Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc?
Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc?
Hãy quên đi vấn đề “xoay trục” hay “tái đối trọng”. Có một câu hỏi đơn giản hơn nhiều.
Harry White
Người dịch: Ái Chân
Ngày 04/06/2014
“Việc tái đối trọng” hiện không hiệu quả. Washington muốn đảm bảo tồn tại một trật tự ở Á Châu mà ở đó họ ngồi ở đầu bàn và Trung Quốc theo đuổi các lợi ích của mình theo cách mà các nước láng giềng có thể chung sống với Trung Quốc. Nhưng hy vọng đó đang tắt dần. Để cho chúng ta cơ may tốt nhất là Hoa Kỳ duy trì được một vị thế mạnh mẽ và bền vững ở AC, Tổng thống (TT) Obama cần quyết định những điều mà ông ấy thật sự mong muốn và những điều mà ông ấy có thể sống mà không cần chúng. Trong bài diễn văn “West Point” tuần rồi, chúng ta nhìn thấy từ ngài Tổng thống một tia sáng le lói là điều đó sẽ được thực hiện.
Tính cho đến giờ, TT Obama đã nổ lực chế ngự Bắc Kinh bằng cách đi giữa việc làm yên lòng và ngăn cản. Cách tiếp cận quá mềm mỏng sẽ dẫn đến chủ nghĩa xét lại và quá cương quyết sẽ làm tăng khuynh hướng dẫn đến một mối quan hệ đối nghịch sâu sắc. Ông đã theo đường lối hòa giải ở hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, đã cưỡng lại được lời kêu gọi của Nhật Bản là phải cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư suốt gần cả năm ngoái, và chính quyền Hoa Kỳ, đại diện là ngài Phó tổng thống, đã đặc biệt thân thiện khi viếng thăm Bắc Kinh, kể cả sau tuyên bố khu vực nhận dạng phòng không ADIZ vào cuối năm 2013.
Nhưng mặt khác, hồi tháng 4, ông đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chiến đấu để bảo vệ Senkakus, sắp sửa gia tăng hiện diện quân sự ở Philippines và đã xúc tiến củng cố mối quan hệ đối tác của Hoa Kỳ ở khu vực này. Ông cũng nói thêm rằng Thái Bình Dương là cứ địa của đa số các tài sản quân sự Hoa Kỳ. Mục tiêu của Hoa Kỳ tới năm 2020 là có 60% lực lượng Không quân và Hải quân ở Thái Bình Dương – những quân chủng này là cần thiết cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á Châu và đã được bảo đảm phần nào khỏi áp lực ngân sách. Chỉ mới tuần rồi ở Đối thoại Shangri-La, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, đã nhất trí với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là phải cứng rắn đối với Trung Quốc.
Nhưng điều đó không hiệu quả. Trung Quốc đã gia tăng nổ lực xác lập quyền kiểm soát trong vùng tranh chấp thuộc biển Hoa Nam (biển Đông), bao gồm những vùng biển chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Philippines. BắC Kinh đã củng cố vị thế của mình ở biển Hoa Đông, thiết lập thành công khu vực ADIZ trên nhiều khu vực, bao gồm cả những quần đảo tranh chấp. các chương trình phát thanh tin tức thì thừa mứa với những chi tiết cụ thể. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã đưa một dàn khoan dầu tới vùng biển phía nam đảo Hải Nam, dường như đã bắt đầu xây dựng một đường băng trên đảo Johnson South Reef thuộc quần đảo Trường Sa, và đã bất ngờ cho cất cánh chiếc SU-27s để ngăn máy bay quân sự Nhật ở khu vực ADIZ trên biển Hoa Nam.
Cách tiếp cận của TT Obama đã thất bại trong việc thuyết phục Bắc Kinh về những lợi ích khi tuân thủ nguyên trạng, hoặc tìm cách thay đổi nó thì họ sẽ phải gánh chịu những tổn thất không thể chấp nhận. Nếu Á Châu tiếp tục hướng đi chiến lược hiện tại thì Trung Quốc sẽ trở nên mạo hiểm hơn trong việc tìm cách củng cố cho những yêu sách chủ quyền đối với lãnh thổ tranh chấp, và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục khoét sâu hơn. Điều đó sẽ là một tai họa cho lợi ích của cả Á Châu và Hoa Kỳ.
