưng ruột thì cà.. khác. Cái này có vẻ giông giống nhiều thứ ở nước mình, nhỉ?


Không cà phê- cũng như cái chuyện nhân vụ Chánh án huyện Nam Đàn bị bắt vì tội nhận hối lộ, ông Chánh án tỉnh Nghệ An là cấp trên trực tiếp trả lời báo chí nói đúng như cách nói của o Tiến: "Chúng tôi có nghị quyết và các văn bản nâng cao đạo đức, chính trị trong ngành, in thành cuốn phát cho các cán bộ rồi". Ha ha. Nói như vậy là vì cái ông chánh án huyện này là cán bộ đảng viên mà hóa ra không phải, kiểu như là cà phê mà không cà phê nên mới hư hỏng thế. Ông Chánh án tỉnh còn nói, do chánh án huyện Nam Đàn tham quá. He he. Đúng rồi, tham quá thì chết là phải, chứ cứ tham vừa vừa, nghĩa là có tí ti cà phê thì vẫn là caphe, nhi?

Không cà phê- đang thuộc về chủ tịch tỉnh Bình Dương, khi có căn siêu nhà 20 tỉ và 100 heta cao su giá trị trăm tỉ. Một lãnh đạo đứng đầu một tỉnh gương mẫu chịu khó thế gì nữa, ngoài việc lo cho dân, lo cho nước, còn chịu khó tăng gia sản xuất phụ thêm vào lương, nhỉ? Nói thật, nếu lấy tiêu chuẩn cà phê trong người ông này so ra với tiêu chuẩn cán bộ, e rằng, ông này cũng không caphe luôn, ha?

Không cà phê- đã hé lộ nguyên nhân để lọt 600 bánh heroin qua của khẩu Tân Sơn Nhất rồi các bác ạ, thế mới là nguyên nhân chứ, nguyên nhân nghe cái cảm động liền, ô hô, hóa ra cái máy soi trị giá 1,2 triệu đô la nó hỏng các bác ạ. Mả bố cái máy, mày không hỏng lúc nào lại nhè vào cái lúc 600 bánh heroin đi qua mày hỏng là răng? Chỉ có những kẻ "không cà phê" về nhân cách, về sự dối trá mới lấy cái lý do máy hỏng để hòng thoát tội, nhỉ?

Không cà phê thuộc số liệu nào? Mình tin tỉ lệ bỏ biếu bất tín nhiệm đối với sự lãnh đạo của Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp Yingluck giúp bà vượt qua một cách dễ dàng cuộc thử thách: với 297 phiếu ủng hộ và 134 phiếu phản đối, hơn là tin vào con số 100% luôn và luôn xảy ra ở nước Việt ta. 
-----------------
100% nhân dân, hay nói cách khách, tuyệt đại đa số nhân dân đã có phương tiện đi lại

Hình ảnh: KHÔNG CÀ PHÊ.

Mình mở đầu bài điểm tin sáng nay bằng cái tin này, vâng, không cà phê là kết quả kiểm định của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi với 4 mẫu cà phê. A há, hay nha, 4 mẫu cà phê đều gần như không có cà phê. 100 % gian dối. Võ ngoài thì ngoạc mồm tuyên bố ta là caphe nhưng ruột thì cà.. khác.  Cái  này có vẻ giông giống nhiều thứ ở nước mình, nhỉ?

Không cà phê- cũng như cái chuyện nhân vụ Chánh án huyện Nam Đàn  bị bắt vì tội  nhận hối lộ, ông Chánh án tỉnh Nghệ An là cấp trên trực tiếp  trả lời  báo chí nói đúng như cách nói của o Tiến: "Chúng tôi có nghị quyết và các văn bản nâng cao đạo đức, chính trị trong ngành, in thành cuốn phát cho các cán bộ rồi". Ha ha. Nói như vậy là vì cái ông chánh án huyện này là cán bộ đảng viên mà hóa ra không phải, kiểu như là cà phê mà không cà phê nên mới hư hỏng thế. Ông Chánh án tỉnh còn nói, do chánh án huyện Nam Đàn tham quá. He he.  Đúng rồi, tham quá thì chết là phải, chứ cứ tham vừa vừa, nghĩa là có tí ti cà phê  thì vẫn là caphe, nhi?

Không cà phê- đang thuộc về chủ tịch tỉnh Bình Dương, khi có căn siêu nhà 20 tỉ và 100 heta cao su giá trị trăm tỉ. Một lãnh đạo đứng đầu  một tỉnh gương mẫu chịu khó thế gì nữa, ngoài việc lo cho dân, lo cho nước, còn chịu khó tăng gia sản xuất phụ thêm  vào lương, nhỉ? Nói thật, nếu lấy tiêu chuẩn cà phê trong người ông này so ra với tiêu chuẩn cán bộ, e rằng, ông này cũng không caphe luôn, ha?

Không cà phê- đã hé lộ nguyên nhân để lọt 600 bánh heroin qua của khẩu Tân Sơn Nhất rồi các bác ạ, thế mới là nguyên nhân chứ, nguyên nhân nghe cái cảm động liền, ô  hô, hóa ra  cái máy  soi trị giá 1,2 triệu đô la nó hỏng các bác ạ. Mả  bố cái máy, mày không hỏng lúc nào lại nhè vào cái lúc 600 bánh heroin đi qua mày hỏng là răng? Chỉ có những kẻ "không cà phê" về nhân cách, về sự dối trá mới lấy cái lý do máy hỏng để hòng thoát tội, nhỉ?

Không cà phê thuộc số liệu nào? Mình tin tỉ lệ bỏ biếu bất tín nhiệm đối với sự lãnh đạo của Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp Yingluck giúp bà vượt qua một cách dễ dàng cuộc thử thách:  với 297 phiếu ủng hộ và 134 phiếu phản đối, hơn là tin vào con số 100% luôn và luôn xảy ra ở nước Việt ta. 
-----------------
100% nhân dân, hay nói cách khách, tuyệt đại đa số nhân dân đã có phương tiện đi lại
Đến giờ thì mình hiểu mình đéo biết gì là chính trị cả ! chỉ đọc để thấy con người trong thiên hạ trần gian khổ tục này ai là con và ai là người ! Dẩu biết rằng người thì lắm dạng và con cũng lắm loài !
                                                                                                          ha nguyenthanh




Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân

22:35 | 28/11/2013
Ngay sau khi Quốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG đã dành riêng cho Báo ĐBND sự chia sẻ nồng nhiệt và ân tình.
ĐBND trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
(Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
(Trích Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
(Trích Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)
PV: Thưa Tổng bí thư, 9h54 phút ngày 28.11.2013, QH biểu quyết thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi) với tỷ lệ 97,59% tổng số ĐBQH tán thành. Ngay sau đó, tất cả ĐBQH và khách mời đã đứng dậy vỗ tay chào mừng bản Hiến pháp mới. Xin Tổng bí thư cho biết cảm xúc về sự kiện này?
TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Cảm xúc, cảm tưởng thì có nhiều. Nói ngắn gọn là tôi thật sự vui mừng, xúc động nhưng không bất ngờ.
Vui mừng, xúc động là vì thấy QH bày tỏ chính kiến của mình thống nhất rất cao với bản Hiến pháp (sửa đổi). Sự thống nhất của các ĐBQH phản ánh tâm nguyện, ý chí của từng ĐBQH, phản ánh ý chí của đại đa số nhân dân, của cử tri và phản ánh tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng định hướng, tư tưởng chỉ đạo của Đảng. Nói rộng ra, đây cũng là thể hiện một tinh thần, một sức mạnh đại đoàn kết toàn dân ngay trong một công việc cụ thể là sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sửa đổi Hiến pháp là vấn đề rất lớn, hệ trọng và thiêng liêng. Bản Hiến pháp (sửa đổi) lần này đã đạt được sự đồng thuận rất cao của QH, gần như tuyệt đối, chỉ có 2 vị ĐBQH không biểu quyết và không có ĐBQH nào không tán thành. Cho nên, nói vui mừng và xúc động là vì thế.
Còn không bất ngờ, vì đây là kết quả tất yếu của cả một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, bài bản, thật sự dân chủ. Có lẽ trong lịch sử làm luật, làm Hiến pháp và trong sinh hoạt chính trị của chúng ta, hiếm có cuộc nào dân chủ sâu rộng và thực chất như thế này. Chuẩn bị rất kỹ, rất công phu. Tính riêng từ khi thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là hai năm rưỡi. Nói xa hơn thì trước đó từ cuối nhiệm kỳ QH Khóa XII, khi làm Chủ tịch QH, tôi nhớ là đã giao chuẩn bị bộ phận tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992. Cho nên cả một quá trình lâu dài từ lấy ý kiến toàn dân, phát huy được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; cử tri và nhân dân góp ý kiến tâm huyết đến ĐBQH phát biểu ý kiến, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giải trình, tiếp thu. Lúc đầu thì ý kiến phát biểu rất rộng, sau đó thu hẹp dần các vấn đề khác nhau và cuối cùng đã tìm được tiếng nói chung. Làm việc tốt như thế thì kết quả tất yếu là bản Hiến pháp được thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao.
PV: Thưa Tổng bí thư, ngay sau khi biểu quyết thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), nhiều ĐBQH đã xúc động: đây là bản Hiến pháp của ý Đảng, lòng dân...?
TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Như tôi đã nói, biểu quyết thông qua Hiến pháp lần này là sự thống nhất của cả Quốc hội, phản ánh ý chí của nhân dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng tư tưởng, định hướng chỉ đạo của Trung ương, của Đảng. Chỉ đạo rất chặt chẽ và có định hướng nhưng không gò ép, áp đặt, hoàn toàn thoải mái, thảo luận dân chủ. Như thế là có sự gặp nhau rất lớn ở ý tưởng về sửa đổi Hiến pháp lần này. Cho nên, nói ý Đảng, lòng dân là rất đúng, hoàn toàn phù hợp, không gượng ép. Đảng không ép và dân rất thoải mái chấp nhận bởi vì nó hợp lý - là chân lý thì mọi người đều chấp nhận.
PV: Trong Điều 4 của Hiến pháp lần này, QH có bổ sung một điểm mới, đó là Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Tổng bí thư đánh giá như thế nào về sự bổ sung này?
TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Sự bổ sung đó là cần thiết. Thực ra điều này không phải là mới mà nó phản ánh thực tế lâu nay: Đảng ta luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Điều này không ghi trong Hiến pháp thì cũng được ghi trong Cương lĩnh của Đảng, Điều lệ của Đảng. Cho nên, ngay câu: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc đã thể hiện điều đó. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Cho nên Đảng ra đời là vì dân, xuất phát từ dân và phục vụ nhân dân. Bác Hồ nói, người lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân. Cho nên, việc khẳng định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng gắn bó với dân đó là quy luật tồn tại, phát triển của Đảng. Cho nên lần này sự thể hiện trong Hiến pháp về mối liên hệ gắn bó giữa Đảng với dân là tất yếu. Thực tế là chúng ta luật pháp hóa, thể chế hóa điều mà lâu nay Đảng ta đã nói, đã làm và đang làm.
Vế thứ hai, đã gắn bó với nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Bác Hồ còn nói là Đảng phải chịu trách nhiệm, không chỉ những cái lớn mà từ những cái như “tương, cà, mắm, muối”, “cái kim, sợi chỉ”. Một người dân đói là Đảng phải chịu trách nhiệm. Dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, Đảng phải chịu trách nhiệm. Cho nên, việc thể hiện trong Hiến pháp lần này là bước tiến so với Hiến pháp hiện hành.
PV: Xin chân thành cám ơn Tổng bí thư!
                                                                        Thanh Tâm thực hiện; Ảnh: Lâm Hiển
  copy từ daibieunhandan.vn
Quê Choa: Hai mươi năm sau sẽ thấy quyết định của ngày hôm n...: Bản dịch của  Lê Anh Hùng Defend the Defenders Theo blog Huỳnh Ngọc Chênh   Ảnh bên: Một người bộ hành đội nón đi bộ trên cầu đi bộ t...
Quê Choa: Tỉ lệ đại biểu thông qua hiến pháp và tỉ lệ thi tố...: Nguyễn Văn Tuấn Theo FB  Nguyễn Văn Tuấn   Tôi tự nhủ rằng không nên ảo tưởng về tư duy độc lập của đại biểu Quốc hội. Họ phải bầ...
Quê Choa: Lòng chàng ý thiếp: Tô Văn Trường Theo blog Kim Dung   KD : Đây là bản gốc bài viết Ts Tô Văn Trường gửi đến cho Tuần Việt Nam, ngay sau khi nghe tin ...

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

HUỲNH NGỌC CHÊNH: CÙNG NHAU MÚA CHUNG QUANH VÒNG...: ...VUI CÙNG VUI MÚA VUI. He he, vui thật, đàn anh Trung cộng, hằng năm mời hàng ngàn thanh niên ưu tú nhất trong lực lượng ưu tú của VN san...

Ngày 28/11

Ngày 28/11

Tin tức cập nhật ngày 28/11/2014 : “ “Kỷ niệm một năm “ngày tình yêu” Made in Vina””
Tin tức cập nhật ngày 28/11/2015 : “ “Kỷ niệm hai năm …chọn ngày 28/11 là ngày "nói ...đại" thế cho ngày 1/4 hằng năm.
    Theo nghiên cứu của “Tổng hội tôn giáo made Vina” từ sau năm 2013 đa số người dân bỏ lể tảo mộ trong tiết thanh minh và cúng bái mồ mả trước dịp tết nguyên đán mà thống nhất dời qua ngày 28/11 hằng năm…
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………… ..
Tin tức cập nhật ngày 28/11/2025 : “”‘Tuyệt đại đa số” nhân dân Việt nam tổ chức lể hội kỷ niệm 10 năm ngày “Cá …tháng 11””
Tin tức cập nhật ngày 28/11/2063 : “” Để bỏ ngày 28/11 …
         
        Chỉ là tin trên dự báo mà ! thành thật xin lổi các vị sinh nhật nhằm ngày trên !!! Tôi cũng sinh ngày 28/11  nên Cụ nhà đã đổi khai sinh lại thành ngày 1/4 !!! đcm cho nó "quang vinh" ấy mà !
             
                                                                                         ha nguyenthanh.


Chúc mừng đại hội thành công tốt đẹp !!!...và chắc chắn ngày này, 28/11/2013 là một ngày được ghi đậm vào lịch sữ đất nước này, dân tộc này ! Mãi mãi...muôn đời hậu thế...nhắc nhở nhớ về !(như ý của một đại biểu)...Nó không thể là một ngày mù mờ...lấp lững, không xác định như ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói :"... Hôm nay là ngày 28 tháng 11 nhằm ngày 26 tháng10 năm 2013..." được !?!!



