Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Thông luận: Mỹ chọn một trong hai cuộc chiến và lực lượng công dân Thế giới .. ?

Mỹ chọn một trong hai cuộc chiến và lực lượng công dân thế giới cần phải làm gì? (Nguyễn Hòa Bình)

"...Chế độ cộng sản Trung Quốc không thể sụp đổ hoàn toàn nếu không có cuộc chiến Trung-Mỹ xảy ra, mà nó chỉ tan rã thành nhiều quốc gia tự trị là điều không thể tránh khỏi bởi các vấn đề môi trường, bất đồng tư tưởng, chính trị với nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc..."

Mỹ chọn một trong hai cuộc chiến và lực lượng công dân thế giới cần phải làm gì? (Nguyễn Hòa Bình)


Dân tộc Việt Nam đứng trước nhiều rủi ro từ sự độc tài, ngu xuẩn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và nỗi đau đớn của những nhà yêu nước, bởi dân tộc Việt Nam biết đến bao giờ hiểu được lợi ích quốc gia là gì để biết cần phải làm gì và làm như thế nào...?

Từ đầu thế kỷ XX cho đến đầu thế kỷ XXI, nhân loại đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng chục cuộc chiến ở Trung Á. Chiến tranh là điều không ai muốn, nhưng không thể tránh khỏi khi sự mâu thuẫn chính trị đã leo thang đỉnh điểm và lợi ích quốc gia đã bị đe dọa bằng võ trang.

Hoa kỳ đã buôn bán vũ khí ở thế chiến 'thứ I và thứ II' và buộc phải tham chiến thế chiến thứ II khi bị Nhật Bản tấn công phủ đầu căn cứ quân sự ở Hawaï. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II (1945) đồng minh nợ Hoa Kỳ hàng trăm tỉ USD (114 tỉ USD tương đương nghìn tỉ USD hiện giờ).

Từ năm 1945-1949 nền công nghiệp nước Mỹ phát triển thần tốc đạt sản lượng gấp 2 lần của Anh, Pháp, Đức,Ý, Nhật Bản cộng lại và vị trí chiến lược quân sự có mặt khắp thế giới khi làm ông chủ được Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.

Chiến tranh đem đến những bất hạnh và đau thương cho nhân loại nhưng đã đem lại những bàn đạp có giá trị khổng lồ cho lợi ích quốc gia Hoa Kỳ, xóa bỏ những chế độ kinh khủng và chấm dứt cuộc chiến ý thức hệ. Người Mỹ đã thống lĩnh thế giới cho đến tận nay nhưng trong tương lai (những thập niên tiếp theo) thì vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn.

Đầu thế kỷ XXI nước Mỹ gặp vô vàn khó khăn từ các cuộc khủng hoảng kinh tế quốc gia, toàn cầu cho đến "bắt buộc" lao đầu vào các cuộc chiến ở Trung Đông, mục đích là khiến Nga không thể làm chủ cuộc chơi ở một vị trí chiến lược tất yếu cho chính sách "răn đe hạt nhân". Những bế tắc đã được tháo gỡ nhờ sự sáng suốt của các ông chủ Nhà Trắng, nhưng nó không mang tính triệt để bởi chủ nghĩa thực tiễn của các vị tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt là tổng thống Obama (nhiệm kỳ 2008-2016), chủ nghĩa đó đã đẩy nước Mỹ vào hai cuộc chiến " khó tránh khỏi " ở Syria và Thái Bình Dương (Biển Đông) và người Mỹ cần phải hành động để chủ nghĩa thực tiễn phải phá sản trên toàn thế giới.

Cho dù tổng thống Obama có "mềm yếu" cho đến cuối nhiệm kỳ, vẫn lo sợ mình trở thành một vị tổng thống đưa nước Mỹ vào những cuộc chiến lịch sử, cũng khó tránh khỏi việc ông chủ Nhà Trắng tiếp theo thực hiện một cách cứng rắn hơn. Tổng thống Obama không hèn, ông chỉ không có niềm tin vào Lầu Năm Góc, trong khi lịch sử Hoa Kỳ đã chứng minh các tướng lĩnh diều hâu luôn sáng suốt và tự tin, thành công trước Nhà Trắng và kẻ thù...

Lầu Năm Góc luôn biết họ đã nhìn thấy gì và sẽ làm gì và hậu quả sẽ ra sao, có lẽ các tướng lĩnh đã thất vọng khi làm việc dưới quyền một tổng thống "thiếu tự tin" vào quân sự nước nhà đến thế. Obama đã quá mải mê chạy đua thực hiện dự án TPP (không phải người Mỹ đề xướng) để rồi nhận lấy sự phản đối của quốc hội từ các nghị sĩ cả hai Đảng bởi sự rạn nứt giữa đồng minh Hoa Kỳ-EU đã tồi tệ chưa từng thấy qua cáo buộc chiêu trò nghe lén các lãnh đạo EU và tình hình kinh tế qua dự án TPP.