Chính quyền Obama đã hy vọng Bắc Kinh nghĩ rằng mọi thứ ở Á Châu là quan trọng đối với Hoa Kỳ – từ những yêu sách chủ quyền biển chồng lấn với Việt Nam cho tới chủ quyền của Nhật. Nhưng nhìn từ Bắc Kinh, trông có vẻ là không có gì ở Á Châu là quan trọng với Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là không đủ quan trọng để đi đến một cuộc chiến với Trung Quốc. Cho dù điều đó có chính xác hay không thì ý nghĩ đó đang len lỏi dần vào suy nghĩ của cả một vài đồng minh Hoa Kỳ – và điều đó làm họ lo lắng.
Một điều nguy hiểm là ý nghĩ hiểu lầm này có thể đẩy tới một cuộc khủng hoảng và cuộc khủng hoảng đó có thể dẫn đến một cuộc chiến. Trung Quốc có lẽ vượt qua lằn ranh giới hạn thật sự của Hoa Kỳ, mà thật trớ trêu là Nhà Trắng đã không nói ra cho đủ rõ ràng để tránh việc Bắc Kinh phản đối.
Nếu Washington muốn làm dịu đi nguy cơ này và tìm cách thay đổi đường hướng chiến lược hiện tại, thì họ cần xác định những vấn đề mà họ sẽ thật sự đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Liệt kê ra bản danh sách đó sẽ là một quá trình đau đớn, vì cho dù tất cả chúng quan tâm nhiều đến thế nào đối với một số điều thì chúng cũng sẽ phải bị bỏ ra khỏi danh sách đó. Và sẽ có những tổn thất cho cách tiếp cận này – đưa ra những cam kết đáng tin về những điều được ghi trong bản danh sách sẽ dễ dàng hơn nhưng sẽ khó khăn hơn nếu làm như thế với những điều không có trong danh sách.
Ở đoạn 19 và 20 của bài diễn văn West Point tuần rồi, ngài TT đã thừa nhận việc cần có danh sách đó, mặc dù không đề cập cụ thể tới Trung Quốc. Ông nói “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân lực, một cách đơn phương nếu cần, khi mà những lợi ích cốt lõi của chúng ta đòi hỏi điều đó.” Trong đoạn tiếp theo, ông nói, “….khi các vấn đề quan tâm toàn cầu không gây ra mối đe dọa trực tiếp cho Hoa Kỳ gặp nguy hiểm….thì ngưỡng hành động quân sự phải cao hơn.” Đó là vấn đề sống còn. Giờ đây ông phải viết ra danh sách các lợi ích cốt lõi đó, chứ không phải chỉ thừa nhận điều đó là quan trọng.
Đau đớn nhất sẽ là loại bỏ Đài Loan (ra khỏi danh sách). Hoa Kỳ không thể ngăn chặn Trung Quốc cuối cùng sẽ kiểm soát đảo quốc này, theo cách này hay cách khác. Điều đó có nghĩa là bỏ Đài Loan ra khỏi danh sách là quan trọng, bởi vì đưa ra tuyên bố đảm bảo an ninh mà không đáng tin sẽ chỉ khiến cho vị thế của Hoa Kỳ ở Á Châu bị yếu đi – đó là lý do vì sao Ukraina không bao giờ vào được NATO.
Những thứ khác cũng sẽ bị loại ra. Tranh chấp biên giới của Bắc Kinh với những nước không phải đồng minh sẽ không phải là vấn đề của Washington. Hanoi thì chỉ một mình, nhưng Manila và Tokyo thì không phải một mình. Vậy thì có một số trường hợp tế nhị; Hoa Kỳ có nên nhảy vào cuộc chiến với Trung Quốc nếu Bắc Kinh cố thay đổi đường biên giới đã được thỏa thuận trước đó?