 (ảnh dưới cop của TỂU )

KẾT QUẢ BẤM NÚT THÔNG QUA HIẾN PHÁP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM



Quê Choa: Tiếng đất kêu thương

Quê Choa: Tiếng đất kêu thương: Gò Cỏ May Theo Gocomay's blog   T hế là thời gian không còn đui mù câm điếc mãi được nữa. Đêm qua (26/11), mấy tay làm chương t...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Ngày 28/11
Tin tức cập nhật ngày 28/11/2014 : “ “K...
: Ngày 28/11 Tin tức cập nhật ngày 28/11/2014 : “ “Kỷ niệm một năm “ngày tình yêu” Made in Vina”” Tin tức cập nhật ngày 28/11/2015 : “...

thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Lảnh "Đạo" tài tình ! Lảnh luôn Chú đạo, Cô đạo !!...

thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Lảnh "Đạo" tài tình ! Lảnh luôn Chú đạo, Cô đạo !!...: Lảnh "Đạo" tài tình ! Lảnh luôn Chú đạo, Cô đạo !!!_đcm ! cái này của Phẹt : ĐẬU PHỤ CHÙA - VỸ THANH Được đăng bởi  phot_phe...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Quê Choa: Bao giờ QH hết bận?: AFR Dân Nguyễn   ...: Quê Choa: Bao giờ QH hết bận? : AFR Dân Nguyễn   Kỳ họp thứ 6, QH khóa 13 sắp kết thúc. Sau cả tháng ăn ngủ và họp hành ở thủ đô của nửa...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !:    HÃY DỪNG LẠI VÀ QUAY VỀ VỚI TỔ QUỐC, NHÂN DÂN!Đ...:     HÃY DỪNG LẠI VÀ QUAY VỀ VỚI TỔ QUỐC, NHÂN DÂN! Đất nước không thể  "một ngày không có vua"(Ôi ước sao !)...cũng như rắn khô...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !:  Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia
Đồng ý ha...
:   Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia Đồng ý hay không? Mấy tuần nay, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị án phạt tù oan đã gây chấn động...

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: theo boxitvn :
 26/11/2013
THỜI TRANG DÂN OAN - NỖ...
: theo boxitvn :   26/11/2013 THỜI TRANG DÂN OAN - NỖI XÓT ĐAU VÀ CẢ NỖI NHỤC Bùi Thị Minh Hằng Cuộc sống đời thường với biết bao n...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !:    HÃY DỪNG LẠI VÀ QUAY VỀ VỚI TỔ QUỐC, NHÂN DÂN!Đ...:     HÃY DỪNG LẠI VÀ QUAY VỀ VỚI TỔ QUỐC, NHÂN DÂN! Đất nước không thể  "một ngày không có vua"(Ôi ước sao !)...cũng như rắn khô...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !:  Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia
Đồng ý ha...
:   Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia Đồng ý hay không? Mấy tuần nay, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị án phạt tù oan đã gây chấn động...
Quê Choa: Mong các sếp hãy hưởng lương cao nữa và cao mãi…!: Bùi Hoàng Tám Theo Dân trí   Đừng để cá nhân mình thì nhà lầu xe hơi mà nhân viên không có một nơi, một chỗ trú thân. Đừng để con m...

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !:   "Chúng tôi muốn sống chung với châu Âu"
theo bbc...
:   " Chúng tôi muốn sống chung với châu Âu" theo bbc : Kiev biểu tình lớn phản đối chính quyền Cập nhật:  20:39 GMT - ch...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !:  theo bbc :

Không thể lấy tiền thay nghĩa vụ'Cập...
:  theo bbc : Không thể lấy tiền thay nghĩa vụ' Cập nhật:  17:01 GMT - chủ nhật, 24 tháng 11, 2013 In trang này M...
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: PHÂN THÂN HAY DẤN THÂN!Tô Văn TrườngNgười ta dễ dà...: PHÂN THÂN HAY DẤN THÂN! Tô Văn Trường Người ta dễ dàng làm ảnh “phân thân” trong photosshop nhờ mẹo chụp ảnh đặt góc quay và model d...
theo http://boxitvn.blogspot.com

Ấn nút… Hán hóa?


