Đóng góp mới về ngôn ngữ của Tiến sĩ Tô Văn Trường: lưu manh đỏ
Lê Phú Khải
Khái niệm
“tư sản đỏ” ra đời để đáp ứng yêu cầu của đời sống, hiện thực luôn phát
triển. Ai là người xướng lên cái cụm từ đó thì không ai biết. Nhưng đã
xuất hiện tư bản đỏ thì tất nhiên sẽ xuất hiện những tầng lớp khác. Và,
trên thực tế, nó đã xuất hiện ở xã hội nước ta. Đó là bọn dư luận viên,
bọn côn đồ lưu manh được chính quyền sử dụng để đánh phá các nhà đấu
tranh yêu nước, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, đòi dân
chủ, chống tham nhũng… Người viết bài này đã từng đi biểu tình chống
Trung Quốc xâm lược một cách ôn hòa, bị bao vây, xô đẩy, chửi bới một
cách rất vô lý mà chưa biết gọi bọn người này bằng cái tên gì cho thích
hợp, cho chính xác, cho đúng bản chất thì nay vô cùng bất ngờ, đến vui
sướng khi tiến sĩ Tô Văn Trường gọi họ là: lưu manh đỏ.
Tiến
sĩ Tô Văn Trường gọi những kẻ đã đánh đập anh Nguyễn Lân Thắng và cả vợ
anh khi đi đón con nhỏ là “lưu manh đỏ” thật tài tình và chính xác.
Karl Marx đáng kính đã từng dạy chúng ta: Phải gọi sự vật bằng đúng cái
tên của nó. Từ nay trong vốn ngôn ngữ của người Việt có thêm một từ mới:
lưu manh đỏ, để gọi đúng bản chất của bọn côn đồ, cặn bã, vô nghề
nghiệp, vô liêm sỉ… Đáng lẽ bọn người này phải được chính quyền ở Hà Nội
dọn dẹp từ lâu thì ngược lại, lại được ông Phạm Quang Nghị, vốn từ lâu
đã thành tư sản đỏ, dùng làm công cụ để đàn áp người yêu nước, người đấu
tranh dân chủ ôn hòa. Tiến sĩ Tô Văn Trường đã phân tích rất sâu sắc
trong bài viết mang tên “Hãy triệt phá “lưu manh đỏ” Việt Nam”
đăng trên trang mạng Bauxite ngày 25/10/2015 vừa qua rằng “Hiện tượng
“lưu manh đỏ” này phản ánh phẩm chất vô cùng thấp kém của hệ thống chính
trị trên cả hai mặt nhân cách và đạo đức. Hiện tượng này nếu không phải
là chủ trương mà chỉ là do tự phát thì còn nói lên một hiểm họa mới: Sự
tha hóa của chế độ chính trị đã tạo ra một tầng lớp lưu manh côn đồ mới
vô chính phủ, mảnh đất màu mỡ cho mafia hủy hoại sự phát triển của xã
hội”.
Ông
kết luận: “Hãy triệt phá “lưu manh đỏ” Việt Nam! Và đừng để những xác
ướp “Lê Chiêu Thống” đội mồ sống dậy! Sẽ là đại họa của dân tộc Việt
Nam!”.
Sáng tạo ra một từ ngữ mới để kịp miêu
tả, gọi tên cho sự vật, cho hiện thực luôn phát triển, lý ra phải là
công việc của các nhà ngôn ngữ học. Vậy mà lịch sử lại giao cho một
chuyên gia về thủy lợi, quả là: Lịch sử thường đi những lối bất ngờ (Tố
Hữu).
L. P. K.
Tác giả gửi BVN.