Mỹ thông qua quyết định tuần tra "vùng cấm địa" 12 hải lý
(NLĐO) – Sau nhiều tháng tranh cãi, chính phủ Mỹ đã quyết định đồng ý cho hải quân nước này triển khai tàu và máy bay tuần tra xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông.
Hôm 11-10, một quan chức Mỹ khẳng định với báo The Wall Street Journal rằng Washington đã thông qua quyết định nêu trên.
"Chỉ còn là vấn đề thời gian" - quan chức này nói. Theo đó, hạm đội
Thái Bình Dương của Mỹ đã sẵn sàng thực thi quyền tự do hàng hải ở biển
Đông sau đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hồi đầu năm nay.
Nguồn tin nội bộ cho biết lý do Mỹ trì hoãn việc cho tàu và máy bay tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc là nhằm tránh phủ bóng chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington hồi cuối tháng trước.
Tại buổi họp báo với Tổng thống Barack Obama ở Nhà Trắng, ông Tập khi đó cam kết Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo, tuy không nói rõ ý nghĩa của cụm từ “quân sự hóa”.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối bình luận về phát biểu của ông Tập nhưng lưu ý Tổng thống Obama nói tại họp báo rằng “Mỹ sẽ tiếp tục đi thuyền, bay hoặc thực hiện bất cứ hành động nào phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 9-10 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bày tỏ quan ngại về thông tin Washington sẽ đưa tàu và máy bay vào "vùng cấm địa" 12 hải lý mà báo chí Mỹ đăng tải.
Theo giới chức Washington, Mỹ tổ chức tuần tra biển Đông 6 lần kể từ năm 2011, trong đó có 3 lần quanh quần đảo Trường Sa. Nhưng từ năm 2012, Mỹ dừng hoạt động này và không tiếp cận các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi cách 12 hải lý.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định các quốc gia có chủ quyền với các đảo, bãi đá ngầm được hình thành tự nhiên cũng được quyền sở hữu vùng lãnh hải xung quanh các đảo và bãi đá ngầm này trong phạm vi nhất định.
Vì vậy, nếu Mỹ tuần tra xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc có nghĩa là họ trực tiếp không công nhận các đảo này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Tương tự, báo The Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ khác khẳng định việc tuần tra sẽ đi phát tín hiệu Washington không công nhận tuyên bố trái phép về chủ quyền của Bắc Kinh.
Nguồn tin nội bộ cho biết lý do Mỹ trì hoãn việc cho tàu và máy bay tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc là nhằm tránh phủ bóng chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington hồi cuối tháng trước.
Tại buổi họp báo với Tổng thống Barack Obama ở Nhà Trắng, ông Tập khi đó cam kết Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo, tuy không nói rõ ý nghĩa của cụm từ “quân sự hóa”.
Trung Quốc có ý đồ quân sự hóa biển Đông bằng việc xây đường băng
và cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự trên các đảo nhân tạo. Ảnh: Epic Times
Một phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối bình luận về phát biểu của ông Tập nhưng lưu ý Tổng thống Obama nói tại họp báo rằng “Mỹ sẽ tiếp tục đi thuyền, bay hoặc thực hiện bất cứ hành động nào phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 9-10 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bày tỏ quan ngại về thông tin Washington sẽ đưa tàu và máy bay vào "vùng cấm địa" 12 hải lý mà báo chí Mỹ đăng tải.
Theo giới chức Washington, Mỹ tổ chức tuần tra biển Đông 6 lần kể từ năm 2011, trong đó có 3 lần quanh quần đảo Trường Sa. Nhưng từ năm 2012, Mỹ dừng hoạt động này và không tiếp cận các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi cách 12 hải lý.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định các quốc gia có chủ quyền với các đảo, bãi đá ngầm được hình thành tự nhiên cũng được quyền sở hữu vùng lãnh hải xung quanh các đảo và bãi đá ngầm này trong phạm vi nhất định.
Vì vậy, nếu Mỹ tuần tra xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc có nghĩa là họ trực tiếp không công nhận các đảo này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Tương tự, báo The Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ khác khẳng định việc tuần tra sẽ đi phát tín hiệu Washington không công nhận tuyên bố trái phép về chủ quyền của Bắc Kinh.
P.Nghĩa (Theo The Wall Street Journal)
Đơn trình báo vụ em Đỗ Đăng Dư do các luật sư gửi tới Bộ Công An
Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
Theo FB Luật sư Ngô Ngọc Trai
Đây là đơn trình báo vụ em Đỗ Đăng Dư
Hiện đã có một số luật sư đồng ý tham gia ký đơn cùng để bày tỏ sự đồng
lòng nhất trí về việc cần phải khách quan làm rõ có hay không sai phạm
trong tố tụng hình sự.
Rất mong các luật sư khác có khả năng tham gia ký đơn cùng thì cho biết để
mình bổ sung vào danh sách. Cần sự ủng hộ của mọi người để tìm công lý cho
em Dư và cảnh báo ngăn chặn các vụ việc về sau.
Rất mong mọi người bớt chút thời gian đọc hết đơn, nếu thấy có khả năng thì
mong đông đảo các luật sư tham gia ký đơn cùng trong không khí ngày truyền
thống l... thêm »
''''''''''''''''''''''''''''''
Đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ công
Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 4 giờ trước
Lô trái phiếu sẽ có kỳ hạn 10-30 năm, dùng để cơ cấu lại các khoản nợ trong
nước trong giai đoạn 2015-2016.
* Nợ công vượt ngưỡng 1.000 USD mỗi người
Đây là nội dung đáng chú ý được Bộ trưởng Tài chính - Đinh Tiến Dũng báo
cáo trước Thường vụ Quốc hội sáng nay (12/10) khi trình bày tờ trình của
Chính phủ về tình hình triển khai nghị quyết công tác phát hành trái phiếu
và tái cơ cấu nợ Chính phủ.
Bộ trưởng cho hay, riêng với giai đoạn 2015-2016, nguồn vay để bù đắp bội
chi còn hạn chế, chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Trong khi đó,
khối lượng trái phiếu đến hạn trong giai đoạn ... thêm »