Tác giả: Hoàng Uy
KD: Bạn bè iu quý gửi cho bài này với lời bình sắc sảo:
Ý đồ của Trung Hoa là đối với toàn khu vực và trên quy mô thế giới. Đối tượng tranh chấp của họ chủ yếu là Mỹ và Nhật.
Việt Nam và các nước khác ở ĐNA chỉ là quân cờ trên bàn cờ. Mà ta thì đã thấm thía về bài học bị người khác hưởng lợi trên lưng mình rồi. Nên không muốn chỉ là quân cờ trên bàn cờ, mà muốn cũng là người chơi cờ. Đấy mới là cái không dễ cho ta.
Việt Nam và các nước khác ở ĐNA chỉ là quân cờ trên bàn cờ. Mà ta thì đã thấm thía về bài học bị người khác hưởng lợi trên lưng mình rồi. Nên không muốn chỉ là quân cờ trên bàn cờ, mà muốn cũng là người chơi cờ. Đấy mới là cái không dễ cho ta.
Vì thế, VN đang hát ca khúc xót xa: “Anh đi tìm em (nội lực) chứ em ở nơi đâu”? ( Em ở nơi đâu- Phan Nhân)
——-
Căn cứ quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa có thể làm thay đổi cục diện không chỉ đối với Philippines, mà còn cả toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tàu Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Reuters |
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez đưa ra cảnh báo trên trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABS-CBN (Philippines).
Ông Golez cho rằng Trung Quốc, với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đủ sức xây dựng một hòn đảo nhân tạo gần bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, với một căn cứ quân sự rộng khoảng 5 km2 tọa lạc bên trên.
Trang tin tức trực tuyến Qianzhan (Trung Quốc) trước đó cũng đã ước tính chi phí xây căn cứ nói trên sẽ vào khoảng 5 tỉ USD.
Ông Golez nhận định rằng Bắc Kinh thường chọn cách xây dựng các điểm trú ngụ tạm thời cho ngư dân tại các vùng đang có tranh chấp chủ quyền với nước khác trước khi biến chúng thành những căn cứ kiên cố, như đã từng làm ở bãi Đá Vành Khăn cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Nhiều khả năng sẽ có một đường băng dài khoảng 1,6 km. Căn cứ quân sự (gần bãi đá Chữ Thập) gần như sẽ là một sân bay có những cơ sở hỗ trợ. Có bến tàu ở đó. Cơ sở này có khả năng tiếp tế và tái tiếp tế cho các tàu khu trục”, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cho hay.
“Nhưng điều gây đe dọa lớn chính là đường băng vì giờ thì họ (Trung Quốc) đã có thể án ngữ chiến đấu cơ tại đó. Tôi đang nghĩ đến chiến đấu cơ J-11 do Trung Quốc sản xuất, với tầm bay lên đến hơn 3.200 km”, theo ông Golez.
“Căn cứ Trung Quốc này sẽ là thứ có khả năng làm thay đổi cục diện”, cựu cố vấn an ninh Philippines nói thêm.
Đe dọa Philippines, Việt Nam và một phần Malaysia
Ảnh do máy bay trinh sát Philippines chụp một cơ sở do Trung Quốc xây dựng trên một bãi đá ngầm ở Trường Sa – Ảnh: Reuters |
Ông Golez còn cảnh báo rằng một khi căn cứ nói trên được xây xong, toàn bộ Philippines và Việt Nam, đều nằm trong tầm hoạt động của chiến đấu cơ Trung Quốc. Nhiều phần lãnh thổ Malaysia cũng sẽ nằm trong phạm vi có bán kính khoảng 1.600 km của căn cứ này.
“Căn cứ quân sự Trung Quốc có thể đe dọa toàn bộ các cơ sở kinh tế then chốt của chúng ta… Trong 2, 3 năm nữa, nó sẽ trở thành một tàu sân bay tự nhiên không bao giờ chìm”, ông Golez phân tích.
Cựu quan chức Philippines cũng đánh giá động thái xây căn cứ của Trung Quốc như một phương thức củng cố quyền lực của nước này ở biển Đông và sau đó “biến nó thành ao nhà của họ”.
“Họ muốn thay đổi cán cân sức mạnh tại châu Á – Thái Bình Dương vì cho đến nay Mỹ vẫn đóng vai trò chủ đạo tại đây”, theo ông Golez.
Trung Quốc sắp xây đảo nhân tạo ở Trường Sa
Hồi tháng 5.2014, Thời báo Hoàn Cầu từng đưa tin Bắc Kinh đã lên kế hoạch xây dựng một đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 7.6 dẫn lời các chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập đã được đệ trình lên lãnh đạo trung ương Trung Quốc và đang đợi phê duyệt.
Ông Jin Canrong, giáo sư khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Renmin ở thủ đô Bắc Kinh, nhận định đảo nhân tạo mà Trung Quốc định xây có kích thước ít nhất gấp đôi kích thước căn cứ căn cứ quân sự Mỹ (diện tích 44 km2) ở đảo sang hô vòng Diego Garcia trên Ấn Độ Dương.
Cơ quan nghiên cứu, thiết kết và đóng tàu Trung Quốc số 9 (trụ sở ở thành phố Thượng Hải) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đảo nhân tạo này, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc sẽ xây dựng các cơ sở quân sự, bao gồm một căn cứ không quân và một cảng hải quân, một khu nhà nghỉ, tòa nhà văn phòng, nhà thi đấu thể thao và một nông trại trên hòn đảo nhân tạo này.
Tờ báo này cho biết thêm hòn đảo nhân tạo giúp các tàu chiến Trung Quốc phản ứng nhanh nếu có xung đột trong khu vực.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập, nếu được phê chuẩn, sẽ là một bước đệm để Trung Quốc chuẩn bị tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên bao trùm hết biển Đông, sau khi tuyên bố vùng tương tự tại biển Hoa Đông.
Phúc Duy
|