Trần Minh Thảo
Theo lịch làm việc, ngày 28/11/2013 tới đây, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ ấn nút biểu quyết bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Bản Hiến pháp mới 2013 vẫn kiên định mấy điểm:
- Trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối
- Công hữu đất đai
- Quốc doanh chủ đạo nền kinh tế thị trường theo định hướng
Không thể nói ngay được nhân dân Việt Nam hài lòng hay không hài lòng với bản Hiến pháp mới vẫn nhiều “kiên định” này vì muốn khẳng định điều gì với Hiến pháp sửa đổi thì cần một cuộc khảo sát, điều tra xã hội học khoa học, khách quan hoặc một cuộc trưng cầu dân ý.
Cũng không thể khẳng định mấy triệu đảng viên cộng sản Việt Nam rất hài lòng về bản Hiến pháp mới do họ vẫn giữ được chỗ ở chiếu trên trong đình làng.
Cũng có thể, mỗi hộ gia đình trong cả nước sẽ được phát một mẫu in sẵn có nội dung “gia đình tôi hoàn toàn tán thành bản Hiến pháp mới” rồi nói đó là cách trưng cầu dân ý đặc trưng Việt Nam. Có thể mẫu “tán thành” này đã in rồi, đã về tới chính quyền cơ sở rồi.
Trên bình diện quốc tế, quốc gia nào “hài lòng”, “tán thành” bản Hiến pháp mới của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam?
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam thắt chặt quan hệ với Liên bang Nga, Ấn Độ nhằm chống Trung Quốc và cảnh cáo Việt Nam không được nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ, nhất là về quân sự.
Có thể Đảng, Nhà nước Việt Nam cù cưa với hiệp định TPP để tham gia liên minh thuế quan Âu Á do Nga chủ xướng nhưng là để Nga ủng hộ một Việt Nam độc tài, không phải để chống Trung Quốc. Cứ thần phục Trung Quốc nhưng sẵn sàng chi hàng tỉ đô la mua vũ khí, khí tài của Nga thì vẫn tốt. Hiến pháp mới của Việt Nam chẳng làm Liên bang Nga băn khoăn. Nói Việt Nam đi với Nga để chống Trung Quốc là cách tung hoả mù của bành trướng Bắc Kinh: Trung Quốc không áp đặt điều gì với Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội trị, ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ quyền tự chủ. Cũng là một thứ hoả mù khi thỉnh thoảng truyền thông nhà nước Việt Nam khoe sức mạnh vũ trang đến từ Liên bang Nga, rầm rộ đưa tin nơi này nơi nọ khám phá, tịch thu sản phẩm độc hại của Trung Quốc. Thế các khu dân cư, các làng, các phố người Hoa (không phải là Hoa kiều) khắp nước thì sao? Những thứ hàng hoá Trung Quốc độc hại tràn lan cả nước thì sao? Vẫn nhập siêu khủng liên tục từ Trung Quốc thì sao? “Bán” đất cho Trung Quốc cả 100 năm thì sao?
Ấn Độ cũng chẳng quan tâm các “kiên định” của Hiến pháp Việt Nam dù cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Ấn Độ và hai bên cam kết nhiều điều.
Tây Âu, Nhật, Úc, Mỹ… phản ứng thế nào với bản Hiến pháp mới của Việt Nam? Các quốc gia này có vướng mắc về “các kiên định” của Việt Nam trong Hiến pháp mới về nhân quyền, tự do, dân chủ…?
Chắc chắn các “kiên định” trong Hiến pháp mới 2013 là cản trở lớn trong việc nâng tầm quan hệ đối tác giữa Việt Nam với phương Tây nói chung. Việt Nam không phải là điều kiện không thể thiếu trong sách lược đối phó với bành trướng bá quyền Bắc kinh để Phương Tây nói chung bỏ qua các “kiên định” trong Hiến pháp Việt Nam mà chấp nhận “nuôi ong tay áo”. Có hay không có Việt Nam cũng không hề hấn gì đến thế trận chống bá quyền của thế giới. Mà Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng thường bội tín, chày cối với các nước phương Tậy.
Quốc gia hài lòng nhất với “Hiến pháp kiên định” của Việt Nam phải là Trung Quốc
Những “kiên định” trong Hiến pháp sửa đổi 2013 chứng tỏ Đảng, Nhà nước Việt Nam trung thành với cam kết Thành Đô: kiên định chủ nghĩa xã hội về hình thức, chủ nghĩa đại Hán về nội dung mà điểm mấu chốt là tư tưởng nước lớn nước nhỏ, quan hệ chủ tớ (chủ đất nông nô, chủ bảo vệ tớ, tớ trung thành với chủ) trong học thuyết Khổng Nho. Nông dân nghèo Nam bộ hài hước mà chua chát nói: Phải làm lúa vụ ba để có nhiều lúa gạo xuất sang Trung Quốc vì chủ đất lớn đã ra lệnh cho chủ đất nhỏ; không muốn làm vì lỗ thì chỉ việc trả lại đất cho chủ, mà trả lại thì đói. Kiếp đầy tớ, nông nô có khi nào hạnh phúc?
Cũng có thể, đi với phương Tây thì phải nhượng trả cho dân nhiều thứ nên Việt-Trung-Nga lại tương nhượng để lập một liên minh mà mẫu số chung là “nhà nước mật vụ” thay cho liên minh Việt-Trung-Xô đảng trị thời chiến tranh Việt Nam.
“Điều 4”, “công hữu”, “chủ đạo”… là hệ quả tất yếu của cam kết trung thành với chủ nghĩa đại Hán, nô dịch đại Hán. Do đó có ý kiến nói: rất oan uổng cho Mác, Lênin và Hồ Chí Minh khi bị dùng làm hoả mù, mặt nạ cho tư tưởng Hán hoá của hai đảng anh em.
Những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những lời kêu gọi của nhân sĩ, trí thức, người dân nói chung yêu cầu Quốc hội không thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của đảng chỉ để bày tỏ quan điểm, lập trường chính trị phản đối chủ trương Hán hoá được luật hoá, không thể ngăn được việc thông qua Hiến pháp Hán hoá.
Như vậy mấu chốt tác động đến công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự v.v. là chủ trương Hán hoá đội lốt chủ nghĩa này, tư tưởng nọ ghi trong Hiến pháp mới.
Ấn nút thông qua là nhiệm vụ trọng đại nhằm luật hoá cam kết của hai đảng Trung Việt. Đảng đã giao nhiệm vụ luật hoá các cam kết với Trung Hoa vĩ đại thì đảng viên trong Quốc hội cứ thế mà ấn nút… thông qua.
T. M. T.
TỄU - BLOG: Thư giãn cuối tuần: BÁC GÌ? - BÁC HỒ. HỒ GÌ? - HỒ ...: BÁC GÌ?/ BÁC HỒ/ HỒ GÌ?/ HỒ AO...   Đến như lũ phản động muốn phá hoại chế độ, bôi nhọ chế độ cũng không dám nghĩ và viết ra những lời...
Cái gọi là kinh tế Việt Nam…
T/S Alan Phan
25 November 2013
Mỗi tuần tôi đều nhận vài Email hỏi sao bác không viết bài về kinh tế Việt Nam? Nhiều lý do; nhưng các trợ lý của tôi lại lưu ý là các bài viết về kinh tế của tôi thực ra cũng không nhiều người đọc. Những bài của khách khá nổi danh như anh Phạm Đỗ Chí, Phạm Chí Dũng…đăng trên GNA cũng cùng chung số phận hẩm hiu. Có lẽ các Emails là từ những dư luận viên hướng dẫn chúng tôi ra khỏi các bài về lịch sử và văn hoá xã hội thường liên quan chút đỉnh đến chính trị gây khó chịu cho các quan lãnh đạo?
Dù thế nào, cách đây 2 năm, tôi đã cảm nhận là hệ thống kinh tế của Việt Nam đã biến thái thành một sân chơi hoàn toàn do các chính trị gia điều khiển theo mục tiêu chính trị của họ. Mặc cho những lời nói bầy tỏ quyết tâm này chương trình nọ trong kế hoạch 5 năm, 10 năm, 50 năm… không một kinh tế gia nào sống tại Việt Nam thực sự tin vào những chiêu PR hay các khẩu hiệu này. Sau 80 năm, chỉ còn những thế hệ trẻ vừa tập tễnh ra đời là còn chút hy vọng.
Kinh tế Việt Nam đã trở thành một nơi chốn mà mọi thành phần có quyền có lợi tranh dành xâu xé, mang những miếng mồi ngon nhất về cho gia đình và phe nhóm mình. Một chế độ tư bản hoang dã, với nhiều cách phá luật, để kiếm tiền nhiều nhất và nhanh nhất. 5% dân số đang kềm kẹp và thuyết phục đa số còn lại nhận những mẩu cơm vụn, canh thừa…để an phận (sinh ra đã đòi …làm chủ?).
Vả lại, điều này cũng không gì xa lạ. Cách đây 150 năm, Mỹ đã xây dụng nền kinh tế vĩ đại của mình trên những thủ thuật tương tự, dù kín đáo hơn. Gần đây, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Phi Luật Tân…đều có những trải nghiệm đau thương của tư bản hoang dã. Họ may mắn là nền kinh tế toàn cầu lúc đó chưa liên thông rộng rãi nên họ thoát khỏi vũng bùn mà không có nhiều cạnh tranh. Hiện nay, Việt nam sẽ vất vả hơn nhiều và chu kỳ trì trệ chắc chăn sẽ kéo dài thành thập kỷ, nếu không canh tân theo môi trường mới.
Đó cũng là lý do chính khiến tôi không nói chuyện về kinh tế Việt Nam nữa. Chúng ta không có chính sách hay kế hoạch kinh tế nghiêm túc để thi hành. Chúng ta có một cơ chế hành chánh đã bén rễ sâu từ 80 năm qua, và những nhóm đặc quyền sẽ không cho ai đụng tới. mặc cho mọi kêu gào về tái cấu trúc hay đổi mới, những người biết chuyện đều quay lưng cười đểu. Chúng ta có một kỹ năng ngoại giao rất giỏi, nên chúng ta ca bài con cá rất phù hợp với những gì người Mỹ, người Nhật, người Hàn…hay người Tàu , người Nga muốn nghe (cũng không nên tự hào lắm về việc này, họ chỉ gật đầu khi quyền lợi của họ được tôn trọng). Chúng ta tuyên huấn dậy dỗ bọn dân đen, nhưng phần lớn thời gian và đầu óc chúng ta còn loay hoay với đơn đặt hàng của mẹ đĩ, của xếp lớn, của đối tác, của con cháu…
Tuy nhiên, với các bạn BCA muốn phân tích sâu rộng hơn về nền kinh tế này, tôi xin nhắc các bạn về vài điều căn bản:

1.      Số liệu thống kê
Hơn 3 thập kỷ nay, phân tích định lượng (quantitative analysis) của kinh tế vĩ mô càng ngày càng chiếm ưu thế tuyệt đối so với định tính (qualitative). Các số liệu thống kê và dữ kiện chính xác là yếu tố đầu tiên và cuối cùng. Điều này cũng không tránh được những “xoa bóp” cố tình của chính trị gia để trục lợi cho chánh sách và quyền lực. Tuy nhiên, trong một thể chế minh bạch với sự soi mói của ngàn góc nhìn từ chuyên gia đến báo giới, mọi lạm dụng đều bị giới hạn.
Trong những quốc gia mà quyền tự do ngôn luận bị kiểm soát chặt chẽ, mọi sử dụng số liệu là một trò hài kịch cỡm. Trừ khi vì miếng cơm manh áo, khi các chuyên gia khoác cho dự đoán và phân tích của mình cái áo khoa học dựa trên các số liệu sản xuất từ bệnh thành tích, họ đã tự lừa dối bản thân và bao nhiêu người dân khác?