Trung Quốc sẽ nắm lấy cơ hội leo kéo khối EU ngã về Bắc Kinh và sự ràng buộc đồng minh giữa Hoa Kỳ-Nato chỉ còn là chiến lược an ninh quốc gia "lá chắn vành đai hạt nhân". Bằng chứng mới nhất cho sự thiếu tự tin của tổng thống Obama đối với Lầu Năm Góc là chiến dịch thanh trừng chế độ tài Assad ở Syria(2013) bằng sự kết hợp giữa hải quân, không quân và lục quân(như chiến dịch tấn công Iraq). Sự can thiệp của hải quân Nga(vài chiến hạm) đã đẩy lùi cả một chiến dịch được chuẩn bị sẵn từ rất lâu, tổng thống Obama đã sai lầm khi thay đổi chiến dịch bằng một chính sách "hỗ trợ phiến quân nổi dậy" chống lại chế độ Assad, để rồi thực trạng Syria hiện nay trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là châm ngòi cho một thế chiến thứ 3. Hoa Kỳ bắt buộc phải tham chiến ở Syria vì không thể duy trì hỗ trợ phiến quân nổi dậy nếu không Nga sẽ áp đảo và làm ông chủ Trung Á và Iran sẽ dễ dàng thực hiện chính sách hạt nhân hóa...

Trước sau gì cũng tham chiến, nhưng chọn thời điểm không thuận lợi để tham chiến thì quả thật rất tai hại cho Lầu Năm Góc, mốc thời gian mà người Mỹ lại có thêm một cuộc chiến ở Biển Đông để kiềm chế chính sách "bắt buộc bành trướng" của chính quyền cộng sản Trung Quốc và cuộc chiến này cũng nan giải không kém gì cuộc chiến Syria.

Chính quyền Tập Cập Bình không muốn chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra vì thiệt hại nặng nề nền kinh tế và vị thế quân sự của hai nước, nhưng buộc họ dùng lực lượng võ trang để chính quyền Obama nhượng bộ ký kết những thỏa thuận "chia sẻ lợi ích ở Thái Bình Dương" đặc biệt là ở Biển Đông. Người Mỹ cứng rắn thì người Trung Quốc cũng sẽ cứng rắn, bằng chứng là bộ tham mưu tác chiến Trung Quốc đã điều các hệ thống phòng không "hiện đại, đa cấp" ở các căn cứ Hải Nam và sát biên giới phía Đông Trung Quốc. Mục đích là tránh không cho không quân Hoa Kỳ phủ đầu từ các căn cứ phía Đông (Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc) và phía Đông Nam từ hạm đội 7.

Người Trung Quốc răn đe người Mỹ rằng "chúng tôi sẵn sàng một cuộc chiến" cho việc Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay quân sự vào khu vực Trường Sa trong thời gian tới. Nếu người Mỹ cứng rắn điều tàu vào khu vực trên thì người Trung Quốc sẽ răn đe các tên lửa đạn đạo DF thế hệ mới, tên lửa chống hạm siêu thanh sát biên giới phía Đông hướng về Đài Loan, Hàn Quốc,Nhật Bản, Triều Tiên cũng sẵn sàng cho chiến tranh và đặt tình trạng báo động chiến tranh cho toàn quân khu. Trung-Nga-Triều Tiên có đồng minh để chống lại Mỹ hay không là cả một vấn đề nhức nhối ở hai mặt trận, người Mỹ sẽ làm gì bước tiếp theo thì tôi cũng không thể nào đoán được nhưng chỉ biết tổng thống Obama là một người nhẹ bóng vía và thiếu tự tin đến mức mềm yếu và khiến các nhà tâm lý học phải gọi là "hèn"...

Nhưng tôi tin nếu ông Obama đồng ý cho Lầu Năm Góc tác chiến thì người Trung Quốc sẽ khép nép (80%), con số không phải là 100% bởi vì Mỹ khó có thể phủ đầu Trung Quốc bằng B2 khi chưa có F-35 hỗ trợ và các tư bản Hoa Kỳ không tài trợ hậu quả chiến tranh với Trung Quốc từ căn cứ Guam cho dù truyền thông Mỹ đã tuyên bố máy bay ném bom B2 đã nhiều lần bay qua biển Hoàng Hải mà không bị phát hiện và hạm đội Thái Bình Dương khó phủ đầu các căn cứ Hải Nam bằng tên lửa hành trình khi chưa tiến vào Biển Đông.