Không phải tất cả câu trả lời đều rõ ràng, nhưng chúng ta cần có chúng trước khi một cuộc khủng hoảng thật sự xảy ra. Bằng không thì, Hoa Kỳ và đồng minh Hoa Kỳ ở Á Châu có thể thấy chính mình đang mang lấy rủi ro của một chính sách ngăn chặn nhưng không có tác dụng ngăn chặn. Đó là một sự sắp đặt tồi tệ và Obama biết điều đó. Khi cái giá phải trả thì cao như nó hiện nay ở Á Châu, thì việc sẵn sàng tham chiến vì những lợi ích thứ yếu thật là điều không khôn ngoan, cũng như tế nhị tránh thể hiện sự cương quyết đối với những điều thật sự quan trọng thì cũng thật là không khôn ngoan tí nào.
Điều này không có nghĩa là từ bỏ các giá trị của Hoa Kỳ hay trật tự dựa trên các nguyên tắc mà Hoa Kỳ lãnh đạo, mà vốn dĩ quá quan trọng đối với Á Châu. Nhưng bằng cách phân biệt giữa những điều mà Hoa Kỳ cam kết chiến đấu cho điều đó (ví dụ như là cho chủ quyền của Nhật) và những điều mà Hoa Kỳ không cam kết (ví dụ như một cách tiếp cận khéo léo hơn với những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh), thì khi đó Washington sẽ có thể tiếp cận các mối quan ngại này theo cách khác nhau.
Bằng cách tháo gỡ các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ra khỏi các ưu tiên của Hoa Kỳ, các cam kết của Washington với đồng minh sẽ ít bị tổn thương hơn đối với các vấn đề có thứ tự ưu tiên thấp hơn trong khu vực. Hoa Kỳ cũng sẽ tự do lớn tiếng hơn với những vấn đề không quan trọng mà không có nhiều nguy cơ leo thang.
Có một yếu tố quan trọng thứ hai. Bằng cách chấp nhận sự mềm dẻo vốn tồn tại trên thực tế, Hoa Kỳ sẽ có nền tảng để đối thoại thật sự với Trung Quốc, thay vì chỉ cố thuyết phục Bắc Kinh chấp nhận các kết quả được ưa thích hơn của Washington. Và bằng cách soạn thảo bản danh sách cẩn thận, Hoa Kỳ sẽ giữ các lợi ích cốt lõi của mình nằm ngoài các xem xét hay thảo luận trên bàn nghị sự.
Để cho thấy rằng Obama hiểu “mô hình mới của mối quan hệ giữa các cường quốc” thì còn cách nào có sức thuyết phục mạnh hơn là một cuộc thảo luận nghiêm túc về tương lai của Đài Loan, với sự tôn trọng cần thiết các lợi ích của Trung Quốc? Nếu Hoa Kỳ không thể hy vọng quyết định tương lai của Đài Loan dù thế nào đi nữa, thì chúng ta thật sự sẽ từ bỏ điều gì? Đối thoại ở cấp độ đó có thể giúp tạo ra một Á Châu mà ở đó Trung Quốc có mối quan tâm lớn hơn đến việc tham gia vào hệ thống đó hơn là quan tâm đến việc tái lập nó.
TT Obama đã nhân nhượng một số điều đáng đi đến một cuộc chiến và một số điều không đáng – kể cả những điều quan trọng. Soạn thảo bản danh sách đó bây giờ sẽ tạo nền tảng cho việc ngăn chặn mạnh mẽ hơn, và cho một cuộc đối thoại vững chắc hơn với Trung Quốc. Đó là nền tảng mạnh mẽ nhất cho Hoa Kỳ tiếp tục vai trò ở Á Châu. Duy trì vai trò đó là mục tiêu chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Hoa Kỳ – và không có điều gì khác có thể tốt hơn cho khu vực này.
Harry White là một phân tích gia thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc Châu (ASPI); những quan điểm này là của riêng ông. Dõi theo ông trên Twitter: @HarryEWWhite.
(Dịch bởi Ái Chân)