2.      Quán tính (inertia) là một lực đẩy bền bỉ
Ngược với thái độ tô hồng vô trách nhiệm ở trên là những đánh giá vô cùng tiêu cực của nhiều chuyên gia khi họ nhận ra những hiểm nguy và rủi ro lớn của bất cứ nền kinh tế nào. Danh từ “vỡ trận”, “sụp đổ”,  suy thoái “trăm năm” …được sử dụng bừa bãi. Một thí dụ điển hình là xứ Zimbabwe của ông Mugabe. Mặc cho lạm phát cả trăm ngàn phần trăm mỗi năm, dân tình phải bỏ chạy khỏi xứ hàng loạt, cuộc khủng hoảng làm thế giới há hốc miệng cũng chấm dứt sau 6 năm. Đến nay, dù không khá gì hơn các nước láng giềng, Zimbabwe và ông Mugabe (đắc cử từ 1980) vẫn tồn tại và nhe răng cười rất tươi trước các ống kính phóng viên (hay ngủ say sưa trong một cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia Phi mấy ngày trước).
Những thí dụ về các quốc gia khác như Bắc Triều Tiên, Hy Lạp, Argentina..tràn đầy trong lịch sử kinh tế thế giới.

3.      Mọi nền kinh tế đều có những mảng tối sáng khác nhau và luôn thay đổi
Không một nền kinh tế nào giống nhau. Ngoài kích cỡ, đặc thù cạnh tranh, cơ hội và rủi ro, các nền kinh tế quốc gia lại còn luôn biến dạng theo tình thế hay theo lãnh tụ. Phi Luật Tân đang trì trệ vì các Tổng Thống từ Ramos đến Arroyo đã để quán tính và các phe nhóm lợi ích lôi cuốn. Đến 2010, khi vị Tổng Thống trẻ Aquino nắm quyền, ông đã quyết tâm theo đuổi một chính sách cải cách và hiện đại, tạo nhiều thành quả ngoạn mục trong mấy năm vừa qua.
Quay lại với Việt nam, trong khi các doanh nghiệp tư nhân vất vưởng vì nhiều thế yếu cạnh tranh, lồng trong một nền kinh tế vĩ mô giáo điều và nặng nề, khu vực FDI hiện đang phát triển tốt với những đặc lợi ban phát vô cùng béo bở. Các nhà đầu tư FDI rất nhậy bén với cơ hội và thêm vào đó, thị trường tương lai của 90 triệu dân số trẻ trung luôn tạo hấp dẫn. Sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI sẽ là đầu tàu chính cho những phát triển sắp đến.

4.      Ba gánh nặng ngàn cân
Tuy nhiên con rồng kinh tế Việt Nam sẽ không cất cánh được, ngay cả khi gia nhập TPP (dự trù vào cuối 2014); vì trọng lực nặng nề của 3 yếu tố: doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân hàng và ngân sách chánh phủ. Ngày nào mà toàn dân còn phải khiêng đỡ các hành lý này, thì ngày đó kinh tế Việt Nam chỉ nên bàn về mô hình “sống sót” (survival).
Khi các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế vẫn kiên định về định hướng lạ lùng và ngược đời của Việt Nam, thì hệ quả là ngay cả 120 năm sau, chúng ta cũng không bắt kịp Singapore. Các thế hệ trẻ sau này sẽ tiếp tục đi đào vàng giũa sa mạc hay biển cả.

Nhưng trên hết, tôi vẫn muốn chia sẻ một nguyên lý mà tôi hay lập đi lập lại: kinh tế cá nhân vẫn quan trọng hơn vĩ mô. Một doanh nghiệp đầy đủ kỹ năng và có một kế hoạch chi tiết bài bản về mô hình kinh doanh, cùng một quyết tâm và kiên nhẫn cao độ, vẫn sẽ tìm cho mình một chỗ đứng xứng đáng dưới ánh mặt trời.

Alan Phan
thiền đăng loạn tự...ủ..tiêu sầu !: Sở Khanh mà có bị oan thì cũng ráng mà lảnh tiếng ...: Sở Khanh mà có bị oan thì cũng ráng mà lảnh   tiếng thôi chứ không có án đâu...chứ mấy ông kia thì coi chừng có à nha !!!   bài dưới theo...

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

NVP: Khi người Anh dùng điển cố: Khi người Anh dùng điển cố Người nói tiếng Anh, kể cả dân Mỹ, Úc hay Canada cũng thích dùng điển cố không kém gì các ông đồ nước ta thờ...