Còn chiến tranh xảy ra ở Đông Trường Sa thì Hoa Kỳ nắm chắc phần thắng "ngọt", nhưng trớ trêu rằng người Trung Quốc đâu có dại dột khi đưa hạm đội Nam Hải (thay bằng tàu cảnh sát biển) ra chỗ chết, cho nên Hoa Kỳ chỉ có thể kiềm chế Trung Quốc bằng các bước tiến thăm dò (đang thực hiện). Một điều cần đáng lưu ý là không thể răn đe hạt nhân khi chiến tranh hiện đại chưa kết thúc, lãnh đạo các nước hiểu rõ cuộc chiến hạt nhân nó "tai hại khủng khiếp" đến thế nào.

Một trong hai cuộc chiến người Mỹ phải chọn một trong hai, không thể nào chọn cả hai khi kinh tế Mỹ vừa phục hồi, và còn quá mạo hiểm khi chưa nắm chắc thế phủ đầu Trung Quốc (tận 2020 khi biên chế máy bay chiến đấu F-35 và mẫu hạm hàng không, UAV thế hệ mới). Chắc chắn chính quyền Obama sẽ chọn Syria làm nơi "giao lưu" công nghệ quân sự, kinh nghiệm tác chiến và tinh thần của người lính giữa hai nước lớn Nga-Mỹ.

Đây chỉ là một bài phân tích chính trị quân sự của tác giả trẻ tuổi, kiến thức còn non nớt, tác giả không muốn chiến tranh xảy ra ở Syria mà muốn có chiến tranh ở Biển Đông để lộ bộ mặt bán rẻ lợi ích quốc gia của Đảng CSVN. Họ sẽ luồn lách bằng mọi giá để bảo vệ Đảng chứ không đứng về một phía Trung hay Mỹ và cũng chẳng muốn du kích để chiếm lại Hoàng Sa và Trường Sa, bởi 2 quần đảo đó là "vị trí chiến lược" tất yếu, là "vận mệnh Trung Hoa" để tiến thẳng ra Thái Bình Dương và gượng gạo duy trì sự thống trị lên người dân Trung Hoa trước những đổ vỡ về môi trường, xã hội-chính trị.

Chủ nghĩa cộng sản sẽ được người dân Trung Quốc và thế giới nể trọng và chính quyền cộng sản Việt Nam cũng sẽ được tiếng thơm, tiếp tục lấy người anh hai Trung Quốc là "bằng chứng hình ảnh" mị dân để xây dựng cái chủ nghĩa xã hội không có thực. Chỉ có nhân dân Trung Quốc, Nga mới cứu thế giới khỏi chiến tranh thế giới thứ 3, lực lượng công dân cần hiểu rằng chế độ cộng sản và các chế độ độc tài đã làm cản trở quá trình dân chủ hóa và sự tồn vong của loài người. Đất nước không thể mạnh, dân tộc không thể ấm no và hạnh phúc nếu còn sự cai trị của những chủ nghĩa bị thế giới vứt bỏ, lịch sự đã chứng minh tồi dở và thế giới đã lên án.

Chế độ cộng sản Trung Quốc không thể sụp đổ hoàn toàn nếu không có cuộc chiến Trung-Mỹ xảy ra, mà nó chỉ tan rã thành nhiều quốc gia tự trị là điều không thể tránh khỏi bởi các vấn đề môi trường, bất đồng tư tưởng, chính trị với nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Đó cũng là lý do Đảng CSVN không còn lí do hay chỗ dựa nào khác là ngoài Trung Quốc để tồn tại. Đối lập và lực lượng công dân thế giới, đặc biệt là của Việt Nam cần phải ý thức được rằng chế độ cộng sản tồn tại càng lâu thì đất nước càng tụt hậu và dân tộc càng nghèo đói, bất công và bất ổn xã hội-chính trị sẽ càng gia tăng, chết do bệnh tật và chiến tranh sẽxảy ra liên miên.

Dân tộc Việt Nam đứng trước nhiều rủi ro từ sự độc tài, ngu xuẩn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và nỗi đau đớn của những nhà yêu nước, bởi dân tộc Việt Nam biết đến bao giờ hiểu được lợi ích quốc gia là gì để biết cần phải làm gì và làm như thế nào...? Việt Nam đã quá trễ khi chưa hội nhập vào một quy luật phát triển, đó là áp đặt thể chế dân chủ đa nguyên, đã là yêu nước thì phải đấu tranh bằng cả trái tim, trí tuệ và đặc biệt cuộc dấn thân chính trị này phải đấu tranh có tổ chức. Đấu tranh có tổ chức cũng giống như lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là không thể trốn tránh, không thể luồn lách, không thể áp dụng chủ nghĩa thực tiễn để rồi nhận lấy những hậu quả khó lường.

Nguyễn Hòa Bình