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013


Nhân ngày Nhà giáo VN 20.11

Song Chi.
Không có mấy quốc gia trên thế giới này có hẳn một ngày để vinh danh nghề giáo như nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN với ngày 20.11 hàng năm (cho dù, xuất phát là từ ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” của các tổ chức, công đoàn cách mạng, các nước trong khối XHCN cũ trước đây, dần dần chính thức trở thành Ngày Nhà giáo VN). Nhưng VN, từ trong truyền thống văn hóa lâu đời, đã là một dân tộc trọng người thầy: “Tôn sư trọng đạo”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Tất nhiên, nếu xã hội chỉ vinh danh bằng những lời nói, cho dù bằng cả những bó hoa hồng đỏ thắm trong ngày lễ của thầy cô giáo thì vẫn là chưa đủ, bởi cuộc sống buộc con người phải thực tế hơn nhiều và nhà giáo thì cũng phải ăn, phải sống.
Khi đồng lương dành cho giáo viên ở nước ta vẫn thuộc loại thấp so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội, càng “teo tóp” hơn khi lạm phát phi mã, xăng dầu điện nước, giá cả sinh hoạt cái gì cũng tăng, khiến đời sống các thầy cô chật vật hơn. Phần lớn giáo viên, giáo sư phải dạy thêm, làm thêm những công việc khác để tăng thêm thu nhập.
Cuộc sống nhiều vất vả lo toan, cộng thêm áp lực trong công việc do bệnh thành tích khá nặng nề của ngành giáo dục nói chung, khiến nhiều thầy cô thường xuyên phải đến lớp và giảng dạy trong tâm trạng mệt mỏi, nhiều ức chế.
Trong khi đó, có những quốc gia chẳng cần phải có một ngày để tôn vinh thầy cô giáo nhưng bằng chế độ lương bổng công bằng, xứng đáng, đã chứng tỏ sự ghi nhận công lao của giáo viên và ý nghĩa của nghề giáo. Bên cạnh đó, xã hội và ngành giáo dục còn có rất nhiều cách biểu lộ sự tôn trọng giáo viên như không đánh giá, xếp hạng giáo viên, không có những cuộc thi sát hạch giáo viên, ngược lại, cho phép thầy cô được tự do chọn lựa giáo trình, phương pháp giảng dạy sao cho tốt nhất…
Và những chính sách đó đã tạo ra những trái ngọt mà ai cũng có thể thấy.
Phần Lan chẳng hạn, là một ví dụ. Nghề giáo ở nước này được lãnh lương khá cao, tuy không phải cao nhất nhưng là nghề được tôn trọng nhất trong xã hội. Giáo viên, cho dù là giáo viên mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học, đều được đào tạo theo một chương trình chất lượng cao. Giáo viên tiểu học, trung học cho tới giáo sư đại học được tự do chọn lựa giáo trình, phương pháp giảng dạy…
Đáng nói hơn, học sinh trong suốt những năm học phổ thông không hề phải trải qua những cuộc thi cử, xếp hạng, đánh giá, so sánh giữa các học sinh với nhau hay giữa lớp này, trường này với lớp khác, trường khác. Chẳng phải chạy theo những con số thành tích nào cả nhưng trách nhiệm cao nhất thuộc về người thầy. Thầy cô và cả học sinh do đó, không phải những chịu sức ép “vớ vẩn” từ bên ngoài, ngoại trừ niềm đam mê dạy và học.
Không có trường chuyên, lớp chuyên, trường điểm, trường chất lượng cao với học phí cao hơn, không có trường này tốt hơn trường kia. Học là để có kiến thức chứ không phải để có điểm cao hơn người khác, không phải để đi thi hay có bằng cấp.
Kết quả là giáo dục Phần Lan nhiều năm nay thường đứng đầu các bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu, trong các bài đánh giá học sinh quốc tế tại các kỳ thi PISA (Programme for International Student Assessment), học sinh Phần Lan luôn luôn đạt thành tích rất cao, khiến cả thế giới ngạc nhiên.
Nhìn lại các thầy cô và học sinh của chúng ta mà ngậm ngùi, dễ hiểu tại sao với một nền giáo dục tệ hại, bị chệch hướng ngay từ mục tiêu đào tạo như vậy thì làm sao có được thầy tốt, trò giỏi thật sự?
Mặt khác, nếu chúng ta thông cảm với những nỗi khổ tâm của thầy cô giáo thì chúng ta phải thông cảm, thương cảm hơn gấp ba đối với học sinh VN. Bởi như người ta thường nói, con hư tại cha mẹ, học trò hư tại thầy, dù sao, thầy cô phải chịu trách nhiệm về chính những “sản phẩm giáo dục” mà mình góp phần đào tạo nên.
Trong một xã hội bát nháo, mọi giá trị đạo đức đều sa sút, niềm tin vào con người, vào luật pháp, vào sự công bằng, cái thiện, lòng tốt, sự tử tế…bị phá nát, con người biết dựa vào đâu, tin vào đâu. Chỉ còn lại gia đình và nhà trường là nơi trú ẩn. Đặc biệt đối với những tâm hồn trẻ thơ. Chính nhà trường, thầy cô phải ý thức điều này. Xã hội càng tồi tệ thì vai trò của gia đình và nhà trường càng thêm nặng nề.
Thế nhưng thời gian qua chúng ta lại phải chứng kiến hoặc đọc, nghe thấy những cách hành xử vô cảm, thiếu tính nhân văn, phản sư phạm, phản giáo dục… diễn ra khá nhiều trong môi trường giáo dục. Xã hội VN dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cộng sản là một xã hội thiếu lòng tôn trọng con người. Nạn vi phạm nhân quyền diễn ra nhan nhản khắp nơi, nên nhiều khi thầy cô cũng vi phạm nhân quyền, xúc phạm học trò mà không ý thức hết hậu quả.
Đã có những trường hợp cô giáo chửi học sinh không ra gì, bị học sinh ghi âm đưa lên mạng, người nghe được cũng phải sốc vì ngôn ngữ của cô.
Đã có những thầy cô dùng những lời lẽ nặng nề xúc phạm các em, hay có những lời phê rất phản giáo dục trong bài làm, bài kiểm tra của các em. Một số thầy cô có những biện pháp trừng phạt học sinh rất lạ lùng, phản sư phạm như đánh, bắt học trò nuốt phấn, liếm ghế, bắt em này tát em kia…
Đã có những trường hợp học sinh nhảy lầu, treo cổ, hoặc uống thuốc rầy tự tử vì bị thầy cô chửi mắng, xúc phạm.
Có những vụ nhà trường ứng xử vô cảm, thiếu lòng nhân bản với học sinh. Như một trường mầm non ở Hà Nội, thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các em xem xiếc, em nào không đóng bị buộc phải ngồi trong lớp với lý lẽ “để công bằng cho các em đã đóng tiền” (“Bốn chục ngàn xem xiếc và tiếng khóc trẻ thơ”, VietnamNet). Vì cha mẹ chậm đóng tiền, một học sinh lớp 2 tại một trường tiểu học TP.HCM bị cắt suất ăn trưa, phải ra đứng bơ vơ một mình trước cổng trường đóng kín trong khi các bạn khác đang giờ ăn… (“Đồng tiền có mùi gì”, Lao Động), hay tại một trường mầm non ở Thanh Hóa “Phụ huynh không đóng tiền “tạm thu”, học sinh không được đến lớp?” (Dân trí)…
Và còn nữa, thầy giáo cắt dép học sinh vì không mang giày theo quy định của nhà trường (“Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo”, Người Lao Động), cô giáo bị mất tiền nghi học trò lấy nên nhà trường đã giao em học sinh này, mới học lớp 2, cho công an, cả cậu anh trai đang học lớp 5 cũng bị đưa đi theo để động viên em trả lại tiền. Mãi đến chiều em học sinh này mới được thả sau khi cô giáo phát hiện tiền vẫn còn trong giỏ của mình! (“Nghi mất tiền, trường giao học sinh lớp 2…cho công an”, Dân Trí) v.v…
Đó là chưa kể những vụ học sinh bị chính thầy giáo cưỡng dâm hay hiệu trưởng mua dâm học trò, những chuyện này quá đau lòng, quá xấu hổ, và cũng chỉ là thiểu số. Điều đang đề cập đến trong bài này, phổ biến hơn, là những thái độ thiếu tôn trọng trẻ em, thiếu lòng nhân ái, thiếu cả sự hiểu biết nữa…của nhà trường, thầy cô đối với học sinh.
Nếp nghĩ, nếp sống, lối tư duy thiếu tình người đang tràn lan trong xã hội rõ ràng đã ảnh hưởng đến cả môi trường giáo dục. Những cách hành xử vô cảm, có phần lạnh lùng, tàn nhẫn ấy sẽ làm cho các em bị tổn thương sâu sắc, thành những vết sẹo trong tâm hồn, ký ức, nhiều năm sau trong cuộc đời các em cũng vẫn sẽ nhớ đến.
Nhân ngày nhà giáo, chỉ mong xã hội, thay vì cứ tôn vinh thầy cô đúng một ngày với những lời chúc hoa mỹ, những bó hoa, hãy cùng nhau lên tiếng, gây sức ép mạnh mẽ hơn để nhà cầm quyền phải có những chính sách thay đổi toàn diện về giáo dục, thay đổi bắt đầu từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo trở đi… Trước mắt tăng lương cho giáo viên, giảm bớt sức ép thành tích lên thầy cô và học trò, tăng thêm lòng tôn trọng với thầy cô thì chất lượng giáo dục sẽ đỡ hơn phần nào.
Và điều thứ hai muốn nhắn gửi các thầy cô giáo, hãy yêu thương, tôn trọng học sinh. Xã hội đã có quá nhiều những sức ép vô lý, những cách hành xử vô cảm, tước đoạt đi phần lớn sự tự do, độc lập của con người, các thầy cô, trong phạm vi nhỏ bé và bẳng tất cả lương tâm của mình, hãy đừng chất thêm lên các em sự bất công, không tử tế nữa. Đừng trút những nỗi bức xúc ngoài xã hội, cuộc sống lên đầu các em.
Nhà trường, cùng với gia đình, hãy là hai nơi trú ẩn cuối cùng cho tâm hồn các em trong xã hội VN hiện tại.
Quê Choa: Đồng tiền có mùi gì?: Đào Tuấn Theo Lao động   M ột câu chuyện có thật vừa được đưa lên báo đang gây sự phẫn nộ cực điểm trong dư luận. Đại ý là vào mộ...

 Nén nhang nhân ngày nhà giáo !

 Kính thăm Thầy !

   Có rất nhiều đêm 20/11, đã nhiều năm em nhớ đến Thầy !
 mỗi lần nghĩ về chuyện học hành của con cái, đi họp phụ huynh cho con hay đọc bài về vấn đề giáo dục…sau những lo toan tính toán đời thường thực tế, em lại nhớ đến Thầy !.......
..................................................................................................................................................
Mấy năm sau khi biết được tin Thầy mất ! em rất buồn, cảm thấy đau lòng và thấy mình trống trãi…mãi mãi không còn cơ hội nào để được thầy xoa đầu tha thứ, mãi mãi không có cách để nói, để tỏ lòng kính mến, kính trọng và tri ân, cảm phục đến Thầy !...
...................................................................................................................................................
  Đã ba mươi mấy năm từ năm học mười hai đến nay em mới viết được mấy dòng này với lòng hối lổi ! Kính mong Thầy tha thứ !
……………………………………………………………………..
                                                                                Em Nguyễn Thanh Hà.
Quê Choa: Gửi thư cho gió và anh Dương Chí Dũng: Hạ Đình Nguyên   Dù không quen biết, tôi lại có ý định viết thư cho anh đây, song không biết anh ở đâu, đành gởi cho gió mang đi,...
Quê Choa: Ðùa nhảm: Nguyễn Hưng Quốc Theo blog Nguyễn Hưng Quốc   Trong một bài viết có nhan đề “Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũn...
theo laodong.com.vn :
 Bàn về hai chữ “lôm côm” của ông Trần Du Lịch
“Tại sao chúng ta đầu tư lôm côm, lãng phí thế này? Rất đơn giản, bởi vì lâu nay các cơ quan dân cử không thể kiểm soát được đầu tư” - Đại biểu Trần Du Lịch đã nói như vậy tại buổi thảo luận về dự án Luật Đầu tư công.
 Hai chữ  “lôm côm” được vị tiến sĩ kinh tế này dùng rất “văn học” khi bàn về một lĩnh vực quan trọng của đất nước. Ông Lịch xài chữ quá đắt, quá đúng, quá trúng với tình trạng đầu tư công hiện nay.Không lôm côm sao được khi địa phương nào cũng có dự án xây dựng, bất cần biết dự án đó có thực sự cần thiết hay không. Có không ít dự án đầu tư vượt nhiều lần khả năng sử dụng, vẽ đường cho lớn ra, vẽ cầu cho to ra, vẽ cảng biển, sân bay cho hoành tráng ra. Tỉnh này có sân bay thì tỉnh khác cũng có sân bay, anh có cảng biển tôi cũng có cảng biển, chị có nhà máy ximăng tôi có hơn chị. Ông ở trụ sở như cung điện thì tôi cũng xây cung điện làm trụ sở.
Không lôm côm sao được khi vẽ dự án ra rồi chạy đua xin vốn. Túi tiền ngân sách có hạn, rải mỗi nơi một ít nên nơi nào cũng thiếu. Nói như ngôn ngữ của TS Lê Đăng Doanh là “tiền ngân sách bị rải tứ tung”. Vì thế, có rất nhiều dự án kéo dài từ vài năm đến vài chục năm do không có vốn, dẫn đến lãng phí vô cùng lớn.   
Không lôm côm sao được khi chính các dự án đầu tư này là môi trường nảy sinh tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình. Doanh nghiệp “săn”  tin các dự án được phê duyệt là lao vào, là cửa sau cửa trước để trúng thầu. Hăm hở xây nhưng công trình dang dở vì chủ đầu tư chưa xin được vốn. Cả nước cùng kịch bản như nhau, dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lên đến 42.000 tỉ đồng, theo công bố của Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh tại Quốc hội ngày 19.11.
Địa phương thiếu vốn nợ doanh nghiệp, doanh nghiệp nợ ngân hàng, cả một hệ thống kinh tế bị các dự án xây dựng “dư giấy làm gì chẳng vẽ voi” bắt làm con tin. Thế nhưng, theo trả lời của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, các địa phương, các bộ có kiểm điểm về trách nhiệm, nhưng rất ít người nhận trách nhiệm hoặc nhận chung chung, ít trường hợp có địa chỉ cụ thể. Thật quá lôm côm.
 Không nói “văn học” như ông Trần Du Lịch, Đại biểu Võ Thị Dung nói thẳng: “Vừa qua rõ ràng đầu tư công quá lãng phí, chúng ta phải thấy là có tội với nhân dân trong việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước... Chứ như vừa qua đầu tư công là một trong những lĩnh vực tham nhũng rất nặng nề”.
Có cả một rừng luật như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... nhưng vẫn chưa đủ để điều chỉnh những “cái đầu” quản lý quá tham lam dự án đầu tư.
 Nay thêm một dự án Luật Đầu tư công, liệu có ngăn chặn được những dự án xây dựng ào ạt như nấm, liệu có không còn mắc tội với nhân dân.
                                       LÊ THANH PHONG 

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

 Tràn bùn thải titan: "trách nhiệm chung tập thể" : chúng ta đang sống trong sự ô nhiểm nguy hiểm của môi trường không phải do tự nhiên mà do chính sự ô nhiễm đạo đức, ô nhiễm trách nhiệm !!!
 Tràn bùn thải titan: “Trách nhiệm chung của tập thể”
20/11/2013 07:36 (GMT + 7)
TT - Trong ngày 19-11, Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận cho hàng chục công nhân khắc phục hậu quả sự cố vỡ hồ chứa bùn thải titan xảy ra tại mỏ Suối Nhum (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).
Vì phạm vi lan rộng của bùn đỏ trên 1km2 nhưng công nhân ít nên trong ngày 19-11, công việc khắc phục hậu quả chủ yếu chỉ diễn ra bên trong công ty. Bùn đỏ vẫn ngập ngụa trong các vườn điều, rừng thông, khu du lịch xây dựng dở dang và ao nuôi cá của dân.
Trên đường bờ biển dài khoảng 2km bị ảnh hưởng của lũ titan, nước đỏ đã cạn dần và lưu lại lớp bùn đỏ đặc. Có nơi bùn đóng gần 0,5m và bị phủ lên một lớp cát biển màu trắng.
Ông Huỳnh Giác, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Bình Thuận, cho biết hiện tại vẫn chưa thống kê được lượng bùn đỏ đổ ra ngoài là bao nhiêu, một số đã bị cuốn ra biển.
“Đây là bùn thải phát sinh sau quá trình tách quặng. Khi vỡ moong lượng bùn này cộng với đất đỏ tự nhiên tại khu vực trên tràn ra ngoài. Bùn thải này chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, không gây nhiều nguy hại. Hồ chứa này nằm cao hơn mặt đường 15-20m” - ông Giác khẳng định. Trả lời câu hỏi về trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra sự cố, ông Huỳnh Giác nói: “Trách nhiệm là của công ty khi họ không quản lý tốt hồ chứa, không có người thường trực để kiểm tra. Khi hồ bị vỡ thì công ty này cũng thiệt hại rất nhiều”.
Còn về trách nhiệm quản lý, giám sát của cán bộ chuyên môn và của Sở Tài nguyên - môi trường, ông Giác nhìn nhận: “Việc giám sát được thực hiện liên ngành. Ngoài sở ra còn có cán bộ công thương, cảnh sát, chính quyền địa phương. Đây là trách nhiệm chung của tập thể. Chúng tôi thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ hằng tháng, hằng quý”.
Ông Giác nói thêm moong hồ chứa nước và bùn thải được đắp bằng bùn, khi xảy ra rò rỉ, lượng mưa về nhiều thì dẫn đến vỡ hồ. Tại Bình Thuận, ngoài Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (hiện bị đình chỉ hoạt động và đang chờ gia hạn) còn có hai công ty khác là Phú Hiệp và Đức Cảnh đang khai thác titan. Ở hai nơi này công tác kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện theo định kỳ.
Theo một lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, mỏ Suối Nhum có sự tranh chấp giữa bà Hoàng Thị Lý (mẹ của ông Tô Tài Tích - tổng giám đốc công ty) với ông Nguyễn Thành Long (đại diện Công ty Hợp Long) nên UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu tạm dừng khai thác để giải quyết.
Khu mỏ này do Bộ Tài nguyên - môi trường cấp phép năm 2007 và đến tháng 5-2013 thì hết hạn. Hiện công ty đang làm hồ sơ báo cáo Bộ Tài nguyên - môi trường xin gia hạn. UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường chưa cho phép gia hạn khi chưa giải quyết xong tranh chấp.
Trước đó, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có kết luận ban đầu về các vấn đề tại Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận. Theo đó, Công ty Hợp Long có dấu hiệu trốn thuế khi chuyển nhượng cổ phần vốn góp giá trị mỏ (tương đương 3,3 triệu USD). Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Long có dấu hiệu làm giả giấy tờ để chiếm đoạt 32 tỉ đồng. UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu giám đốc công an tỉnh chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra khẩn trương điều tra làm rõ các vấn đề được nêu trong kết luận.
NGUYỄN NAM
* Đại biểu Quốc hội LÊ THỊ NGA:
Đề nghị Chính phủ đánh giá sự kiện “bùn thải titan tràn như lũ”
Ngày hôm qua và sáng nay có nhiều tờ báo đưa tin về việc vỡ hồ chứa bùn thải titan ở Bình Thuận. Có báo Tuổi Trẻ và nhiều báo đưa tin là khoảng 8g ngày 18-11, một hồ chứa để khai thác titan có lẫn bùn thải của Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận bất ngờ bị vỡ, chỉ trong vài giờ nước cuốn theo bùn đỏ từ trong công ty này chảy ra ào ạt ngoài đường nhựa, nhà dân.
Từ sự kiện này chúng tôi có đề nghị: đây là việc theo tôi cử tri rất lo ngại và đại biểu Quốc hội cũng rất lo ngại, đây là sự kiện nghiêm trọng, chúng tôi đề nghị Chính phủ cho kiểm tra ngay, đánh giá nguyên nhân để nhanh chóng giải quyết. Đặc biệt là đánh giá để có giải pháp phòng ngừa, nhất là trong tình hình chúng ta khai thác bôxit.
Lê Kiên ghi


 loạn tự, loạn tự...một đám thiền đăng !
theo bbc :

Cầu siêu để đối phó tai nạn giao thông?

Cập nhật: 10:12 GMT - thứ ba, 19 tháng 11, 2013
Lễ cầu siêu
Lễ cầu siêu diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình hôm 16/11
Có câu hỏi phải chăng chính quyền Việt Nam đang mượn tới liệu pháp 'tâm linh', 'tâm lý' và 'siêu nhiên' để thu hút sự chú ý của cộng đồng trong giải bài toán về tai nạn giao thông ở trong nước.
Đây là nhận xét của một chuyên gia nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng dân gian nhân dịp Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam vừa tổ chức cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam một đại lễ cầu siêu quy mô ở chùa Bái Đính cho nạn nhân tai nạn giao thông.
Hôm thứ Bảy, 500 đại đức, trụ trì nhiều chùa ở Việt Nam và các quan chức Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong đó có Bộ trưởng Giao thông - Vận tải BấmĐinh La Thăng đã phối hợp cầu siêu cho hàng trăm nạn nhân.
Bộ trưởng Thăng, người cũng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban nói:
"Đây là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ," Bộ trưởng Thăng nói.
"Bộ Giao thông - Vận tải, với tư cách cơ quan của một nhà nước thế tục, không nên đứng ra tiến hành một hành vi thực hành tín ngưỡng như thế, rất dễ gây ra những hiểu lầm."
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
"Đại lễ cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn, hãy sống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông."
Được biết đây không phải là lần đầu tiên một lễ cầu siêu được sự phối hợp giữa chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện để cầu siêu cho nạn nhân giao thông.

'Cầu siêu và vô thần'

Nhận xét với BBC hôm 18/11 từ Hà Nội, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian nói:
"Đây là một hành động của Phật giáo mà cá nhân các vị lãnh đạo hoặc nhà nước, có thể đến tham gia việc đó. Chứ theo tôi, Bộ Giao thông - Vận tải, với tư cách cơ quan của một nhà nước thế tục, không nên đứng ra tiến hành một hành vi thực hành tín ngưỡng như thế, rất dễ gây ra những hiểu lầm."
Nhà nghiên cứu cho rằng ở Việt Nam hiện nay cần có một sự 'rạch ròi' về vấn đề này.
"Chứ không sẽ có nhiều cái dẫn đến hiểu lầm, một sự đánh giá, nhất là vấn đề rất nhạy cảm về tôn giáo, tín ngưỡng. Bản thân nhà nước Việt Nam là nhà nước theo ý thức hệ cộng sản, một ý thức hệ dù sao trước kia cũng theo chủ nghĩa vô thần."
Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại buổi lễ cầu siêu ở chùa Bái Đính
Một chuyên gia khác cũng từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học cũng chia sẻ quan điểm này.
Ông nói với BBC: "Vì có yếu tố tâm linh ở trong đó, nên để người dân người ta tự nguyện thì hay hơn là bây giờ mình lại chính thức hóa đời sống tâm linh ấy.
"Tức là nhà nước thừa nhận đời sống tâm linh ấy thì nó sẽ khó nhiều mặt như giải thích hệ tư tưởng của nhà nước là gì."
Nhà xã hội học nhân sự kiện này đặt câu hỏi về sự bình đẳng của các tôn giáo:
"Và thứ hai là giữa các hệ tư tưởng ấy, nó có được bình đẳng với nhau hay không. Tôn giáo này thì được thừa nhận, cái khác thì sao?"
Số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam được công bố trên trang mạng của Bộ Giao thông - Vận tải hôm thứ Bảy cho biết mỗi ngày có gần 30 người bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời.